Sức mạnh của việc tự học
Trong thế giới cạnh tranh ngày nay, vai trò của giáo dục chính quy trở thành việc đào tạo ra những học sinh kiểu mẫu và công dân ưu tú, người mà có thể thúc đẩy quốc gia và thế giới tiến lên trong suốt cuộc đời họ.
Nhưng đôi khi, một hệ thống có cấu trúc như thế dường như chỉ đang đào tạo ra những học sinh bình thường, cứng nhắc. Những học sinh ấy là sản phẩm của một khái niệm đã được định hình sẵn.
Khi so sánh những “ trường học công nghiệp” với các quy trình sản xuất sản phẩm theo dây chuyền có lẽ không quá xa, sự thật đó khiến nhiều phụ huynh lo lắng là học sinh đang được dạy những gì cần suy nghĩ hơn là suy nghĩ như thế nào.
Giải quyết vấn đề. có thể là một quá trình sáng tạo, bắt nguồn từ nhu cầu đối với những giải pháp hữu ích.
Một cách khác để bổ sung cho kế hoạch chặt chẽ hầu hết các hệ thống giáo dục là chú trọng kiến thức dựa trên kinh nghiệm, học sinh dùng trí tuệ của mình để tự khám phá ra những giải pháp đối với vấn đề họ đang gặp phải.
Theo như tạp chí Giáo dục Harvard dẫn lời của nhà tâm lí học nổi tiếng người Mỹ Jerome Bruner: “Tự mình khám phá chính mình dạy chúng ta cách thu thập thông tin sao cho thông tin ấy trở nên khả thi hơn trong việc giải quyết vấn đề”.
Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề
Phương pháp học tập dựa trên kinh nghiệm khuyến khích trẻ nhỏ phát triển khả năng phát hiện vấn đề và tự tìm kiếm giải pháp hữu ích trong đời sống hằng ngày.
Trẻ nhỏ có thể tình cờ bắt gặp những tình huống thử thách khi tương tác với bạn bè, khi tình cờ gặp những người qua Internet hoặc đơn giản là trong khi đang tìm kiếm giải pháp cho vấn đề hiện tại.
Bằng cách đó, trẻ em học cách dựa vào bản thân mình và chủ động giải quyết vấn đề, thay vì chờ đợi đáp án đã được bày sẵn. Trở nên tháo vát giúp họ trở nên sáng tạo và thích nghi với sự thay đổi trong môi trường. Nó cũng giúp họ nhận ra rằng mình có thể học nhanh hơn.
Tạo ra những trải nghiệm quan trọng
Video đang HOT
Việc tự học bắt nguồn từ mong muốn cá nhân có được kiến thức mới. Nó được hỗ trợ bởi nhu cầu khám phá nhiều thông tin hơn về một chủ đề và sử dụng thông tin cho một một mục đích cụ thể.
Trẻ em sẽ có được ý thức rõ ràng hơn vì thông tin thu được có thể sẽ liên quan đến họ. Họ cũng có xu hướng tìm hiểu sâu hơn về một chủ đề nhất định vì xác định rõ ràng mục đích khi biết – và đó không đơn giản chỉ là vì mục đích học tập. Việc học trở nên có mục đích với trẻ em, cũng như trở nên thú vị, điều này dẫn đến kết quả tốt hơn.
Khuyến khích tư duy tò mò
Học tập hiệu quả phần lớn đòi hỏi cảm giác muốn tìm hiểu – một sự tò mò đối với việc khám phá. Khuynh hướng “biết nhiều hơn nữa” là một động lực thậm chí truyền cảm hứng cho họ để trở thành những người học suốt đời. Trẻ em có động lực học sẽ tìm cách để lĩnh hội nhiều kiến thức hơn, bắt nguồn từ bên trong bản thân, thay vì bị thúc đẩy bởi những tác động bên ngoài.
Đối với họ, học tập là một niềm phấn khích, giống như bắt đầu cuộc phiêu lưu, một điều giúp mở rộng khả năng hơn nữa khi họ thành công trong việc tiếp thu kiến thức và kĩ năng.
Nâng cao lòng tự trọng
Phần lớn động lực tự học bắt nguồn từ bên trong, và mặc dù sự tò mò tự nhiên thúc đẩy một đứa trẻ tìm kiếm câu trả lời đối với vấn đề, động lực và sự tự tin để “bắt đầu cuộc hành trình của riêng mình” có thể đơn độc và nản chí.
