Sức mạnh liên kết của ‘những viên gạch’

Theo dõi VGT trên

Có thể khẳng định 2024 là năm thành công của “những viên gạch”, khi kết nạp thêm 4 thành viên, giúp BRICS không chỉ gia tăng về quy mô mà còn nâng cao sức mạnh kinh tế và chính trị.

Sức mạnh liên kết của những viên gạch - Hình 1
Quốc kỳ các nước thành viên BRICS. Ảnh: IRNA/TTXVN

Việc mở rộng thêm thành viên đã đưa khối trở thành “thỏi nam châm” hút các nước với tư cách là người chơi chính trong quản trị toàn cầu, tiếp tục khẳng định tính tất yếu của xu thế hợp tác đa phương, tăng cường tiếng nói, tính đại diện của các nước đang phát triển đối với các vấn đề chung của thế giới.

Từ 5 nước “đời đầu” gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, hiện BRICS có thêm 4 thành viên là Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), chưa kể khoảng 30 quốc gia rất quan tâm tới việc gia nhập BRICS, trong đó hơn 10 nước đã được chấp thuận là đối tác. Đáng lưu ý một số đối tác hiện nay là thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay đồng minh của Mỹ như Thổ Nhĩ Kỳ và Thái Lan. Việc có tới 20.000 đại biểu, đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 22 nguyên thủ quốc gia, cùng các lãnh đạo của 6 tổ chức quốc tế, trong đó có Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tham dự hội nghị cấp cao đầu tiên của BRICS theo định dạng mới tại Kazan (Nga) hồi tháng 10 vừa qua cũng là minh chứng rõ nét cho thấy “lực hấp dẫn” của BRICS đối với thế giới, giúp “những viên gạch” có thêm những liên kết mới, trở thành khối lớn hơn, vững chắc hơn, có ảnh hưởng hơn, góp phần định hình hơn nữa kiến trúc tương lai của toàn thế giới, trái ngược hoàn toàn với cảnh báo nguy cơ “chết yểu” khi mới ra đời cách đây 15 năm.

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Nam Phi, Giáo sư Christopher Isike, Trưởng khoa Khoa học Chính trị, Đại học Pretoria, đánh giá BRICS “đang trở thành một khối rất quan trọng, một khối kinh tế hoặc khối địa chính trị trong các vấn đề thế giới”. Cùng quan điểm, ông Anton Bredikhin, chuyên gia Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga nhấn mạnh BRICS đã thay đổi định dạng, nếu như trước đây khối này là câu lạc bộ của các nước hàng đầu khu vực, thì nay “BRICS là nền tảng nơi lãnh đạo các nước, không thể nói là thay thế, nhưng không phải thế giới phương Tây, gặp nhau”. Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Moskva, ông Bredikhin cho rằng thông qua việc mở rộng, thông qua sự tham gia của ngày càng nhiều nước mới, BRICS đang từng bước trở thành một giải pháp thay thế cho các tổ chức lớn.

Trên thực tế, hiện BRICS đã lấn át Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7), cả về mặt nhân khẩu học (với gần 46% dân số thế giới, gấp hơn 5 lần so với 8,8% của G7) và kinh tế, chiếm hơn 35% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, so với 30% của G7. Về tăng trưởng, GDP trung bình của BRICS năm nay được dự báo đạt khoảng 3,6%, cao hơn nhiều so với mức 1% của G7. Thậm chí, nếu so với Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), sức mạnh kinh tế của BRICS cũng không thua kém là bao. Cụ thể, trong khi quy mô GDP của G20 chiếm 43%, thì con số này của BRICS là hơn 35%, và tỷ trọng này đang có xu hướng giảm do sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế thành viên BRICS. Hơn nữa, với việc Iran và UAE gia nhập, cùng các đối tác sản xuất dầu mỏ Brazil và Nga, BRICS hiện chiếm khoảng 40% sản lượng và xuất khẩu dầu thô thế giới, đồng nghĩa với sức mạnh trong các cuộc thương lượng quốc tế về năng lượng được củng cố. Rõ ràng, việc kết nạp thêm thành viên tỷ lệ thuận với sự lớn mạnh của BRICS về tiềm lực kinh tế, đưa khối trở thành nguồn tăng trưởng toàn cầu quan trọng nhất trong tương lai.

