Sức mạnh quân đội Pakistan
Pakistan vừa là đồng minh chiến lược của Trung Quốc, vừa là đồng minh chiến lược của Mỹ – hai “đối thủ” của nhau.
Trong số quân đội các nước tham gia chiến dịch không kích (hoặc tuyên bố sẽ tham gia) chống Houthi ở Yemen, có một đội quân rất đáng chú ý – đấy là Quân đội Pakistan. Đáng chú ý ít nhất vì 3 lẽ:
1- là quân đội được coi là mạnh nhất trong thế giới Hồi giáo.
2- sở hữu vũ khí hạt nhân.
3- đã được “cọ xát” trong 02 cuộc chiến tranh lớn và nhiều cuộc xung đột ở các cường độ khác nhau với Quân đội Ấn Độ (nói cách khác là đã qua “thử thách” ).
Xin giới thiệu với bạn đọc một số thông tin về Quân đội Pakistan.
I. Mấy nét chung
Nhà nước Pakistan được thành lập năm 1947 trong tiến trình Đế quốc Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ thuộc Anh, và ngay sau đó Pakistan đã ở trong tình trạng chiến tranh với Ấn Độ (vì rất nhiều lý do, đây là một vấn đề lịch sử hết sức phức tạp).
Hiện nay giữa hai nước giữa vẫn đang tồn tại các tranh chấp lãnh thổ, mà trước hết là đối với khu vực Kashmir (ở phía Bắc cả hai nước). Chính thực trạng đối đầu này là một nhân tố quan trọng nhất xác định chính sách xây dựng Các lực lượng vũ trang Pakistan trong toàn bộ lịch sử của quốc gia này. Một minh chứng điển hình – Pakistan chế tạo vũ khí hạt nhân và phương tiện mang vũ khí hạt nhân chính là để kiềm chế Ấn Độ. Trong hơn nửa thế kỷ qua, Islamabad (Pakistan) vừa là đồng minh chiến lược của Bắc Kinh (Trung Quốc), vừa là đồng minh chiến lược của Washington – hai “đối thủ” của nhau. Cả Trung Quốc và Mỹ, sau đó là Pháp đã là những nhà cung cấp vũ khí và phương tiện kỹ thuật quân sự chủ yếu cho Pakistan, nhưng thời gian gần đây Pakistan đang ngả dần về phía Trung Quốc.
Pakistan đã sản xuất theo giấy phép và các dự án Trung Quốc xe tăng “Al-Halid” và máy bay tiêm kích JF-17, các tàu tuần tiễu. Ngoài các nước kể trên, Ucraine cũng là một quốc gia tích cực tham gia vào tiến trình hợp tác quân sự Pakistan – Trung Quốc, mà cụ thể là cung cấp cho các dự án chung Trung Quốc – Pakistan và linh kiện, chi tiết đồng bộ và thiết bị kỹ thuật quân sự, đặc biệt các loại động cơ.
II. Một số thông tin về Quân đội Pakistan
1.Lục quân
Về mặt tổ chức biên chế, Lục quân Pakistan có 09 quân đoàn bộ binh (các quân đoàn số 1, số 2, số 4, số 5, số 10, số 11, số 12, số 30, số 31), 02 Bộ Tư lệnh (là Bộ Tư lệnh Các lực lượng chiến lược và Bộ Tư lệnh Phòng không) và Cụm quân Các chiến dịch đặc biệt.
Trong biên chế các quân đoàn có 18 sư đoàn bộ binh, 02 sư đoàn tăng-thiết giáp, 02 sư đoàn bộ binh cơ giới và 02 sư đoàn pháo binh, 10 lữ đoàn tăng-thiết giáp, 01 lữ đoàn bộ binh cơ giới, 06 lữ đoàn bộ binh, 02 lữ đoàn pháo binh, 01 lữ đoàn chống tăng, 02 lữ đoàn phòng không.
Bộ Tư lệnh phòng không có 02 sư đoàn phòng không, Bộ tư lệnh Các lực lượng chiến lược – có 02 sư đoàn tên lửa. Cụm quân các chiến dịch đặc biệt có 02 lữ đoàn ( gồm 07 tiểu đoàn). Chính Lục quân (mà cụ thể là Bộ Tư lệnh Các lực lượng chiến lược) là Quân chủng sở hữu toàn bộ lực lượng tên lửa- hạt nhân của Pakistan. Các thông tin về thành phần của Lực lượng này chỉ mang tính tương đối.
