Sức mạnh đáng gờm của mẫu xe tăng thế hệ mới của Nga
Nga sẽ trình diễn thế hệ xe tăng mới nhất trong lễ diễu hành kỷ niệm ngày Hồng quân Liên Xô chiến thắng Phát xít Đức tại thủ đô Mátxcơva vào tháng 5 tới.
Quân đội Nga chạy thử mẫu T-14 Armata. (Ảnh: Defence24)
Theo các hãng truyền thông Nga, 20 mẫu xe tăng đời thứ ba, hay còn gọi là T-14, được phát triển dựa trên hệ thống kỹ thuật Armata đời mới, đã được chuyển cho quân đội Nga để chuẩn bị cho lễ diễu hành nêu trên.
Vào năm 2020, Uralvagonzavod, nhà máy sản xuất xe tăng lớn nhất thế giới, có kế hoạch sản xuất tới 2.300 chiếc T-14 Armata. Trong thời gian từ giờ tới lúc đó, quân đội Nga sẽ từng bước thay thế các xe tăng hiện nay bằng mẫu xe tăng hiện đại này.
Dự kiến, quân đội Nga có kế hoạch thay thế 70% số xe tăng hiện nay, chủ yếu là các mẫu T-72 và T-90. Vậy mẫu xe tăng T-14 Armata có gì mới và đáng chú ý đến mức các chuyên gia về vũ khí quân sự đánh giá đây sẽ là loại vũ khí giúp Nga giành ưu thế trước các đối thủ?
Video đang HOT
Hình mô phỏng xe tăng T-14 Armata. (Ảnh: Defence24)
Theo đánh giá của Văn phòng Nghiên cứu Quân sự Quốc tế (FMSO) có trụ sở tại Fort Leavenworth ở bang Kansas, vũ khí chủ lực của mẫu T-14 Armanta là súng nòng trơn 2A82 125mm, có khả năng bắn nhiều loại đạn, bao gồm cả đạn xuyên giáp hay tên lửa dẫn đường.
Đây là loại súng được nhiều tờ báo ở phương Tây đánh giá cao hơn cả khẩu Rheinmetall 120mm được trang bị trên xe tăng Leopard-2 của Đức. Mẫu xe tăng Leopard-2 sử dụng động cơ Chelyabinsk A-85-3A, có khả năng tăng tới 1500 mã lực.
Ngoài ra, mẫu xe tăng thế hệ thứ ba T-14 của Nga còn sở hữu hệ thống kiểm soát thông tin, cho phép kiểm soát tất cả bộ phận và thành phần, nhận biết sớm các lỗi kỹ thuật và điều khiển các hệ thống khác trên xe.
FSMO còn nhận định rằng T-14 cũng được trang bị cả hệ thống xử lý giúp xe tăng có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường, từ đó giúp tăng tốc độ di chuyển và giúp T-14 không gặp trở ngại trước các địa hình đồi núi.
Còn theo hãng RT, điểm đặc biệt của T-14 chính là chế độ phòng thủ chủ động được trang bị trên xe tăng. Đây là hệ thống cảnh báo trước nguy cơ bị tấn công bởi tên lửa vác vai hay tên lửa chống tăng, qua đó giúp đưa ra các nhận định về việc sử dụng đạn để đáp trả.
“Chế độ phòng thủ sẽ bảo vệ xe tăng T-14 khỏi các cuộc tấn công, kể cả từ trên không. Ngay cả những mẫu trực thăng hiện đại Apache cũng không có cơ hội bắn tên lửa trúng 100% đối với các mẫu T-14, RTkhẳng định.
Trong khi đó, tuần báo Der Stern của Đức đánh giá mẫu T-14 là “làn gió mới” trong lĩnh vực vũ khí hiện nay. Đức đã giới thiệu Leopard-2 cách đây 35 năm và mẫu M1 Abrams cũng đã ra mắt vào khoảng thời gian đó. Hai mẫu này có thể đã có nhiều cải tiến nhưng về những tính năng cơ bản không có nhiều thay đổi so với phiên bản đầu tiên.
Tờ Der Stern đánh giá T-14 Armata chính là mẫu xe tăng thế hệ mới hoàn toàn đầu tiên kể từ sau khi Liên bang Xô Viết tan rã.
Ngọc Anh
Theo Dantri/Diplomat
Phó Thủ tướng Triều Tiên sắp thăm Nga
Truyền thông Nga ngày 3/4 đưa tin một trong các phó Thủ tướng của Triều Tiên sẽ sang thăm Nga trong tháng này để chuẩn bị cho chuyến thăm lịch sử của nhà lãnh đạo Kim Jong-un vào tháng tới.
Triều Tiên đang đẩy mạnh quan hệ với Nga trong năm "quan hệ hữu nghị" 2015 (Ảnh: WorldBulletin)
Tờ Parlamentskaya Gazeta, cơ quan ngôn luận của Hội đồng Liên bang Nga, cho biết Đại sứ Triều Tiên tại Nga Kim Hyong-jun và Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Yevgeny Bushmin đã đạt được thỏa thuận liên quan đến chuyến thăm sau một cuộc gặp gần đây. Tuy nhiên, hiện chưa rõ ai trong số 7 Phó Thủ tướng của Triều Tiên sẽ đi thăm Nga.
Tờ Parlamentskaya Gazeta nhận xét đây sẽ là một phần của các sự kiện đánh dấu mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
"Chuyến thăm có thể là một bước chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Kim Jong-un tới Nga vào tháng 5 để tham dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày Hồng quân Liên Xô chiến thắng phát xít Đức (9/5/1945 - 9/5/2015) trong Thế chiến 2", một nguồn tin ngoại giao tại Mátxcơva nêu rõ.
Nếu mọi việc diễn ra đúng kế hoạch, đây sẽ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Kim Jong-un kể từ khi nhà lãnh đạo này lên nắm quyền ở Triều Tiên năm 2011. Nó cũng cho thấy một xu hướng gắn kết mới giữa Nga và Triều Tiên trong bối cảnh cả hai nước đều đang bị phương Tây tìm mọi cách cô lập, động thái không chỉ khiến Mỹ và châu Âu lo lắng mà còn làm cả Trung Quốc cũng phải giật mình.
Cho tới nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời 68 nguyên thủ quốc gia tới Mátxcơva vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng phát-xít Đức trong Thế chiến 2. Hiện 26 lãnh đạo đã xác nhận sẽ tham dự.
Vũ Anh
Theo Dantri/Parlamentskaya Gazeta
Trung Quốc tranh giành "hoa anh đào" với Nhật Bản Những người trồng hoa TQ tuyên bố biểu tượng "hoa anh đào" của Nhật Bản là thuộc quyền sở hữu của họ, trong khi người Hàn Quốc cũng giành "chủ quyền". Nhóm chuyên gia trồng hoa thuộc Hiệp hội hoa anh đào Trung Quốc đang tranh cãi, cho rằng loài hoa anh đào Nhật Bản được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc....