Suleco hủy giao dịch trên UPCoM, cổ đông thất vọng
Hiệu quả kinh doanh đi lùi kể từ khi cổ phần hóa vào năm 2015 và từ ngày 27/5/2019, CTCP Dịch vụ Xuất khẩu lao động và chuyên gia hoạt động (SLC) sẽ hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM.
Theo SLC, việc hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu là do Công ty không còn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng. Cụ thể, số lượng cổ đông đã giảm xuống dưới con số 100 cổ đông.
Một số cổ đông của Công ty phản ánh, với việc hủy đăng ký giao dịch trên UPCoM, thanh khoản của cổ phiếu sẽ kém hơn, tính công khai minh bạch giảm, các cổ đông nhỏ lẻ sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, cổ đông này cũng bày tỏ sự thất vọng trước kết quả hoạt động kinh doanh của Suleco.
Suleco tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, thành lập vào năm 1991, đến năm 2015 được cổ phần hóa. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và cho thuê lại lao động. Suleco được đánh giá là một công ty có uy tín và chất lượng dịch vụ tốt, đã đào tạo và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trong đó số lao động kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao, có thu nhập ổn định, ít gặp phải rủi ro, tranh chấp.
Trong 3 năm trước cổ phần hóa, Công ty đều có lãi, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ ở mức 17 – 27%. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, Công ty có lợi nhuận sau thuế 39 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ lên tới 75%. Công ty dự kiến lợi nhuận 3 năm sau cổ phần hóa ở mức 7 – 8 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ khoảng 7 – 8%, trả cổ tức 5 – 6%.
Sau khi được cổ phần hóa, Suleco có vốn điều lệ 92 tỷ đồng, trong đó, cổ đông nhà nước nắm giữ 25%. Phần vốn này do Công ty ầu tư tài chính Nhà nước TP.HCM làm đại diện. Hiện cổ đông nhà nước chưa thoái vốn.
iều đáng nói là, sau cổ phần hóa, dù vốn điều lệ tăng lên và kế hoạch của Suleco “thận trọng” hơn giai đoạn trước đó, nhưng thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty cũng không đạt kế hoạch. Sở hữu thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu lao động có tay nghề sang các thị trường phát triển, lại có lợi thế về đất đai, nhưng kết quả hoạt động của Công ty đi xuống so với trước khi cổ phần hóa. (Sau cổ phần hóa, Suleco được sử dụng nhà số 635A, đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP.HCM có diện tích 842 m2 làm trụ sở và sử dụng 12.305 m2 tại số 165 đại lộ 3, quận 9, TP.HCM để làm Trường Trung cấp nghề Suleco. ây đều là đất thuê trả tiền hàng năm).
Video đang HOT
Cụ thể, giai đoạn từ tháng 8/2015 đến 31/12/2015, lợi nhuận sau thuế của Suleco là 117 triệu đồng. Năm 2016, Công ty chỉ đạt doanh thu thuần 20 tỷ đồng, trong khi kế hoạch là 31,4 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế âm 8,5 tỷ đồng, không chia cổ tức. Cả kế hoạch và mức thực hiện năm 2016 đều thấp hơn nhiều so với thời kỳ trước cổ phần hóa.
Báo cáo thường niên năm 2016 của Suleco chỉ lý giải: “Năm 2016, Công ty thực hiện thay đổi cơ chế và bộ máy hoạt động từ mô hình hoạt động doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần nên việc kinh doanh ít nhiều bị ảnh hưởng”!
Năm 2017, Công ty có doanh thu thuần 37,6 tỷ đồng (kế hoạch là 42,7 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế 2,9 tỷ đồng, chỉ đạt 51% kế hoạch đề ra. Do còn lỗ lũy kế 5,5 tỷ đồng nên Công ty không chia cổ tức.
Năm 2018, Suleco đạt lợi nhuận sau thuế 6,5 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với kế hoạch 11,2 tỷ đồng. Nợ phải trả là 56,3 tỷ đồng, tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn là 37,7%. Với kết quả này, dự kiến, Công ty tiếp tục không chia cổ tức.
Tháng 4 vừa qua, Suleco đã chốt danh sách cổ đông để tổ chức ại hội đồng cổ đông thường niên, nhưng sau đó, Công ty có văn bản xin gia hạn thời gian tổ chức để có thêm thời gian hoàn thiện tài liệu.
ược biết, cổ đông lớn chi phối Suleco hiện nay là Công ty Hoàn Lộc Việt. Khi cổ phần hóa, Công ty Hoàn Lộc Việt nắm giữ 36% cổ phần của Suleco. ến cuối năm 2017, Hội đồng quản trị Suleco đã xin ý kiến cổ đông bằng văn bản và ại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết chấp thuận cho Hoàn Lộc Việt nhận chuyển nhượng cổ phần từ các cổ đông hiện hữu để nâng tỷ lệ sở hữu lên 67,4%. Trong thời gian tới, nếu các cổ đông nản lòng có nhu cầu thoái vốn tại Suleco, Công ty Hoàn Lộc Việt sẽ được nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phiếu này, mà không cần thực hiện thủ tục chào mua công khai.
