Sức mạnh súng phóng lựu MATADOR mới của Hải quân đánh bộ VN
MATADOR – súng phóng lựu không giật dùng một lần với chức năng tiêu diệt các loại xe bọc thép, phá công sự phòng ngự kiên cố, mới được trang bị hạn chế cho một số đơn vị Hải quân đánh bộ Việt Nam.
Súng phóng lựu MATADOR trong hải quân đánh bộ Việt Nam.
RPG-7 mặc dù đã khá cũ, nhưng vẫn có những thế mạnh nếu so với MATADOR. Ưu điểm thực sự của MATADOR là tầm bắn và độ chính xác cao hơn.
MATADOR ( Man-portable Anti- Tank, Anti- Doo r): loại súng phóng lựu không giật dùng một lần với chức năng tiêu diệt các loại xe tăng, xe bọc thép, xuyên thủng bức tường công sự phòng ngự kiên cố của đối phương mới được trang bị hạn chế cho một số đơn vị Hải quân đánh bộ Việt Nam để thay thế súng chống tăng RPG-7 truyền thống.
Súng phóng lựu dùng 1 lần MATADOR
Nếu đánh giá 2 loại vũ khí này qua một số tiêu chí cơ bản, có thể thấy mỗi loại đều có những ưu thế và hạn chế riêng.
Trước hết, nói về MATADOR, đây không phải tên lửa và cũng không phải là một loại vũ khí chống tăng đúng nghĩa. Sức xuyên thép của MATADOR khá yếu, chỉ có thể chống lại các loại thiết giáp nhẹ có vỏ giáp mỏng. Nó hoàn toàn vô tác dụng khi gặp phải xe tăng chiến đấu chủ lực. Tác dụng chính của MATADOR là phá tường, chống lô cốt và hỏa điểm của địch.
Điểm đặc sắc của MATADOR là cùng 1 viên đạn nhưng có khả năng chuyển chế độ HEAT ( High Explosive Anti-Tank ) sang HESH ( High Explosive Squash Head ). HEAT là chế độ nổ lõm dùng để xuyên thép khi thuốc nổ được bọc bên ngoài tấm tích năng hình phễu làm bằng vật liệu nặng và mỏng. Khi nổ, phễu hội tụ năng lượng vào điểm nhỏ cho khả năng xuyên sâu còn HESH ngược lại là đạn không hội tụ, đạn làm bằng vỏ thép mỏng chứa thuốc nổ dẻo, ngòi bố trí sau chờ thuốc dẹt ra mới kích nổ nhờ vậy năng lượng được dàn trải để phá lỗ rộng trên tường mỏng.
HEAT một tầng xuyên sâu vào giáp dày nhưng lỗ xuyên nhỏ, chậm phá công trình, HESH phá lỗ to nhanh nhưng không xuyên thủng được giáp dày. Hai cách nổ này được lựa chọn bởi cần mũi truyền lực chạm nổ. Đạn MATADOR có cần dài với liều phá dẻo đằng sau cần, khi mũi cần chạm tường thì liều phá dẻo được bung ra thành vòng áp vào tường, cắt tường thành một vành khuyên. MATADOR cắt được tường mỏng đường kính 75 cm đến 1 m. Chức năng chuyển chế độ HEAT và HESH là đặc trưng của những loại đạn nhỏ, yếu.
Trong khi đó, với RPG-7, để giải quyết những mục tiêu khác nhau, loại vũ khí quen thuộc với bộ đội Việt Nam này không dùng cách chuyển chế độ cho đạn mà dùng các loại đạn chuyên biệt, nhưng vẫn đảm bảo vẫn hoàn thành được tất cả các yêu cầu đặt ra, thậm chí còn cho khả năng vượt trội.
Video đang HOT
Đối với nhiệm vụ chống tăng, nếu RPG-7 dùng đạn 1 tầng PG-7VL cũng đã cho phép xuyên thủng 330mm RHA và khi sử dụng đạn 2 tầng chống ERA PG-7VR thì sức xuyên lên tới 750mm RHA. Với góc chạm tốt RPG-7 có khả năng hạ gục cả 1 chiếc xe tăng chủ lực hiện đại.