Việc mở rộng BRICS còn mang lại nhiều cơ hội chuyển giao công nghệ, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của BRICS trên trường quốc tế, cũng như tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, khi các thành viên mới còn có thể mang lại nguồn lực và thị trường tiêu thụ lớn, giúp giảm thiểu rủi ro từ sự phụ thuộc vào một số ít quốc gia hoặc khu vực. Đây cũng chính là cơ sở để Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra nhận định lạc quan rằng “BRICS sẽ dẫn dắt tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong tương lai và vượt qua các nước phát triển nhờ quy mô và tốc độ tăng trưởng nhanh”. Do đó, tại Hội nghị cấp cao ở Kazan, các nhà lãnh đạo BRICS đã cam kết tăng cường phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, củng cố hợp tác kinh tế và nỗ lực, hướng tới đảm bảo phục hồi kinh tế mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và toàn diện.

Video đang HOT

Không chỉ tác động về kinh tế, việc mở rộng BRICS còn phản ánh chiến lược dài hạn nhằm củng cố vị thế của khối trên trường quốc tế, thúc đẩy hợp tác giữa các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, tạo ra một diễn đàn cho các nước Nam Bán cầu thể hiện tiếng nói và lợi ích của mình trong hệ thống quốc tế, từ đó thúc đẩy việc định hình bản đồ thế giới đa cực hơn, công bằng hơn. Như nhận định của Phó Giáo sư khoa Cơ sở hạ tầng thị trường tài chính tại Trường Kinh tế cao cấp Nga Andrey Stolyarov, tăng trưởng kinh tế “mang tới cơ hội để các nước BRICS hành động độc lập hơn, mà không cần e ngại về quan điểm từ các quốc gia phương Tây”. Chủ đề “Tăng cường chủ nghĩa đa phương vì sự phát triển công bằng và an ninh toàn cầu” mà nước chủ nhà Nga lựa chọn cho hội nghị cấp cao đầu tiên với định dạng mới của BRICS đã phản ánh quan điểm đó. Chính mục tiêu chung này đã giúp các nước gạt sang một bên những khác biệt về quan điểm chính trị, cùng nhất trí cao ủng hộ cải cách LHQ, trong đó có Hội đồng Bảo an. Điều này cho thấy BRICS đang nỗ lực rất lớn nâng cao tính đại diện và hiệu quả của hệ thống quản trị toàn cầu.

Trong bối cảnh những biến động, xung đột ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Trung Đông, châu Phi và cạnh tranh chiến lược vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí ngày một lan rộng hơn, việc BRICS kết nạp thêm các nước ở Trung Đông, Bắc Phi được cho sẽ củng cố khối vững chắc để giảm thiểu áp lực từ các lệnh trừng phạt và chính sách đơn phương của phương Tây. Điều này đồng nghĩa với việc BRICS không chỉ là một khối kinh tế mà còn là một liên minh chính trị giúp bảo vệ lợi ích của các thành viên. Sự gắn kết của BRICS cũng sẽ tỷ lệ thuận với việc nâng cao tiếng nói của các nước thành viên, đặc biệt là các nước Nam Bán cầu, tạo cơ hội cho các quốc gia đang phát triển tham gia vào quá trình định hình chính sách toàn cầu, giảm sự chi phối của các cường quốc phương Tây, góp phần vào việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Đánh giá về vai trò của BRICS mở rộng, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định:”BRICS đại diện cho một tiếng nói mạnh mẽ cho các nước đang phát triển, thúc đẩy hợp tác đa phương và hỗ trợ những nỗ lực cải cách trong các tổ chức quốc tế.”

Dẫu vậy, việc mở rộng BRICS cũng có không ít thách thức. Khi các nước thành viên và các ứng cử viên gia nhập có động cơ và mục tiêu khác nhau, bản thân các nước thành viên cũng vẫn tồn tại mâu thuẫn, như căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, BRICS sẽ phải giải quyết “bài toán” hài hòa tầm nhìn và lợi ích nhằm không ảnh hưởng đến tính đồng thuận trong khối. Một BRICS lớn mạnh và nâng tầm ảnh hưởng chắc chắn cũng sẽ là “cái gai” trong mắt phương Tây. Với chính sách “Nước Mỹ trước tiên”, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã không ngần ngại đe dọa áp thuế quan 100% đối với BRICS nếu các nước thành viên tạo ra một loại tiền tệ mới hoặc hỗ trợ một loại tiền tệ khác có thể thay thế USD. Lời đe dọa này tiềm ẩn nhiều nguy cơ leo thang căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và khối, có thể dẫn đến những thay đổi trong chiến lược thương mại của các nước thành viên, trong đó có Nga, Trung Quốc, Ấn Độ.

Dù BRICS tỏ ra khá kiên định trong việc theo đuổi mục tiêu phi USD hóa đã đặt ra, song động thái đe dọa của ông Trump đang trở thành “phép thử” đối với sự gắn kết và mục tiêu trở thành trụ cột quan trọng trong hệ thống đa phương toàn cầu.

Điều này cũng cho thấy một thực tế dù thế giới có biến động thế nào, thì hợp tác chặt chẽ và khả năng thích ứng chắc chắn sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của BRICS trong tương lai. Như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Chúng ta cần kiên trì theo định hướng phát triển hòa bình và cùng nhau tìm kiếm sự phát triển chung”. Chỉ như vậy, sự liên kết của “những viên gạch” mới thật sự vững chắc và bền chặt để đương đầu với những thách thức.

Nguyên nhân Kazakhstan chọn hợp tác nhưng không muốn tư cách thành viên BRICS

Kazakhstan đã quyết định không nộp đơn xin gia nhập BRICS, nhưng vẫn duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với tổ chức này.

Dù không trở thành thành viên chính thức, Kazakhstan vẫn ủng hộ các sáng kiến của BRICS và sẽ tiếp tục hợp tác với các nước thành viên trong các vấn đề toàn cầu.

Nguyên nhân Kazakhstan chọn hợp tác nhưng không muốn tư cách thành viên BRICS - Hình 1
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tại cuộc họp ở Nur-Sultan, Kazakhstan. Ảnh: THX/TTXVN

Theo nhận định của nhà khoa học chính trị người Kazakhstan Adil Kaukenov, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc (Almaty), Kazakhstan mới đây đã quyết định không nộp đơn xin gia nhập BRICS, mặc dù vẫn duy trì hợp tác chặt chẽ với khối. Quyết định này phản ánh một chiến lược thận trọng và thực dụng trong chính sách đối ngoại của quốc gia Trung Á trên.

Lý do không gia nhập BRICS

Trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra ở Kazan (Nga) hồi tuần trước, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã khẳng định rằng nước này sẽ không tìm kiếm tư cách thành viên ngay lập tức. Theo ông Tokayev, quyết định này là kết quả của việc xem xét cẩn thận các lợi ích quốc gia và triển vọng phát triển của BRICS. Ông Tokayev nhấn mạnh rằng Kazakhstan sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác cùng có lợi với các nước thành viên BRICS mà không cần phải trở thành thành viên chính thức.

Chuyên gia Kaukenov đánh giá rằng Kazakhstan đã nhận thấy quá trình gia nhập BRICS có thể kéo dài và phức tạp. Việc không tham gia ngay lập tức cho phép Kazakhstan duy trì tính độc lập trong chính sách đối ngoại, đồng thời vẫn có thể hợp tác với các quốc gia thành viên để giải quyết các vấn đề toàn cầu quan trọng.

Chiến lược hợp tác

Kazakhstan đang theo đuổi một chiến lược hợp tác có tính toán hơn với BRICS. Tổng thống Tokayev đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các sáng kiến của BRICS, nhấn mạnh rằng tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững và sự hiểu biết giữa các quốc gia. Ông cho rằng BRICS là một trung tâm ảnh hưởng mới trên trường quốc tế, điều này cho thấy Kazakhstan vẫn muốn tham gia vào các hoạt động của khối mà không cần phải trở thành thành viên chính thức.