Trong trang bị của Bộ Tư lệnh Các lực lượng chiến lược có khoảng 25 tên lửa “Ghori” (tầm bắn 1.300 km, khối lượng đầu đạn tác chiến 700-1.000 kg), khoảng 85 tên lửa ” Ghaznavy” (cũng chính là “Hatf-3″; tầm bắn 290-400 km, khối lượng đầu tác chiến 700 kg), 105 tên lửa “Hatf-1″ (70 đến 100 km, khối lượng đầu tác chiến 500 kg).
Tất cả các tên lửa nói trên đều có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu tác chiến thông thường, số lượng đầu tác chiến hạt nhân vào khoảng 140-160. Hiện Pakistan đang thiết kế và thử nghiệm nhiều loại tên lửa mới, kể cả tên lửa đạn đạo và tên lửa có cánh.
Về lực lượng tăng thiết giáp: loại tăng hiện đại hơn cả là T-80UD của Ucraine (320 chiếc) và 600 xe “Al-Khalid” (được sản xuất tại Pakistan theo giấy phép của Trung Quốc, và là phiên bản tăng xuất khẩu Type 96 của Trung Quốc).
Video đang HOT
Các sỹ quan Pakistan bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến tranh Ấn Độ- Pakistan lần thứ hai. Ảnh: PUNJAB PRESS / AFP / East News
Ngoài ra, Lục quân Pakistan còn có 500 xe tăng Trung Quốc còn tương đối mới Type85II, 450 chiếc Type79 và 400 chiếc Type 60 đã lạc hậu, 600 chiếc Type 59 đã rất lạc hậu, 600 chiếc xe tăng đã được hiện đại hóa tại Pakistan “Al-Zarrar”, 50 xe tăng hạng nhẹ Type 63. Hiện vẫn còn 54 chiếc xe tăng Xô Viết T-54/55, 300 xe tăng Mỹ M48A5 đang được niêm cất bảo quản tại các kho. Trong trang bị của Lục quân còn có 1.600 xe BTR M113 (xe vận tải bọc thép) của Mỹ và 400 chiếc “Talha” tự sản xuất theo mẫu BTR M113, 90 xe ô tô bọc thép “Ferret” của Anh, 1.260 xe ô tô bọc thép “Akrep” của Thổ Nhĩ Kỳ,10 chiếc “Cobra” của Anh, 140 BTR “Fahd” của Ai cập, 169 xe BTR-70 Xô Viết, 80 BTR Type63 của Trung Quốc, 46 UR-416 của Đức, 06 chiếc OT-64 của Séc. Về pháo binh: có 50 hệ thống pháo tự hành M7 đã cũ của Mỹ (105ly) , 665 tổ hợp mới hơn là M109A2/4/5, 213 tổ hợp pháo tự hành bánh lốp Trung Quốc SH-1 (155 ly), 260 M110A2 của Mỹ (203 ly). Có khoảng 3.700 pháo kéo, 2.350 khẩu súng cối.
Tất cả các hệ thống pháo phản lực bắn dàn – đều do Trung Quốc sản xuất. Đó là 52 hệ thống “Azar” (Type 83, được lắp ráp tại Pakistan) và 72 hệ thống KRL-122 (122ly), 100 A-100 rất hiện đại (copy từ “Smerch” của Nga 300 ly) . Trong trang bị Lục quân có 3.500 tổ hợp tên lửa chống tăng cơ động “Cobra” của Đức, 8.200 “Tow” của Mỹ (trong đó có 24 tổ hợp tự hành M901) , 1.900 “Reflecs” Xô Viết (mua của Belarus và Ucraine), 200 pháo chống tăng Type56 của Trung Quốc (85 ly). Phòng không lục quân có 2.650 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai tự sản xuất “Anza”, 200 tổ hợp HN-5A của Trung Quốc (bản nhái “Strela-2″ Xô Viết), 350 “Stinger” của Mỹ, 230 “Mistral” của Pháp, 930 RBS-70 của Thụy Điển và khoảng 1.000 khẩu pháo phòng không.
Không quân Lục quân có 43 máy bay hạng nhẹ, 53 máy bay lên thẳng chiến đấu AH-1 “Cobra” của Mỹ, gần 400 máy bay lên thẳng vận tải và đa năng.