Đạn chống tăng 2 tầng chống ERA PG-7VR
Đối với nhiệm vụ chống lô cốt, công sự, RPG-7 được trang bị đạn nhiệt áp TBG-7 có sức công phá tương đương 1 viên đạn pháo 120 mm. Mặc dù đạn TBG-7 không đủ độ chính xác đến mức có thể chui qua lỗ châu mai như MATADOR nhưng liệu điều này có thực sự cần thiết khi TBG-7 đủ sức phá sập luôn cái lô cốt đó.
Đạn nhiệt áp chống lô cốt TBG-7
Thậm chí khi không dùng đạn nhiệt áp TBG-7 mà dùng đạn chống tăng PG-7VR để phá tường thì cũng cho hiệu quả hơn: đạn sẽ sử dụng tầng đầu tiên phá thủng tường bê tông để tầng thứ hai chui vào nổ phá từ bên trong.
Ưu điểm thực sự của MATADOR so với RPG là tầm bắn và độ chính xác cao hơn. MATADOR sử dụng đầu đạn nhẹ có sơ tốc lớn lên tới 250m/s, tầm bắn hiệu quả 500m cho phép xạ thủ có thể tác xạ từ cự ly an toàn còn RPG-7 dù cho có sức công phá lớn nhưng tầm bắn hiệu quả chỉ đạt 300m, sơ tốc đạt 144m/s với các loại đạn lõm 1 tầng, đạn nhiệt áp chống lô cốt hay đạn nổ mảnh sát thương chống bộ binh.
Với loại đạn 2 tầng PG-7VR, để tăng sức công phá loại đạn này cũng phải chấp nhận nhiều hy sinh như sơ tốc bị hạ xuống dưới 100m/s chỉ ngang với B-40 do đạn rất nặng, tầm bắn hiệu quả chỉ còn 100m, đây là cự ly quá nguy hiểm trong tác chiến hiện đại. Nếu tác chiến trong môi trường đô thị nhiều vật cản thì không phải vấn đề lớn nhưng nếu người sử dụng là lính thủy đánh bộ phải tác chiến trên chiến trường trống trải thì sẽ phải chấp nhận nguy cơ cao.
Việc một số đơn vị Hải quân đánh bộ Việt Nam thay thế RPG-7 bằng MATADOR là dựa trên nhiều lý do, mà một trong số đó có thể là việc Việt Nam đã bày tỏ ý định sẵn sàng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc trong tương lai. Nếu tham gia lực lượng này thì việc chuẩn hóa vũ khí trang bị là rất cần thiết khi mà hầu hết các nước gửi quân đi đều dùng vũ khí chuẩn NATO. Trang bị MATADOR cùng với Tavor-21 cho quân đội để làm quen với vũ khí phương Tây là điều nên làm. Hơn nữa trong nhiệm vụ của lính gìn giữ hòa bình, việc đảm bảo an toàn cho người lính và hạn chế sát thương những đối tượng không liên quan là rất quan trọng nên MATADOR dù cho có sức công phá không tốt bằng, nhưng với khả năng bắn chính xác từ cự ly xa có thể sẽ phù hợp hơn RPG-7.
Theo Tri thức trẻ
Putin đặt bút kí, Crimea và Sevastopol chính thức gia nhập Nga
Bất chấp đe dọa của phương Tây, nước Nga đã có hai chủ thể liên bang mới nhất, nâng tổng số đơn vị hành chính cấp này lên con số 85.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng lãnh đạo Crimea và thị trưởng thành phố Sevastopol vừa chính thức đặt bút ký văn kiện tiếp nhận hai đơn vị này vào thành phần Liên Bang Nga.
Tổng thống Nga Putin (giữa) cùng hai nhà lãnh đạo Crimea (trái) và Sevastopol (phải) ký văn kiện kết nạp
Ngay trước lễ ký, Tổng thống Putin đã có bài phát biểu trước hai viện Quốc hội Nga, trong đó giải thích lý do của quyết định tiếp nhận Crimea và Sevastopol.
Dưới đây là những nội dung chủ yếu của bài phát biểu:
Về cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea
Vấn đề này có ý nghĩa lịch sử và quan trọng sống còn. Hơn 96% số phiếu ủng hộ việc sáp nhập vào Nga và đây là con số hoàn toàn thuyết phục. Để hiểu rõ, tại sao lại có sự lựa chọn như vậy thì đơn giản là hiểu rõ lịch sử.
