Sức sống con chữ giữa ‘Rừng xà nu’
Những giáo viên trường phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học ắk Choong phải nỗ lực từng ngày để dạy, và cả dỗ hơn 400 học sinh người dân tộc Giẻ Triêng vượt khó đến trường. Phóng viên Tiền Phong cảm nhận nghị lực của cô trò nơi đây như sức sống mãnh liệt của những nguyên mẫu trong “ Rừng xà nu”- Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyên Ngọc ra đời từ năm 1965, về vùng đất bất khuất này.
ường vào xã ắk Choong (ảnh lớn); Em Y Ly Quỳnh bên căn nhà rách nát (ảnh nhỏ)
Từ TP Kon Tum đến trường PTDT bán trú Tiểu học Đắk Choong ( thuộc xã Đắk Choong, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum), chúng tôi phải vượt qua khoảng 150km đường với nhiều đoạn đèo uốn lượn, trong đó có đèo Lò Xo chia cắt địa phận hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Nắng gắt bị xua tan, khi xe tà tà thả dốc cả chục cây số qua những cánh rừng xà nu cây xanh mát lạnh, để đến điểm trường giữa rừng sâu.
Em Y Huyền trong lớp học
Trong phòng học lớp 2B, cơn gió rít thổi về cùng cái lạnh 19 độ C, nhiều em học sinh mặc những chiếc áo lạnh đã rách, mỏng tang nhưng ánh mắt trong veo, say sưa tập đánh vần theo cô giáo. Cô Phạm Thị Kim Ngọc (SN 1981) dạy lớp 2B chia sẻ: Sĩ số lớp 27 em. Trong 10 em gia đình có sổ hộ nghèo, thì Y Huyền 7 tuổi, ở làng Kon Brỏi là hoàn cảnh khó khăn nhất. Huyền là con út trong gia đình có 3 anh chị em. Nguồn sống của gia đình chỉ có vài sào cà phê, em phải đi hơn 3km mới đến trường nên thường phải rời nhà từ lúc trời còn chưa kịp sáng, nhưng em vẫn đến lớp chuyên cần, đạt học sinh giỏi.
Mỗi khi lên lớp cô Ngọc đều “thủ” trong cặp 7- 8 cây bút, phòng khi có học sinh nào quên đem bút, không có bút hoặc bút hết mực. Đến cuối ngày cô Ngọc chỉ còn 1 đến 2 cây bút mang về. Thấy phóng viên đưa máy lên chụp ảnh, cả lớp học nhao lên chộn rộn. Được xem ảnh mình hiện lên trong màn hình kỹ thuật số, các em xin sờ chiếc máy, tò mò như được thấy “vật thể lạ”.
Cuối giờ chiều, cô Ngọc dẫn tôi đến thăm nhà em Y Ly Quỳnh (7 tuổi) cách trường khoảng 2 km. Căn nhà xiêu vẹo của em không có vật gì đáng giá, có lẽ quý nhất chỉ là mấy cái nồi bằng nhôm mỏng dính. Bố mẹ Y Ly Quỳnh đau ốm triền miên. Mọi việc trong nhà em đều tự làm, nhưng không vì thế mà lực học của em giảm sút, ngược lại em luôn được cô giáo chủ nhiệm nêu gương trước lớp. “Nhà em thường phải ăn rau rừng thay cơm. Nhưng điều mẹ em lo nhất là sắp tới không biết đi đâu. Nhà này được dựng trên đất người ta, sắp tới họ sẽ lấy lại”- Quỳnh vừa nói vừa rơm rớm nước mắt.
Tấm lòng của các thầy cô
Video đang HOT
Sự hẻo lánh của ngôi trường giữa rừng xà nu từng khiến không ít giáo viên phải bỏ dạy giữa chừng. Bởi vậy, động lực sự gắn bó của cô Kim Ngọc, thầy Hồ Sĩ Thọ (SN 1972) với ngôi trường này khiến đồng nghiệp ngưỡng mộ, ngợi khen. Chính tình yêu là sợi dây ràng buộc, giúp họ gắn bó với ngôi trường này cả chục
năm rồi.
