Sudan đứng trước nguy cơ bị đình chỉ thêm nhiều khoản viện trợ
Trong tuyên bố mới nhất lên án vụ đảo chính tại Sudan, Liên minh châu Âu (EU) ngày 26/10 dọa sẽ ngừng hỗ trợ tài chính nếu quân đội không bàn giao quyền lực ngay lập tức.
Binh sĩ quân đội Sudan tuần tra tại thủ đô Khartoum. Ảnh: AFP/TTXVN
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell đưa ra tuyên bố khẳng định cuộc đảo chính nhằm phá hoại quá trình chuyển đổi sang dân chủ của Sudan là không thể chấp nhận. Ông nhấn mạnh nếu tình hình không được đảo ngược ngay lập tức, sẽ có những hậu quả nghiêm trọng đối với cam kết của EU, bao gồm hỗ trợ về tài chính. Ngoài ra, EU có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân, tổ chức đứng đằng sau cuộc đảo chính này, cụ thể là Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Sudan Abdel Fattah al-Burhan.
Cùng ngày, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo thể chế tài chính này đang theo dõi diễn biến tại Sudan sau cuộc đảo chính.
Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF hồi tháng 6/2021 đã quyết định giảm 50% khoản nợ cho Sudan theo Sáng kiến giảm nợ dành cho những nước nghèo, theo đó các khoản nợ của nước này còn 28 tỷ USD, cùng với cam kết bổ sung các khoản trợ cấp nếu nước này tiếp tục cải cách kinh tế.
Tuy nhiên, sau cuộc đảo chính, Mỹ – quốc gia ủng hộ chính phủ chuyển tiếp, đã lên án mạnh mẽ hành động của quân đội và đình chỉ hàng trăm hàng triệu USD viện trợ.
Video đang HOT
Cố vấn an ninh Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cân nhắc một loạt biện pháp kinh tế để ứng phó với cuộc đảo chính của lực lượng quân đội nước này sau khi quyết định tạm ngừng khoản viện trợ khẩn cấp 700 triệu USD dành riêng cho các quỹ hỗ trợ kinh tế cho Sudan ngay sau khi xảy ra cuộc đảo chính hôm 25/10.
Quân đội Sudan đảo chính, Thủ tướng bị quản thúc
Một số bộ trưởng của chính phủ lâm thời Sudan đã bị quân đội bắt giữ, trong khi Thủ tướng Abdalla Hamdok đang bị quản thúc tại gia giữa lúc tình hình chính trị ngày càng căng thẳng.
Người biểu tình Sudan tuần hành trên đường phố Nyala để yêu cầu chính phủ chuyển sang chế độ dân sự vào ngày 21/10 (Ảnh: AFP).
Các nguồn tin gia đình nói với Reuters hôm nay 25/10 rằng, các lực lượng quân sự đã ập vào nhà của cố vấn truyền thông của Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdok và bắt giữ ông này.
Hiện chưa có bình luận chính thức từ quân đội Sudan. Trong khi đó, truyền hình nhà nước Sudan vẫn phát sóng như bình thường.
Các nhân chứng của Reuters cho biết các dịch vụ Internet dường như đã ngừng hoạt động ở thủ đô Khartoum.
Phóng viên của hãng tin Al Jazeera ghi nhận từ Khartoum cho biết "khả năng truy cập viễn thông đã bị hạn chế" ở Sudan, "vì vậy rất khó để có được thông tin về những gì đang diễn ra". Quân đội cũng đã phong tỏa tất cả các con đường và cây cầu dẫn vào thành phố Khartoum.
Trích dẫn các nguồn tin không xác định, kênh truyền hình Al Hadath cho biết Thủ tướng Hamdok đã bị quản thúc tại gia, và lực lượng quân đội đã bắt giữ 4 bộ trưởng trong nội các, một thành viên dân sự của hội đồng tối cao cầm quyền, cùng một số thống đốc bang và người đứng đầu các đảng phái chính trị.
Theo AP , những người bị quân đội bắt giữ bao gồm Bộ trưởng Công nghiệp Ibrahim al-Sheikh, Bộ trưởng Thông tin Hamza Baloul, Mohammed al-Fiky Suliman, thành viên của Hội đồng Chủ quyền cầm quyền, và Faisal Mohammed Saleh, cố vấn truyền thông của Thủ tướng Abdalla Hamdok.
Hiệp hội Chuyên gia Sudan, nhóm chính trị ủng hộ dân chủ tại Sudan, gọi các động thái của quân đội là một cuộc đảo chính quân sự và kêu gọi người dân xuống đường biểu tình.
Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdok (Ảnh: Reuters).
Sudan đã rơi vào khủng hoảng từ khi một âm mưu đảo chính thất bại vào tháng trước dẫn đến những cuộc đối đầu gay gắt giữa các nhóm quân sự và dân sự nhằm chia sẻ quyền lực, sau khi cựu lãnh đạo Omar al-Bashir bị lật đổ vào năm 2019.
Cựu Tổng thống Sudan Omar al-Bashir bị lật đổ sau nhiều tháng xảy ra các cuộc biểu tình trên đường phố. Một quá trình chuyển giao chính trị đã được nhất trí sau khi ông Bashir bị lật đổ, đồng nghĩa với việc một cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào cuối năm 2023.
Khi căng thẳng gia tăng trong tháng này, một liên minh các nhóm nổi dậy và các đảng phái chính trị đã tự liên kết với quân đội. Những người ủng hộ quân đội đã tổ chức một cuộc tuần hành bên ngoài phủ tổng thống để kêu gọi quân đội giải tán chính phủ dân sự.
Tuần trước, một số bộ trưởng trong nội các đã tham gia các cuộc biểu tình lớn ở một số khu vực của thủ đô Khartoum và các thành phố khác nhằm phản đối việc quân đội lên nắm quyền.
Sudan bắt giữ trên 20 sĩ quan liên quan âm mưu đảo chính Ngày 21/9, quân đội Sudan tuyên bố lực lượng chức năng đã bắt giữ 21 sĩ quan và một số binh sĩ bị nghi có liên quan đến vụ đảo chính bất thành xảy ra sáng cùng ngày. Người phát ngôn quân đội Sudan Mohamed Al Faki Suleiman tại cuộc phỏng vấn ở Khartoum, Sudan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo tuyên bố từ...