Bùi Trang
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
ĐHĐCĐ AMV: phát hành tối đa 280 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất... 0%
Thông tin đáng chú ý tại ĐHĐCĐ CTCP Sản xuất kinh doanh dược và trang thiết bị Y tế Việt Mỹ (AMV) diễn ra sáng nay (26/5/2019) là tờ trình phát hành trái phiếu riêng lẻ chuyển đổi nhưng có mức lãi suất đàm phán là bằng không.
Cụ thể, AMV dự kiến phát hành tối đa 280.000 trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ để huy động tối đa 280 tỷ đồng (có thể phát hành 1 hoặc nhiều đợt).
Mục tiêu của đợt phát hành là để mở rộng quy mô vốn hoạt động của công ty, thực hiện các chương trình, dự án đầu tư và/hoặc bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và/hoặc cơ cấu lại các khoản nợ của tổ chức phát hành.
Theo nội dung tờ trình, trái phiếu có kỳ hạn từ 1 đến 3 năm kể từ đợt phát hành và bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm. Nguồn trả gốc và lãi trái phiếu sẽ có thể được lấy từ tiền mặt và các nguồn vốn hợp pháp khác từ hoạt động kinh doanh của Công ty.
Trả lời thắc mắc của cổ đông về thời hạn chuyển đổi, giá chuyển đổi, lãi suất..., Ban chủ toạ AMV cho biết, mới cách đây 1 tuần, Ban giám đốc công ty mới "chốt" được với đối tác chiến lược (rất mong muốn tham gia vào AMV) là giá chuyển đổi thống nhất là trung bình 20 phiên liền kề trước ngày chuyển đổi. Thời gian chuyển đổi dự kiến 2 năm. Và theo như đàm phán của hai bên thì không tính lãi suất hàng năm.
Năm 2019, AMV đặt kế hoạch 850 tỷ đồng doanh thu, tăng 89%; lợi nhuận trước thuế gần 250 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 230 tỷ đồng, tăng 5%.
Theo định hướng của AMV, hoạt động cốt lõi vẫn sẽ là cung cấp trang thiết bị y tế nhưng sẽ triển khai ứng dụng công nghệ cao, cung cấp chuyên sâu về dịch vụ nhiều hơn (trung tâm xét nghiệm tập trung, điều trị vô sinh IVF...)
Trong năm 2018, AMV đã triển khai 3 dự án đầu tư trung tâm xét nghiệm tại địa bàn tỉnh Phú Thọ, bao gồm trung tâm xét nghiệm tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, trung tâm xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ; và trung tâm xét nghiệm tại Trung tâm y tế huyện Thanh Sơn - Phú Thọ.
Ngoài ra, AMV cũng đang tham gia Dự án đầu tư máy móc thiết bị y tế tại Trung tâm sản nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ phối hợp cùng bệnh viện hàng đầu trong lĩnh vực này tại Nhật Bản là Kato.
Về kế hoạch đầu tư tại các tỉnh, thành khác, thay vì tập trung cho tỉnh Phú Thọ như hiện nay, bà Đặng Nhị Nương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc AMV cho biết, mục tiêu của AMV là làm tốt và thành công ở bệnh viện Phú Thọ, sau đó sẽ nhân rộng ra 63 tỉnh thành. Hiện AMV đã có văn bản chấp thuận ở cấp UBND một số tỉnh như Khánh Hoà, Cần Thơ, Vũng Tàu, Nghệ An, Quảng Ninh.
Sở dĩ, AMV tập trung trước mắt cho Phú Thọ là bởi đây la đơn vị mẫu cho các dự án thí điểm của Bộ Y tế nên đầu tư chuyên môn, trang thiết bị y tế được tập trung phát triển.
Đồng thời, bệnh viện đa khoa Phú Thọ là bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện như Việt Đức, bệnh viện K, bệnh viện tim mạch, Bạch Mai...và số lượng bệnh nhân rất đông, không những ngay tại tỉnh mà còn ở các tỉnh tập trung về.
Theo bà Nương, AMV cũng đã đầu tư phần mềm chuyên biệt y tế cho các bệnh viện khu vực Phú Thọ; Tập trung Đầu tư xây dựng các trung tâm sản nhi; làm tổng thàu trang thiết bị y tế và tiến tới đầu tư các trung tâm điều trị về ung thư với trang thiết bị đại nhất.
ĐHCĐ AMV cũng thống nhất năm 2019-2020 sẽ chuyển sản niêm yết từ HNX sang HOSE.
Năm 2018, AMV đạt doanh thu gần 451 tỷ đồng, gấp 6 lần năm 2017 và lợi nhuận sau thuế hơn 219, tăng vọt gấp 4 lần so với năm 2017. Với kết quả này, HĐQT AMV dự chia cổ tức 40% bằng cổ phiếu và 20% bằng tiền mặt. Tính đến cuối năm 2018, lợi nhuận sau thuế chưa phần phối là 243,6 tỷ đồng.
Phan Hằng
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Vợ và con Chủ tịch VIB đăng ký bán bớt cổ phiếu Tổng lượng cổ phiếu mà vợ và con Chủ tịch HĐQT VIB Đặng Khắc Vỹ đăng ký bán ra là 2,4 triệu đơn vị, tạm tính theo mức giá thị trường của cổ phiếu VIB hiện tại là 18.400 đồng/cp thì lô cổ phiếu này có giá trị khoảng 44 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) vừa công bố...