Máy bay tiêm kích F-7PG. Ảnh: Zohra Bensemra / Reuters
2. Không quân
Về mặt tổ chức, không quân Pakistan có 05 Bộ Tư lệnh, đó là: Bộ Tư lệnh Chiến lược, Bộ Tư lệnh Hướng Bắc, Bộ Tư lệnh Trung tâm, Bộ Tư lệnh Hướng Nam và Bộ Tư lệnh Phòng không.
Loại máy bay chiến đấu hiện đại hơn cả là 72 chiếc máy bay tiêm kích F-16 của Mỹ (30A, 24B, 12C và 06D) và 49 máy bay tiêm kích Trung Quốc JF-17 (được sản xuất tại Pakistan theo giấy phép của Trung Quốc).
Không quân Pakistan còn có trong trang bị hơn 300 chiếc máy bay tiêm kích cũ 127 chiếc J-7P (phiên bản Tàu của MiG-21), 89 máy bay chiến đấu – huấn luyện JJ-7 của Trung Quốc, 89 chiếc “Mirage-5″ và 93 chiếc “Mirage-3″, 13 máy bay trinh sát “Mirage -3RP” của Pháp. Hiện 40 chiếc máy bay cường kích Q-5 Trung Quốc tuy đã có quyết định đưa ra khỏi trang bị nhưng vẫn đang được bảo quản.
Không quân Pakistan có 08 máy bay cảnh giới sớm (04 chiếc ZDK-03 của Trung Quốc và 04 chiếc “Caab-2000″ của Thụy Điển), 02 chiếc máy bay trinh sát điện tử “Falcon-20F” của Mỹ, 04 chiếc máy bay tiếp dầu Il-78 Xô Viết (mua của Ucraine), 40 máy bay vận tải và 280 máy bay huấn luyện, 20 máy bay lên thẳng .
Trong biên chế của Lực lượng phòng không mặt đất có 16 tiểu đoàn (mỗi tiểu đoàn 06 tổ hợp phóng) tên lửa phòng không Trung Quốc “HQ-2″ (Hồng Kỳ 2″) copy từ S-75 Xô Viết), 144 tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp “Crotale” của Pháp.
3. Hải quân
Hải quân Pakistan có 05 tàu ngầm Pháp kiểu “Agosta” (02 chiếc “Agosta-70″ đã lạc hậu và 03 “Agosta-90B”, ” Halid” rất hiện đại), 03 tàu ngầm biệt kích siêu nhỏ do Ý đóng “Cosmos” MG110.
Lực lượng tàu nổi nòng cốt có 11 khinh hạm – “Alamgir” ( lớp “Oliver Perry” của Mỹ), 04 khinh hạm kiểu “Zulficar” (dự án 053H3 của Trung Quốc), 06 chiếc kiểu “Taric” (kiểu “Amazon” của Anh).
Trong số 09 tàu hạng nhẹ mang tên lửa có 2 chiếc “Azmat” rất hiện đại mới được đóng ở Trung Quốc, 03 chiếc kiểu “Jalalat” và 02 chiếc kiểu “Jurrat” đóng tại Pakistan nhưng theo giấy phép của Trung Quốc, 02 chiếc kiểu MRTP-33 đóng tại Thổ Nhĩ Kỳ .
Thử nhiệm tên lửa đạn đạo “Ghaznavi”. Ảnh: Inter Services Public Relations/AP
Trong trang bị Hải quân Pakistan còn có 08 tàu tuần tiễu , 03 tàu quyét mìn, 04 tàu đổ bộ đệm khí ( kiểu “Griffon” của Anh).
Không quân của Hải quân có 05 máy bay chống ngầm ” Atlantic” của Pháp, 07 P-3C của Mỹ, 07 máy bay tuần tiễu F-27 của Hà Lan, 06 máy bay vận tải, 18 máy bay lên thẳng chống ngầm (06 “Sea King” Mỹ, 12 Z-9C cũng của Mỹ; còn 03 chiêc “Lynx” của Anh đang bảo quản, 6 máy bay lên thẳng đa năng SA319B của Pháp.
III . Phần cuối
Mặc dù tuyến trung chuyển chủ yếu của NATO vào Afganistan đi qua lãnh thổ Pakistan nhưng trên lãnh thổ nước này không có các đơn vị quân đội nước ngoài . Xét tổng thể, nếu tính đến cả vũ khí hạt nhân và phương tiện mang vũ khí hạt nhân, trình độ huấn luyện chiến đấu và yếu tố tinh thần chiến đấu cao của binh sỹ thì có thể coi Quân đội là quân đội mạnh nhất trong thế giới Hồi giáo.
