Sức mạnh Su-27SM sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ không dám “làm liều”
Sức mạnh của chiến đấu cơ Su-27SM sắp được Nga triển khai tới Syria chắc chắn khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải cân nhắc trước khi muốn làm vụ Su-24 lần hai.
Sau khi xảy ra sự kiện tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 của Không quân Nga đang thực hiện phi vụ không kích mục tiêu phiến quân IS đã buộc người Nga quyết định triển khai thêm máy bay tiêm kích hộ tống tới Hmeymim, Syria. Theo đó, các quan chức Nga tiết lộ rằng, mỗi cặp máy bay tiêm kích-bom Su-24M và Su-34 sẽ nhận được sự bảo vệ của một chiến đấu cơ Su-27SMhoặc Su-30SM.
Kế hoạch trên được thực hiện để đảm bảo mọi chuyến xuất kích từ căn cứ Hmeymim của máy bay cường kích, tiêm kích-bom đều có máy bay tiêm kích hộ tống, tránh lặp lại vụ bắn rơi Su-24 gây tranh cãi suốt tuần qua.
So với Su-30SM thì Su-27 là máy bay tiêm kích thế hệ cũ hơn, tuy nhiên Su-27SM lại có khả năng chiến đấu ngang ngửa hoàn toàn sau khi đã trải qua các đợt nâng cấp lớn trong những năm gần đây.
Theo đó, tiêm kích Su-27SM là gói nâng cấp sâu rộng mẫu Su-27S sử dụng hàng loạt công nghệ tối tân trên Su-27M – nguyên mẫu của máy bay tiêm kích thế hệ 4 Su-35 nổi danh. Cơ bản, Su-27SM so với Su-27S không khác gì nguyên mẫu nhưng có những sự đổi khác lớn bên trong.
Một trong những nâng cấp lớn nhất trên Su-27SM là việc trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy AL-31FM1 (hay còn gọi là AL-35F) với lực đẩy 135kN (so với AL-31F cũ là 123kN).
Động cơ mới được đánh giá là mạnh hơn, đáng tin cậy hơn so với động cơ AL-31F. Ngoài ra, máy bay còn được trang bị hệ thống điều khiển bay FBW kĩ thuật số tiên tiến.
Video đang HOT
Những cải tiến mới đem lại khả năng thao diễn, cơ động trong không chiến tốt hơn cho Su-27 huyền thoại, tầm bay cũng được tăng lên đến 4.000km (so với 3.500km nguyên mẫu).
Công nghệ mới thứ hai, máy bay Su-27SM được trang bị hệ thống radar xung doppler N011 Bars mạnh hơn rất nhiều so với loại N001 Mech trên Su-27S. N011 Bars đem lại khả năng theo dõi 15 mục tiêu cùng lúc và dẫn đường cho 6 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc.
Với tầm trinh sát không đối không 400km, Bars giúp Su-27SM có khả năng như máy bay cảnh báo sớm. Do đó, nó có thể báo động ngay khi phát hiện mối đe dọa đối với phi đội máy bay ném bom Su-24/25/34 ngay cả khi địch còn cách đó vài trăm km.
Nhìn chung, khả năng không chiến của tiêm kích Su-27SM “mạnh khỏi nói”, mạnh hơn hẳn so với các tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ. Nó có thể mang tối đa 8 tên lửa không đối không tầm xa dẫn đường radar chủ động R-77 hoặc 6 tên lửa tầm trung R-27 và 2 tên lửa đối không tầm nhiệt R-73. Trong đó, khả năng tác chiến của R-77 mạnh ngang ngửa AIM-120 trên F-16, thế nên các F-16 có thể bị loại khỏi vòng chiến ngay trước khi nó muốn làm gì đó.
Ngoài khả năng không đối không mạnh mẽ, radar N011 Bars còn đem lại cho Su-27SM khả năng không đối đất, không đối hải tuyệt vời. Đây là điểm vợt trội thứ ba so với Su-27S trước đây chỉ mang được vũ khí không điều khiển đối đất.
Có thể nói, với sự xuất hiện của cặp song sát Su-27SM và Su-30SM, Thổ Nhĩ Kỳ khó dám “ làm liều” thực hiện vụ “Su-24 phiên bản 2″.
Theo_Kiến Thức
Sức mạnh đáng gờm chiến đấu cơ Mirage 2000-5 Đài Loan
Ngoài dàn máy bay F 16AB và FCK1, Không quân Đài Loan còn sở hữu các chiến đấu cơ Mirage 2000 5 với khả năng không chiến mạnh mẽ.