Cô Ngọc rất e dè khi nghe hỏi về chuyện riêng tư. Nhưng chiều ý khách, bị hỏi riết, rốt cục cô cũng chia sẻ. Năm 2002, cô Ngọc cùng 2 nữ giáo viên khác nhận nhiệm vụ về dạy ở trường này. Thời điểm đó đường đi còn rất khó khăn, phải đi trọn ngày mới đến được trường. Tới nơi, chứng kiến phòng học lợp bằng mái tranh, vách đắp bằng đất, nước lênh láng dưới chân học sinh, các cô nhụt chí. Không lâu sau 2 người bạn của cô Ngọc đã xin được chuyển trường đến nơi khác. May sao, giữa lúc đó cô Ngọc được thầy Thọ thường xuyên động viên, chăm sóc. Tình yêu của họ hình thành và ngày càng bền chặt, bắt đầu từ sự giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong công việc.
Sau nhiều năm bám trụ, cô Ngọc đã có vốn kiến thức về tập quán, văn hóa của đồng bào địa phương, đã thuộc cách vận động bố mẹ cho học sinh đi học. Điều cô Ngọc lo nhất hiện tại là các em được học tiếng Việt ở trên lớp, nhưng khi về nhà toàn nói tiếng mẹ đẻ, nên nhiều em học hoài vẫn chưa nói sõi tiếng phổ thông.
Cô Y Hải- Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Đắk Choong cho biết: Tổng học sinh của trường là 460, trong đó có tới 98% là người dân tộc Giẻ Triêng. Được xét chế độ bán trú có 207 em, tiêu chuẩn mỗi em được hưởng 15kg gạo và được trợ cấp 560 nghìn đồng/tháng. Toàn trường 131 học sinh có sổ hộ nghèo. Ở đây, học sinh không được tiếp cận công nghệ cao hay học hỏi giao lưu với văn hóa bên ngoài. Các em chỉ tiếp cận kiến thức từ các thầy cô trong trường. Hiện trường vẫn chưa có các phòng học chức năng và sân chơi.
“Lâu nay trường mượn 2 phòng của Ủy ban xã cho học sinh bán trú có chỗ nghỉ trưa. Chúng tôi còn đang ước mong sắm được một chiếc tivi cho các em được giải trí và phổ biến kiến thức qua phim ảnh, thì đã nghe tin sắp tới xã sẽ lấy lại cả 2 phòng này để làm việc. Thỉnh thoảng thầy cô cho học sinh truyện, các em mừng lắm. Tất cả chuyền tay nhau đọc”- cô Y Hải kể.
Tuy nhiên trong số truyện đó, còn thiếu cuốn “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyên Ngọc, tác phẩm nổi tiếng xuất bản năm 1965 với bút danh Nguyễn Trung Thành. Tiểu thuyết “Rừng xà nu” kể chuyện kháng chiến bất khuất của dân làng Xô Man. Sau này, theo lời kể của nhà văn Nguyên Ngọc, thì cây xà nu chính là cây thông ba lá, còn làng Xô Man được hư cấu dựa trên các nguyên mẫu có thật ở làng Xốp Dùi của người Giẻ Triêng.
Trò chuyện với phóng viên Tiền Phong, ông A Mô 53 tuổi-Bí thư Đảng ủy xã Đắk Choong cho biết ông có “đọc một chút, biết một chút” về cuốn “Rừng xà nu”. Làng Xốp Dùi đó thuộc xã Xốp. Năm 2001 xã Xốp được tách ra thành 2 xã: xã Đắk Choong và xã Xốp. Còn cô hiệu trưởng Y Hải khẳng định đúng nơi này là “địa bàn gốc” mà nhà văn Nguyên Ngọc mô tả trong tiểu thuyết. Cô hẹn dịp nào phóng viên trở lại, cô sẽ dẫn đi gặp con của cụ Mết, nhân vật có thật được khắc họa ấn tượng trong tác phẩm.