Ở Crimea rõ ràng mọi thứ đều mang đậm lịch sử và niềm tự hào của nước Nga. Crimea - đó là hòa quyện van hóa và truyền thống có một không hai và do đó cũng giống với nước Nga.
Trong trái tim và nhận thức của mọi người, Crimea là một phần không thể tách rời của nước Nga.
Về người Tatar ở Crimea và các ngôn ngữ
Vâng, đã có thời kỳ người Tatar ở Crimea phải chịu sự bất công nghê gớm. Hàng triệu người thuộc các sắc tộc khác nhau khi đó đã chịu đau thương bởi các cuộc đàn áp.
Người Tatar ở Crimea đã trở về với mảnh đất của mình. Quyết định khôi phục các quyền của họ đã được thực hiện một cách đầy đủ.
Đó là ngôi nhà chung, là tổ quốc nhỏ bé của họ và sẽ hoàn toàn đúng đắn nếu như ở Crimea sẽ cùng có 3 ngôn ngữ quốc gia bình đẳng là tiếng Nga, tiếng Ukraine và tiếng Tatar-Crimea.
Tổng thống Nga Putin phát biểu trước Quốc hội Nga
Về quyết định chuyển giao Crimea cho Ukraine trong lịch sử
Crimea đã và sẽ là một phần không thể tách rời của nước Nga. Năm 1954, Crimea đã được chuyển giao cho Ukraine và kéo theo đó là Sevastopol. Người đưa ra sáng kiến này là cá nhân nhà lãnh đạo Trung ương Đảng Cộng sản Khrushev.
Động cơ nào đã thôi thúc ông ấy thì hãy để lịch sử phán xét. Tuy nhiên, vẫn đề đã quyết định một cách không chính thức và vi phạm tất cả các tiêu chuẩn hiến pháp.
Mọi người đơn giản là đã bị đặt trước một sự việc đã rồi. Tất cả chúng ta đều hiểu rằng quyết định này chỉ mang tính hình thức.
Khi đó, khó mà tưởng tưởng Ukraine và Nga sẽ không còn cùng nhau nữa. Rất ít người hiểu được tất cả tấm bi kịch đã xảy ra (sự sụp đổ của Liên Xô).
Nhiều người đã hy vọng SNG sẽ trở thành hình thức nhà nước mới bởi họ đã hứa hẹn về một đồng tiền chung và một không gian kinh tế thống nhất. Nhưng tất cả chỉ là lời hứa và không có một đất nước rộng lớn nào cả.
Khi đó, nước Nga không chỉ có cảm giác bị đánh cắp mà là bị ăn cướp...Dân tộc Nga đã trở thành một trong những dân tộc lớn nhất trên thế giới bị tan đàn xẻ nghé...Đất nước chúng ta đã từng ở trong tình hình nghiêm trọng khiến chúng ta không thể bảo vệ các lợi ích của mình.
Ngoài ra, Tổng thống Putin cũng nói về quan hệ với Ukraine, với NATO, về việc sử dụng sức mạnh quân sự...
Cuối bài phát biểu, Tổng thống Putin đề nghị Quốc hội Nga xem xét Luật về tiếp nhận vào thành phần Nga hai chủ thể liên bang mới là Cộng hòa Crimea và thành phố Sevastopol.
Ông Putin cũng kêu gọi Quốc hội phê chuẩn Hiệp ước về việc kết nạp hai chủ thể này.
Cuối cùng, ông Putin nói: "Tôi tin tưởng vào sự ủng hộ của các vị".
Theo Báo Đất Việt
Những "quả bom sốt rét" của Đức Quốc xã Vũ khí sinh học xuất hiện từ thời cổ đại, với việc dùng sinh vật mang mầm bệnh và các loại chất độc tự nhiên để chống lại kẻ thù. Đến Chiến tranh Thế giới thứ hai, cả quân đồng minh và Nhật Bản đều có những chương trình nghiên cứu, sản xuất các loại vi khuẩn để sử dụng như vũ khí...