Trang mạng Sina mới đây đăng tải loạt ảnh về chiến đấu cơ Mirage 2000-5 của Không quân Đài Loan trong hoạt động huấn luyện tác chiến. Mirage 2000-5 là một trong bốn chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Đài Loan, đảm bảo việc bảo vệ không phận vùng lãnh thổ nước này và đối phó với máy bay địch xâm phạm.
Năm 1992, Không quân Đài Loan lên kế hoạch mua 120 chiếc Mirage 2000-5 từ hãng Dassault Rafale (Pháp) nhưng sau cùng chỉ mua được 60 chiếc với tổng giá trị 2,6 tỷ USD. Toàn bộ số máy bay này lần lượt được chuyển giao trong giai đoạn từ 5/1997 tới tháng 11/1998.
Cho tới thời điểm hiện tại, tuy số Mirage 2000-5 vẫn được duy trì phục vụ đầy đủ nhưng Đài Loan gặp không ít khó khăn trong vài năm qua về vấn đề chi phí phụ tùng quá đắt đỏ, giá trị giờ bay cao khiến mức độ sẵn sàng chiến đấu thấp.
Thời điểm năm 2009, số giờ bay phi công Mirage 2000-5 giảm xuống chỉ còn 6 tiếng/tháng. Phải mất khá nhiều công sức, nỗ lực phối hợp với Dassault Pháp, số giờ bay phi công hiện tại bắt đầu tăng lên 15 tiếng/tháng.
Do tai nạn mà hiện tại Không quân Đài Loan chỉ còn duy trì 47 chiếc chiến đấu cơ Mirage 2000-5EImột chỗ ngồi (số lượng mua ban đầu là 48).
Và 9 Mirage 2000-5DI hai chỗ ngồi dùng cho cả huấn luyện (số lượng mua ban đầu là 9).
Chiến đấu cơ Mirage 2000-5 trang bị động cơ phản lực SNECMA M53-P2 cung cấp lực đẩy khô 64,3kN và 95,1kN lực đẩy có đốt phụ. Nó cho phép máy bay đạt tốc độ cực đại Mach 2,2 (tức 2.500km/h), bán kính tác chiến khoảng 700km, tốc độ leo cao 285m/s, trần bay 17.000m.
Tiêm kích Mirage-2000-5 xuất khẩu cho Đài Loan thiết kế tối ưu cho nhiệm vụ không chiến với radar xung doppler Thales RDY cung cấp khả năng phát hiện 24 mục tiêu trên không, theo dõi trong khi quét cùng lúc 8 mục tiêu có mối nguy hiểm cao nhất. Radar có tầm phát hiện mục tiêu trên không xa đến 110km.
Theo các thông tin được công bố, Đài Loan mua hai loại tên lửa không đối không cho Mirage 2000-5 gồm: 960 quả đạn đối không tầm trung MICA và 480 quả đạn đối không tầm ngắn Magic II. Trong ảnh là đạn tên lửa Magic II có tầm phóng từ 0,3-15km, độ cao hạ mục tiêu tới 11km, dẫn đường hồng ngoại.
Tên lửa không đối không tầm trung MICA thiết kế để bắn hạ nhiều mục tiêu trên không, trong mọi điều kiện thời tiết. Nó có hai phiên bản dẫn đường bằng radar chủ động và tầm nhiệt. Tầm bắn của tên lửa đạt 50km, tốc độ bay Mach 4.
Ngoài khả năng tác chiến không đối không tương đối mạnh, Mirage 2000-5 của Đài Loan còn có thể làm nhiệm vụ do thám, thu thập thông tin tình báo với pod ELINT ASTAC được Đài Loan đặt mua riêng.
Dẫu cho gặp khá nhiều khó khăn về vấn đề phụ tùng, chi phí bảo dưỡng cao, nhưng trong tương lai 10-20 năm nữa, Đài Loan được cho là vẫn sẽ duy trì hoạt động Mirage 2000-5 khi mà chương trình nâng cấp loại F-16 A/B đình trệ nhiều năm.
Theo_Kiến Thức
Cận cảnh lô tiêm kích L-159 sắp được giao cho Iraq 15 máy bay tiêm kích L-159 đang trong tình trạng tốt, sẵn sàng được chuyển giao cho Quân đội Iraq sử dụng để chống IS. Theo một số nguồn tin, trong 15 chiếc L-159 được Czech bán cho Iraq gồm có 13 chiếc thuộc biến thể L-159A - biến thể tiêm kích đa năng một chỗ ngồi và 2 chiếc L-159T1 - biến...