“Tôi tự hào vì các em học sinh nơi đây tuy hoàn cảnh rất khó khăn nhưng vẫn nỗ lực vượt qua để được học chữ. Trước kia, người dân nơi đây đã anh dũng, ngoan cường trong kháng chiến , được tác phẩm “Rừng xà nu” kể lại thế nào, thì bây giờ con cháu họ cũng đang cố gắng từng ngày thoát nghèo thế đó. ể làm tốt nhiệm vụ đào tạo mầm non, đội ngũ giáo viên trong trường ngoài giờ lên lớp đều học thêm ngôn ngữ và phong tục tập quán của người Giẻ Triêng, để thuyết phục đồng bào tạo mọi điều kiện cho con em học tốt”- cô Y Hải nói.
TIỀN LÊ
Theo Tiền phong
Hết 2019, phải xử lý dứt điểm điểm đen TNGT
Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình tại cuộc họp sơ kết công tác đảm bảo TTATGT 9 tháng đầu năm 2018 diễn ra sáng 11/10.
Cơ quan chức năng tỉnh Bình Định khảo sát nhằm cải tạo các vị trí thường xảy ra tai nạn trên QL1 qua địa bàn - Ảnh: Quang Đạt
TNGT giảm nhưng các vụ TNGT nghiêm trọng vẫn còn
Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia, trong 9 tháng năm 2018, TNGT tiếp tục giảm ở cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Tuy nhiên, TNGT vẫn diễn biến phức tạp, số người chết do TNGT chỉ giảm 1,83%. Còn xảy ra một số vụ tai nạn nghiêm trọng, đặc biệt là các vụ TNGT đường sắt liên tiếp trong những ngày cuối tháng 5 và 4 vụ TNGT đường bộ đặc biệt nghiêm trọng tại: Kon Tum, Cao Bằng, Quảng Nam, Lai Châu làm chết nhiều người, thiệt hại lớn về tài sản.
Khẳng định vấn đề quan trọng là cần làm gì để không tái diễn các vụ TNGT nghiêm trọng, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết: Đối với đường sắt, cần rà soát và bố trí gác chắn tại các đường ngang dân sinh phục vụ nhu cầu thực sự của người dân song song với việc kiên quyết đóng những đường ngang trái phép tránh tai nạn rình rập cho người dân. "Nếu cứ để như hiện nay, tai nạn xảy ra lại đổ cho ý thức người tham gia giao thông là không được", Thiếu tướng Sơn nói.
"Ủy ban ATGT Quốc gia nghiên cứu xây dựng đề án kết nối hệ thống camera an ninh của các hộ dân, cơ quan, xí nghiệp. Trong đó, có yêu cầu các chủ đầu tư dự án đường cao tốc, cổng cơ quan, xí nghiệp, trường học phải lắp camera giám sát và về lâu dài kết nối hệ thống này như thế nào để phục vụ cho giải quyết ùn tắc giao thông, phạt nguội, đảm bảo an ninh trật tự, điều tra tai nạn, tội phạm."
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, TNGT đã đạt được 2 chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội là giảm hơn 5% về số vụ và số người bị thương, riêng chỉ tiêu số người chết chỉ giảm được gần 2%. Đối với TNGT đường sắt, tuy giảm cả 3 tiêu chí nhưng số vụ tai nạn nghiêm trọng, gây bức xúc lại xảy ra nhiều hơn. "Bộ GTVT đã xây dựng đề án đảm bảo ATGT trên toàn tuyến đường sắt Bắc - Nam, trong đó đưa ra giải pháp xử lý trên 5.700 điểm giao cắt với đường bộ", Bộ trưởng thông tin.
Liên quan đến các điểm đen TNGT, nhất là đối với đường đèo dốc, Bộ trưởng cho biết, Bộ GTVT sẽ có giải pháp đồng bộ xử lý mất ATGT tại đèo Lò Xo (Kon Tum). Bộ GTVT xem đây là giải pháp điển hình để xử lý đối với các đèo khác. Bộ trưởng đề nghị các địa phương và Tổng cục Đường bộ VN thống kê đầy đủ các đoạn đường đèo dốc thường xảy ra tai nạn để có thông tin đầy đủ về chiều dài, độ dốc, các yếu tố nguy hiểm để cung cấp cho lái xe lạ đường. Cùng với đó, sẽ có những giải pháp làm trạm dừng nghỉ, đường lánh nạn đảm bảo ATGT.