Theo Magbat Spanov, chuyên gia tại Viện Kinh tế Đổi mới Kazakhstan, quyết định không gia nhập BRICS phản ánh áp lực từ các nước phương Tây cũng như những tranh cãi chính trị nội bộ. Ông Spanov cho rằng Kazakhstan cần phải hành động vì lợi ích quốc gia, và điều này có thể bao gồm việc duy trì mối quan hệ tốt với cả phương Tây và các nước trong BRICS.

Kazakhstan hiện đang tích cực phát triển quan hệ thương mại với Nga, một trong những nước thành viên BRICS lớn nhất. Kim ngạch thương mại giữa Kazakhstan và Nga đạt 17,2 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm nay. Sự tăng trưởng này cho thấy mối quan hệ kinh tế giữa hai nước đang ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn.

Kazakhstan cũng đang tìm kiếm nguồn khí đốt mới và phát triển ngành năng lượng của mình, điều này càng làm tăng thêm tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ tốt với Nga và các nước phương Tây.

Chuyên gia Spanov nhấn mạnh rằng ngành dầu khí của Kazakhstan phụ thuộc nhiều vào đầu tư từ các công ty phương Tây, do đó, việc điều hướng cẩn thận giữa các mối quan hệ này là rất cần thiết.

Kazakhstan đã khẳng định rằng họ sẵn sàng hợp tác với BRICS trên nền tảng quan hệ đối tác và hợp tác. Trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình địa chính trị toàn cầu đang biến động nhanh chóng, Kazakhstan muốn giữ vững vai trò của mình như một đối tác độc lập và có trách nhiệm trên trường quốc tế.

Trên cơ sở đó, Tổng thống Tokayev đã nhấn mạnh rằng Kazakhstan sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực của BRICS trong tương lai. Điều này cho thấy một sự cam kết mạnh mẽ từ phía Kazakhstan để tham gia vào các hoạt động toàn cầu mà không cần phải trở thành thành viên chính thức của tổ chức này.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hàn Quốc: Rúng động trước vụ trẻ 2 tuổi chết thương tâm vì bị bố mẹ ngược đãiHàn Quốc: Rúng động trước vụ trẻ 2 tuổi chết thương tâm vì bị bố mẹ ngược đãi
18:54:44 09/02/2025
Tổng thống Trump đang thay đổi trật tự thế giới với tốc độ chưa từng cóTổng thống Trump đang thay đổi trật tự thế giới với tốc độ chưa từng có
19:54:45 09/02/2025
Thai phụ bị 'yêu râu xanh' sàm sỡ, ném ra khỏi đoàn tàu đang chạyThai phụ bị 'yêu râu xanh' sàm sỡ, ném ra khỏi đoàn tàu đang chạy
22:06:30 09/02/2025
Tòa Hình sự quốc tế phản pháo lệnh cấm vận của ông TrumpTòa Hình sự quốc tế phản pháo lệnh cấm vận của ông Trump
21:40:39 09/02/2025
Trung Quốc tham vọng xây 'đập Tam Hiệp' trong không gianTrung Quốc tham vọng xây 'đập Tam Hiệp' trong không gian
22:41:39 10/02/2025
Nga kiểm soát thành trì chiến lược, tiếp đà giành trọn DonbassNga kiểm soát thành trì chiến lược, tiếp đà giành trọn Donbass
16:07:10 09/02/2025
Tướng Nga: 90% tên lửa hiện đại phương Tây cấp cho Ukraine bị bắn hạTướng Nga: 90% tên lửa hiện đại phương Tây cấp cho Ukraine bị bắn hạ
09:28:41 09/02/2025
Nga cam kết bảo vệ hòa bình dựa trên kết quả Chiến tranh Thế giới thứ haiNga cam kết bảo vệ hòa bình dựa trên kết quả Chiến tranh Thế giới thứ hai
16:44:49 10/02/2025