Nhưng khi trẻ em tự học nhiều hơn, cảm giác tự tin khi học sẽ được xây dựng. Họ sẽ tin tưởng vào phán đoán của mình vì họ có thể thấy điều đó tạo ra kết quả như thế nào đối với bản thân.
Sẽ không mất nhiều thời gian để trẻ em có thể khám phá bản thân là những người độc lập mong muốn những thứ mới mà không cần ai thúc đẩy hay giúp đỡ.
Học theo một tốc độ riêng
Những đứa trẻ tự học sẽ làm như vậy với tốc độ của riêng mình. Điều này mang lại cho lợi ích khi tập trung vào những lĩnh vực quan tâm hơn cả hoặc hiểu rõ hơn. Theo một cách nào đó, việc này giúp chuyên sâu vào một số chi tiết nhất định. Việc thực hành này làm giảm sự thất vọng, lo lắng hoặc buồn chán; những thứ thường cản trở học sinh tham gia học tập.
Trong những tình huống như vậy, những thử thách và cản trở sẽ không còn là rào cản khi nỗ lực hoàn thành công việc, thay vào đó, những thử thách cũng chính là cơ hội học một cái gì mới.
Động lực của việc muốn tìm hiểu giúp thúc đẩy trẻ đào sâu nghiên cứu để biết nhiều hơn.
Mở rộng các kĩ năng ngoại khóa
Một phần không thể thiếu của việc tự học không chỉ là khám phá thế giới xung quanh một đứa trẻ – mà nó còn là sự phản ánh về khả năng.
Những trẻ em học hỏi qua kinh nghiệm sẽ tìm cách để làm việc nhanh chóng và hiệu quả hơn, điều đó đòi hỏi quản lí thời gian, tự đánh giá và đặt ra các mục tiêu cá nhân. Đây đều là những kĩ năng quan trọng cái mà rất cần thiết sau này đối với sự nghiệp học tập của họ và hơn thế nữa là khi họ tham gia vào lực lượng lao động.
Trên thực tế, những đứa trẻ có khả năng tự học có nhiều cơ hội hơn trong việc phát triển kĩ năng khác, bằng cách phát triển một kĩ năng đặc biệt nào đó đi kèm. Những người có khả năng tự học cũng vô cùng tận tụy để hoàn thành công việc và họ bám sát kế hoạch cho đến khi đạt được mục tiêu.
Phương pháp học tập Kumon
Một chương trình khuyến khích việc tự học được phát triển bởi một nhà giáo trung học người Nhật cho con trai ông vào năm 1954. Toru Kumon đã phát triển bản tính Toán học trên các tờ giấy kẻ ngang để con trai ông Takeshi có thể học cách để chuẩn bị đầy đủ hơn để đối mặt với kì thi trung học và tuyển sinh đại học nghiêm ngặt trong tương lai.
Ngày nay, phương pháp Kumon đã giúp học sinh toàn thế giới phát triển trí tuệ và sự độc lập thông qua việc tự học, thúc đẩy một thế hệ học sinh toàn diện, tháo vát và tự tin chấp nhận thử thách mà không sợ hãi.
Theo congly
Cách ôn bài hiệu quả khi nghỉ ở nhà tránh dịch
Trong thời gian nghỉ tránh dịch Covid-19, nhiều trường học đã lên kế hoạch giao bài tập cho học sinh hay tổ chức dạy học trực tuyến. Tuy nhiên, một số cha mẹ vẫn lo lắng, chưa biết hướng dẫn con ôn bài như thế nào cho hiệu quả.
Dạy học online là hình thức được áp dụng phổ biến khi học sinh nghỉ học tránh dịch. (Ảnh minh họa)
Cha mẹ hãy hướng dẫn con tự học
Theo chị Lê Ngọc An (TP. HCM) đang có con học lớp 6 cho biết, đây là cơ hội chị dạy con tự học ở nhà. Đầu tiên, chị đã cùng con lên thời gian biểu hợp lí, rõ ràng giữa giờ học, giờ chơi và làm việc nhà. Như vậy, con chị có thể ở nhà tự học theo thời gian biểu định sẵn.
Để lập được thời gian biểu hiệu quả, chị An thông qua yêu cầu của các giáo viên trên lớp của con mình để hài hoà giữa bài vở được giao và hoàn thành. Trong tuần đầu tiên, chị thường xuyên nhắc nhở con học mỗi ngày theo thời gian biểu. Sau một hai ngày con sẽ dần hình thành được tính tự giác.
Cùng với đó, chị An sắp xếp ba buổi tối trong tuần ngồi học cùng con, chủ yếu là kiểm tra bài vở của con và đọc tiếng Anh cho con chép chính tả. Theo chị, cha mẹ không nên ngày nào cũng kiểm tra bài vở của con mà để con phát huy tính tự giác. Trong quá trình học cùng con, cha mẹ cần giúp con hình thành tính chủ động trong tư duy. Từ đó, con sẽ coi việc tự học thật nhẹ nhàng.
Ôn tập kiến thức như thế nào
Theo cô Kim Liên, giáo viên dạy Văn trường THCS Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội) thì cha mẹ căn cứ vào kết quả học tập học kỳ 1, xem con mình kém môn nào, phần nào để củng cố lại kiến thức. Các con có thể tự học, tự soạn những bài học trước chương trình để khi quay lại trường, việc học sẽ thuận lợi hơn.
Với học sinh bậc tiểu học, cha mẹ có thể cho con ôn tập những kiến thức cơ bản. Thời gian này, cần chú trọng cho con ôn tập môn Toán, tiếng Việt, sau đó đến các môn khác. Cha mẹ hãy dựa trên kế hoạch giao bài tập của giáo viên để cho con ôn bài ở nhà. Trước khi giao bài cho con, cha mẹ hãy ôn lại kiến thức phần lý thuyết. Ở bậc tiểu học, các con không cần học nhiều kiến thức nhưng phải học đều đặn mỗi ngày.
Với học sinh trung học cơ sở, cha mẹ có thể dạy hoặc kiểm soát việc tự học của con qua những môn học cơ bản như Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Các môn còn lại, trong phân phối chương trình ít hơn nên các con có thể học sau cùng, học bù do nhà trường sắp xếp.
Đối với học sinh cuối cấp lớp 9 và lớp 12 thì đây là quãng thời gian cho các con ôn tập. Các con không nên quá hoang mang, lo lắng. Nên dành thời gian tìm hiểu những nội dung chính của yêu cầu đề thi, cấu trúc đề thi, đề thi các năm trước. Bên cạnh các đề và bài tập giáo viên gửi, trên mạng kiến thức ôn tập cũng vô cùng phong phú.
Tình hình dịch bệnh Covid - 19 đang có những diễn biến phức tạp, việc điều chỉnh kế hoạch năm học là điều bất đắc dĩ mà ngành GD&ĐT phải làm để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Bởi vậy, các em hãy bình tĩnh, tập trung ôn tập và theo dõi các hướng dẫn tiếp theo của thầy cô giáo và của ngành giáo dục.
Trong thời gian nghỉ tránh dịch, một số trường đã tổ chức học trực tuyến cho học sinh. Những trường chưa tổ chức học trực tuyến được thì giáo viên cũng thường xuyên gửi kiến thức ôn tập tới học sinh. Vì vậy, cha mẹ hãy căn cứ vào đó để cho con em mình tự ôn bài ở nhà.
Nhìn chung, học sinh bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông đã biết cách tự học và tự tìm hiểu kiến thức từ internet nên quan trọng là sự theo sát của cha mẹ để nhắc nhở các con ôn bài tốt. Bên cạnh đó, trong thời gian nghỉ tránh dịch, cha mẹ cần trang bị những kiến thức, kỹ năng về phòng chống dịch bệnh để khi quay trở lại trường, các con tự bảo vệ tốt sức khoẻ cho mình.
Và hơn hết, "kỳ nghỉ Tết dài nhất lịch sử" đã vô tình tạo điều kiện để tất cả học sinh rèn khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng sống cần thiết. Tự học, xây dựng và thực hiến kế hoạch cá nhân là điều mỗi học sinh cần có để ôn tập hiệu quả trong thời gian nghỉ tránh dịch nhưng cũng là bài học quý giá có thể áp dụng cho các tình huống của cuộc sống.
Bảo Minh
Theo giaoducthoidai
"Thần đồng ngôn ngữ" thành thạo 8 thứ tiếng, nói ngoại ngữ như gió chỉ sau gần một năm thực hành Nam sinh Nhất Minh chỉ mất khoảng 8 đến 10 tháng để thông thạo mỗi ngôn ngữ. Em từng được các giáo viên và bạn bè mệnh danh là "thần đồng ngôn ngữ". Nam sinh Ngô Nhất Minh nói tốt 8 thứ tiếng. Ảnh: Dân Trí. Ngô Nhất Minh (17 tuổi), hiện là học sinh trường THPT nội trú Iolani (Mỹ). Trước đó,...