"Bộ GTVT ưu tiên số 1 là xử lý điểm đen TNGT, không chỉ điểm đen ở quốc lộ mà cả đường huyện, đường tỉnh. Các địa phương cần cùng với Bộ GTVT ưu tiên tập trung nguồn lực xử lý triệt để điểm đen TNGT vào giữa năm sau", Bộ trưởng nói.
Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng cho rằng, thiết bị giám sát hành trình được lắp trên ô tô hiện nay sẽ phản ánh toàn bộ hành trình của phương tiện. Cần phạt thật nghiêm xe chạy quá tốc độ, đi sai hành trình, xe lắp thiết bị nhưng lại không truyền dữ liệu về cơ quan quản lý vì các đối tượng này rất dễ gây tai nạn...
Pho Thu tuong Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại buổi họp - Ảnh: Duy Trần
Xử lý triệt để điểm đen TNGT
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình cho rằng, chỉ tính riêng trong quý III đã có 4 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe chở khách tại Kon Tum, Quảng Nam, Cao Bằng và Lai Châu làm 34 người chết, tăng 11 người chết so với cùng kỳ. Ngoài nguyên nhân do lái xe chủ quan khi điều khiển phương tiện, ngủ gật, làm việc quá thời gian quy định còn nhiều nguyên nhân khác liên quan đến công tác quản lý nhà nước, quản lý của chủ xe, chủ DN và cả ý thức của người dân. "Cần quy định bắt buộc hành khách phải thắt dây an toàn khi đi xe ô tô", Phó Thủ tướng yêu cầu.
Cho rằng việc xử lý các điểm đen TNGT, đường ngang dân sinh chưa làm quyết liệt, triệt để, đến khi xảy ra tai nạn mới đi tìm hiểu nguyên nhân, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương, Bộ, ngành phải vào cuộc, huy động nguồn lực đến hết năm 2019 phải giải quyết dứt điểm các điểm đen TNGT.
"Kinh phí xử phạt để lại phải sử dụng đúng mục đích đảm bảo ATGT", Phó Thủ tướng nói và chỉ đạo: Phải tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm ATGT gắn với tuyên truyền vận động theo các chuyên đề, trong đó phải tập trung xử lý nghiêm hành vi vi phạm của xe ô tô kinh doanh vận tải, lái xe vi phạm về nồng độ cồn, vi phạm về tốc độ, người điều khiển mô tô, xe máy không đội MBH. Các bộ, ngành liên quan có kế hoạch cụ thể kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về kiểm định phương tiện, xử lý điểm đen, cấp GPLX. Không để cứ họp đưa ra rồi không biết kết quả thực hiện thế nào", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Đối với xe máy, Phó Thủ tướng cho rằng, đây là loại phương tiện có ưu điểm chi phí thấp, tiện lợi nhưng mặt khác cũng chiếm tỷ lệ cao trong các vụ TNGT do các hành vi nguy hiểm của người điều khiển. Do đó phải có giải pháp căn cơ, đảm bảo an toàn cho người đi xe máy.
Với loại hình "xe ôm công nghệ", Phó Thủ tướng yêu cầu không thể để phát triển tự do như hiện nay. Bộ GTVT cần sớm nghiên cứu quản lý dịch vụ này, đồng thời phối hợp với Bộ Công an, KH&ĐT điều tra, nghiên cứu đảm bảo các điều kiện an ninh trật tự và ATGT cho loại hình vận tải mới này.
Trần Duy
Theo baogiaothong
Sức sống mãnh liệt mà ta không thể ngờ Nếu bạn đang buồn chán, thấy cuộc sống mình vô nghĩa - chỉ biết ăn ngủ chơi ngày qua ngày .... ? Thì bạn nên xem video này để lấy lại động lực, xem để thấy những tình huống không thể ngờ tới mà cuộc sống vẫn thú vị và đẹp đến thế. Như vậy, quan trọng là lỗi do chính bản thân...