Nếu tính về tiêm lực quân sự thì Quân đội Pakistan vẫn kém xa so với Quân đội Ấn độ, tuy nhiên, chính vũ khí hạt nhân và một liên minh chặt chẽ với Trung Quốc là các nhân tố quan trọng giúp Pakistan kiềm chế Ấn Độ.
Các chiến binh “Taliban ” trên lãnh thổ phía Bắc Pakistan. Ảnh: Veronique de Viguerie/Getty Images/Fotobank.ru
Theo nhận xét của A.Khramchikhin, Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự VHLKH Nga thì từ thời chiến tranh Afganistan (thời Liên Xô), đã hình thành một trục (liên minh) không chính thức “Bắc Kinh- Islamabad – Riyadh (Thủ đô A rập- Xê-ut)” và trong trục này Islamabad giữ vai trò cầu nối cả về địa lý lẫn chính trị.
Cũng theo A.Khramchikhin và nhiều chuyên gia khác thì vũ khí hạt nhân của Pakistan được chế tạo chủ yếu bằng công nghệ Trung Quốc và hoàn toàn bằng tiền của A rập Xê-út.
Theo Đất Việt
Quan sát Quân đội Pakistan duyệt binh hoành tráng
Quân đội Pakistan vừa tổ chức cuộc duyệt binh lớn vào ngày hôm qua với sự tham gia của nhiều vũ khí khí tài và binh sĩ.
Cuộc duyệt binh được thực hiện nhân lễ kỷ niệm Ngày Cộng hòa Hồi giáo 23/3 (Quốc khánh). Tham dự duyệt binh là đông đảo binh sĩ, vũ khí khí tài hạng nặng của toàn bộ các quân binh chủng Quân đội Pakistan.
Lãnh đạo Pakistan duyệt đội ngũ trước khi bắt đầu cuộc duyệt binh hoành tráng.
Trong ảnh là tên lửa đạn đạo tầm trung Shaheen-II của lực lượng tên lửa chiến lược Pakistan, tầm bắn lên tới 2.000km, mang được đầu đạn hạt nhân.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-80UD của Lục quân Pakistan.
Xe phóng tự hành mang 4 đạn tên lửa hành trình tầm siêu xa Babur do Pakistan tự phát triển. Nó đạt tầm bắn tới 700km, dẫn đường hỗn hợp chính xác cao.
Lực lượng Vũ trang Pakistan hiện nay biên chế 617.000 quân thường trực (đứng thứ 7 thế giới), ngân sách quốc phòng đạt gần 7 tỷ USD giai đoạn 2013-2014.
Phi đội tiêm kích F-16C/D hiện đại của Không quân Pakistan - hiện có 65.000 quân thường trực, trang bị gần 1.000 máy bay các loại.
Việc đầu tư lớn cho quốc phòng của Pakistan là do tình trạng căng thẳng giữa nước này với Ấn Độ.
Lãnh đạo chính phủ Pakistan trên lễ đài.
Lục quân (Pakistan Army) là thành phần lớn nhất của Lực lượng Vũ trang Pakistan với quân số thường trực 550.000 người, trang bị khoảng 3.000 xe tăng, 2.800 xe thiết giáp, 3.400 khẩu pháo các loại, 500 máy bay...
Trong khi đó, Hải quân Pakistan có quân số thường trực 31.000 người, trang bị 71 tàu chiến các loại và máy bay. So với Hải quân Ấn Độ, thì Pakistan thua kém về trang bị tàu khu trục cỡ lớn, tàu sân bay và cả tàu ngầm.
Binh sĩ Pakistan trình diễn trên cáp tời trực thăng đa năng hạng trung SA 330 Puma.
Đội hình lựu pháo tự hành M109 của Lục quân Pakistan.
Kỵ binh cưỡi lạc đà của Quân đội Pakistan.
Theo Kiến Thức
Pakistan bắn thử tên lửa hành trình Ra"ad đe dọa Ấn Độ Pakistan đã bất ngờ cho thử nghiệm lại tên lửa hành trình Ra'ad, ngay sau khi Ấn Độ phóng tên lửa đạn đạo Agni V. Theo tạp chí quân sự Jane's dẫn lời Cơ quan truyền thông Pakistan cho hay, nước này đã hoàn tất quá trình thử nghiệm tên lửa hành trình Ra"ad (ALCM) do nước này tự thiết kế và chế...