Tin đang nóng

Tro cốt Từ Hy Viên được chôn cất cực khó hiểu, netizen phản đối gay gắt khi lộ sự thật gây sốc phía sauTro cốt Từ Hy Viên được chôn cất cực khó hiểu, netizen phản đối gay gắt khi lộ sự thật gây sốc phía sau
20:20:56 10/02/2025
Tìm kiếm công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ chìm tàu tại Hàn QuốcTìm kiếm công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ chìm tàu tại Hàn Quốc
20:16:03 10/02/2025
Vụ chàng trai Quảng Nam trong 3 tuần cưới 2 vợ vì cùng có bầu: Người trong cuộc nói gì?Vụ chàng trai Quảng Nam trong 3 tuần cưới 2 vợ vì cùng có bầu: Người trong cuộc nói gì?
20:32:55 10/02/2025
Hé lộ bức ảnh cuối đời của Từ Hy Viên, soi cận 1 chi tiết hiếm ai để ý khiến ngàn người xót xaHé lộ bức ảnh cuối đời của Từ Hy Viên, soi cận 1 chi tiết hiếm ai để ý khiến ngàn người xót xa
23:04:04 10/02/2025
Diễn biến vụ Bình 'Kiểm' tổ chức bắt cóc ca sĩ, người mẫu để sản xuất clip sexDiễn biến vụ Bình 'Kiểm' tổ chức bắt cóc ca sĩ, người mẫu để sản xuất clip sex
21:16:00 10/02/2025
Đã tìm ra lý do chồng cũ và mẹ chồng cũ quyết "hút máu" Từ Hy Viên đến lúc chếtĐã tìm ra lý do chồng cũ và mẹ chồng cũ quyết "hút máu" Từ Hy Viên đến lúc chết
20:42:59 10/02/2025
Giả danh bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương lừa đảo 2.500 người mua thuốcGiả danh bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương lừa đảo 2.500 người mua thuốc
21:07:03 10/02/2025
Thấy con cháu về chơi, bố chồng vội mang con tôm hùm xuống bếp giấu, trước lúc mất ông để lại lời trăng trối làm tôi ân hậnThấy con cháu về chơi, bố chồng vội mang con tôm hùm xuống bếp giấu, trước lúc mất ông để lại lời trăng trối làm tôi ân hận
20:53:02 10/02/2025

Tin mới nhất

Ông trùm bất động sản Ai Cập muốn tái thiết Dải Gaza với 27 tỉ USD

Ông trùm bất động sản Ai Cập muốn tái thiết Dải Gaza với 27 tỉ USD

22:38:28 10/02/2025
Ông Hisham Talaat Moustafa, Tổng giám đốc điều hành tập đoàn bất động sản Talaat Moustafa Holding Group của Ai Cập đã phác thảo kế hoạch tạo ra một xã hội văn minh ở Gaza trong vòng 3 năm, với chi phí khoảng 27 tỉ USD.
Sau luật cấm thịt chó, hàng trăm trang trại nuôi thịt ở Hàn Quốc đóng cửa

Sau luật cấm thịt chó, hàng trăm trang trại nuôi thịt ở Hàn Quốc đóng cửa

22:34:25 10/02/2025
Hàng trăm trang trại chó thịt ở Hàn Quốc đã đóng cửa kể từ tháng 8.2024, sau luật cấm thịt chó cùng chính sách hỗ trợ các trang trại đóng cửa, với mức hỗ trợ lên đến 600.000 won (10,5 triệu đồng)/con.
Quan hệ Mỹ - Nhật: Lụy nhỏ, được lớn

Quan hệ Mỹ - Nhật: Lụy nhỏ, được lớn

22:24:04 10/02/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba là lãnh đạo quốc gia thứ hai gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump từ sau ông Trump trở lại cầm quyền.
Ông Trump sắp công bố áp thêm thuế 25% đối với thép, nhôm nhập khẩu vào Mỹ

Ông Trump sắp công bố áp thêm thuế 25% đối với thép, nhôm nhập khẩu vào Mỹ

22:18:30 10/02/2025
Mức thuế 25% sẽ đi kèm với thuế sẵn có đối với các mặt hàng kim loại, đánh dấu động thái leo thang mới trong công cuộc đại tu chính sách thương mại dưới thời chính quyền Trump 2.0.
Hòa bình Gaza trước các thách thức mới

Hòa bình Gaza trước các thách thức mới

22:13:25 10/02/2025
Dù tiếng súng đã tạm im, nhưng thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và lực lượng Hamas ở Dải Gaza vẫn rất mong manh, nhất là sau nhiều diễn biến vừa xuất hiện.
Chính quyền ông Trump có thêm nhiều động thái mới

Chính quyền ông Trump có thêm nhiều động thái mới

22:00:58 10/02/2025
The Hill đưa tin Nhà Trắng trong ngày 8.2 đã bảo vệ quyết định của Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) về việc cắt giảm đáng kể các khoản tài trợ dành cho những trường đại học và trung tâm nghiên cứu.
Dịch cúm diễn biến khó lường ở nhiều nước

Dịch cúm diễn biến khó lường ở nhiều nước

21:56:15 10/02/2025
Nhiều nơi ở châu Mỹ, châu Âu và châu Á đã ghi nhận số ca bệnh cúm tăng cao, nhưng giới chuyên gia cho rằng đỉnh dịch vẫn chưa đến.
Cả nước Sri Lanka mất điện chỉ vì một con khỉ

Cả nước Sri Lanka mất điện chỉ vì một con khỉ

21:50:33 10/02/2025
Một con khỉ xâm nhập một trạm biến áp ở Sri Lanka, gây ra tình trạng mất điện trên toàn nước này vào ngày 9.2, theo giới chức.
Sau khi được thả từ Gaza, 5 con tin người Thái Lan nhận được tiền, lương tháng

Sau khi được thả từ Gaza, 5 con tin người Thái Lan nhận được tiền, lương tháng

21:44:10 10/02/2025
5 con tin người Thái Lan hôm nay 9.2 đã đến sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok sau khi được trả tự do vào ngày 30.1 theo thỏa thuận ngừng bắn nhằm kết thúc xung đột Hamas-Israel ở Dải Gaza.
Tỉ phú Musk bị ngăn tiếp cận hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính Mỹ

Tỉ phú Musk bị ngăn tiếp cận hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính Mỹ

21:40:36 10/02/2025
Một thẩm phán đã ban hành lệnh khẩn cấp tạm thời cấm nhóm cải cách chính phủ của tỉ phú Elon Musk truy cập dữ liệu cá nhân và tài chính của hàng triệu người Mỹ được lưu trữ tại Bộ Tài chính nước này.
Chính phủ Anh yêu cầu tiếp cận dữ liệu mã hóa của người dùng Apple

Chính phủ Anh yêu cầu tiếp cận dữ liệu mã hóa của người dùng Apple

21:36:49 10/02/2025
Đề nghị được Bộ Nội vụ Anh đưa ra hồi tháng 1, viện dẫn Đạo luật quyền điều tra (IPA), qua đó yêu cầu các công ty hỗ trợ cung cấp bằng chứng cho lực lượng thực thi pháp luật.
Hàng loạt trường học ở Mỹ đóng cửa vì dịch cúm nghiêm trọng

Hàng loạt trường học ở Mỹ đóng cửa vì dịch cúm nghiêm trọng

21:26:05 10/02/2025
Nhiều trường học và thậm chí toàn bộ học khu thông báo đóng cửa phòng dịch cúm tại ít nhất 10 tiểu bang ở Mỹ, có thể kể đến Texas, Ohio, Oklahoma, Georgia, Virginia và Tennessee.

Có thể bạn quan tâm

'Bogota: City of the lost': 'Bom xịt' ở Hàn bất ngờ gây sốt

'Bogota: City of the lost': 'Bom xịt' ở Hàn bất ngờ gây sốt

Phim châu á

23:54:03 10/02/2025
Dù thất bại tại phòng vé Hàn Quốc, bộ phim Bogota: City of the lost bất ngờ lọt bảng xếp hạng thịnh hành khi phát hành trên nền tảng Netflix.
'Captain America: Brave new world': Món ăn tinh thần 'giải ngấy' tuyệt vời sau dịp Tết

'Captain America: Brave new world': Món ăn tinh thần 'giải ngấy' tuyệt vời sau dịp Tết

Phim âu mỹ

23:50:27 10/02/2025
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán với các tác phẩm hài hước dành cho gia đình, các fan của thể loại siêu anh hùng sẽ được thưởng thức bom tấn mới nhất của nhà Marvel là Captain America: Brave New World
Phim 'Bộ tứ báo thủ' của Trấn Thành chạm mốc 300 tỷ đồng

Phim 'Bộ tứ báo thủ' của Trấn Thành chạm mốc 300 tỷ đồng

Hậu trường phim

23:42:56 10/02/2025
Theo thống kê của Box Office Vietnam, tính đến chiều 10/2, phim Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành đã thu về 300,4 tỷ đồng doanh thu.
Bức ảnh khiến Triệu Lộ Tư bị cả MXH tấn công

Bức ảnh khiến Triệu Lộ Tư bị cả MXH tấn công

Sao châu á

23:30:31 10/02/2025
Ngày 10/2, Yahoo News đưa tin Triệu Lộ Tư bị bắt gặp đi chơi cùng bạn bè. Nữ diễn viên được trông thấy vẫn cần dùng nạng để di chuyển, nhưng điều này tạo ra nhiều tranh cãi.
Lên mạng kêu gọi ủng hộ từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lên mạng kêu gọi ủng hộ từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Pháp luật

23:22:56 10/02/2025
Cơ quan CSĐT Công an TP Phủ Lý (Hà Nam) đang điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản do bị can Nguyễn Hà Giang (SN 2001), trú tại: thôn Lệ Chi, xã Thuy Lôi, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên gây ra.
Nam giới Việt ngày càng ít tinh trùng, nguyên nhân từ lối sống?

Nam giới Việt ngày càng ít tinh trùng, nguyên nhân từ lối sống?

Sức khỏe

23:14:11 10/02/2025
Theo chuyên gia, số lượng tinh trùng của nam giới Việt khoảng 15 triệu/ml tinh dịch, tương đương thế giới nhưng thua xa thời xưa.
Mai Phương Thuý xinh đẹp ngày đầu năm, Lệ Quyên triết lý chuyện yêu đương

Mai Phương Thuý xinh đẹp ngày đầu năm, Lệ Quyên triết lý chuyện yêu đương

Sao việt

22:59:04 10/02/2025
Hoa hậu Mai Phương Thuý xinh đẹp ngày đầu năm. Ca sĩ Lệ Quyên quay clip gợi cảm cùng triết lý chuyện yêu đương.
Thiếu nữ bán trang sức bạc tỷ của mẹ để lấy vài đồng mua khuyên mỹ ký

Thiếu nữ bán trang sức bạc tỷ của mẹ để lấy vài đồng mua khuyên mỹ ký

Netizen

22:52:18 10/02/2025
Không ít cư dân mạng cho rằng khi con gái đã là một nữ sinh trung học, đáng lẽ vợ chồng bà Wang nên cân nhắc cho con một khoản tiền tiêu vặt.
Rashford gửi tin nhắn cảm xúc tới Aston Villa

Rashford gửi tin nhắn cảm xúc tới Aston Villa

Sao thể thao

22:24:41 10/02/2025
Marcus Rashford gửi tin nhắn cảm xúc tới Aston Villa sau khi anh lần đầu tiên ra sân kể từ tháng 12 năm ngoái trong chiến thắng trước Tottenham ở FA Cup.
Thị trường âm nhạc sôi động ngay từ đầu năm

Thị trường âm nhạc sôi động ngay từ đầu năm

Nhạc việt

21:58:53 10/02/2025
Ngay từ đầu năm, hàng loạt ca sĩ đã tung ra sản phẩm mới khiến thị trường nhạc Việt sôi động hơn, với hy vọng mở ra một năm thành công.
Cuộc sống của Phương Trinh Jolie - Lý Bình xáo trộn từ khi có con thứ 3

Cuộc sống của Phương Trinh Jolie - Lý Bình xáo trộn từ khi có con thứ 3

Tv show

21:51:36 10/02/2025
Không chỉ Phương Trinh Jolie phải hoãn lại lịch trình biểu diễn ở các sân khấu mà Lý Bình cũng không thể trở lại đóng phim vì gia đình đón thêm một thành viên mới.