Sức mạnh của sư đoàn xe tăng có biên chế hàng đầu thế giới
Sư đoàn xe tăng duy nhất, đạt tầm cỡ thế giới của lực lượng tự vệ trên đất liền (lục quân) Nhật Bản được Russian Military Messenger đánh giá rất cao.
Xe tăng Type 74 (trái) và Type 10 (phải) của Nhật Bản
Sư đoàn xe tăng có biên chế hàng đầu thế giới
Bài viết cho biết, lực lượng lục quân Nhật Bản chỉ có duy nhất sư đoàn xe tăng số 7, trong tương lai sư đoàn này sẽ được trang bị toàn bộ loại xe tăng Type 10. Đây là loại xe tăng được Nhật Bản ra mắt năm 2008, được coi là áp dụng những thành tựu công nghệ mới nhất, tích hợp tất cả những đặc điểm ưu việt của các loại xe tăng trên thế giới.
Lực lượng lục quân Nhật Bản hiện có 148.000 quân, được cấu thành từ 5 binh chủng, bao gồm 13 sư đoàn, lữ đoàn và 1 số đơn vị trực thuộc Bộ tư lệnh (trong đó, đáng chú ý là 1 sư đoàn xe tăng và 1 lữ đoàn đổ bộ đường không). Vũ khí, trang bị gồm có hơn 1000 xe tăng – thiết giáp, 2000 khẩu pháo và pháo hỏa tiễn, gần 500 máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng.
Hiện nay, lực lượng lục quân Nhật Bản chỉ có duy nhất sư đoàn 7 là sư đoàn xe tăng chủ lực, là lực lượng đột kích chủ yếu của lục quân, có nhiệm vụ chính là phản công, yểm hộ ở bên sườn các sư đoàn bộ binh. Sư đoàn 7 xe tăng đóng quân ở Hokkaido, là sư đoàn có quy mô tổ chức lớn nhất và hỏa lực mạnh nhất trong lực lượng lục quân Nhật Bản.Sư 7 có biên chế khoảng 7000 người, vũ khí, trang bị gồm hơn 200 xe tăng, hơn 200 thiết giáp, gần 70 khẩu pháo và pháo hỏa tiễn. Ngoài sư đoàn xe tăng chủ lực này ra, trong mỗi sư đoàn bộ binh cũng được biên chế 1 tiểu đoàn xe tăng tối đa là 60 chiếc. Lực lượng chủ lực của sư đoàn gồm có 7 trung đoàn, ngoài ra còn có 3 tiểu đoàn, 2 đại đội trực thuộc.
7 trung đoàn chủ lực bao gồm: 3 trung đoàn xe tăng, 1 trung đoàn bộ binh cơ giới, 1 trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn tên lửa phòng không, 1 trung đoàn hậu cần, bảo đảm. 3 tiểu đoàn trực thuộc là tiểu đoàn trinh sát – tình báo, tiểu đoàn công binh và tiểu đoàn thông tin. 2 đại đội là đại đội chỉ huy (tương đương Bộ tư lệnh) và đại đội hàng không lục quân.
Tuy biên chế của sư 7 chưa đạt tới tầm 1 quân đoàn (hoặc tập đoàn quân xe tăng) nhưng nó đã vượt quá biên chế của 1 sư đoàn xe tăng thông thường. Hơn nữa, sức mạnh của sư đoàn này còn được thể hiện ở những trang bị mà nó có trong biên chế như xe tăng Type 74, xe tăng Type 90, đặc biệt là xe tăng Type 10.
Video đang HOT
Xe tăng Type 90 của lục quân Nhật Bản
Bài viết đánh giá rất cao loại xe tăng Type 10 của Nhật Bản. Nó được áp dụng những thành tựu công nghệ mới nhất, dựa trên cơ sở những lý luận tiên tiến nhất về xe tăng hiện đại, đồng thời đúc rút được những kinh nghiệm tác chiến xe tăng trong một vài cuộc chiến tranh cục bộ những năm gần đây. Trong tương lai, Type-10 sẽ bộc lộ tất cả các phẩm chất ưu việt của nó, thể hiện đúng tính chất là “quả đấm thép” của lục quân.
Sở dĩ Nhật Bản nỗ lực phát triển xe tăng Type 10 bởi vì họ không hài lòng với xe tăng Type 90 do giá cả của nó quá cao (7,4 triệu USD, đắt hơn 3 triệu so với xe tăng Abrams của Mỹ), hơn nữa lại quá nặng (gần 60 tấn), kích thước cồng kềnh, rất khó vận chuyển bằng đường sắt và tự hành trên đường quốc lộ của Nhật Bản. Vì vậy, Type 10 với tính năng ưu việt hơn, giá thành thấp hơn, kích thước nhỏ hơn được hoan nghênh nhiệt liệt.
Hiện nay, lực lượng lục quân Nhật Bản đã được trang bị 39 chiếc xe tăng Type-10. Điều đáng ngạc nhiên là việc triển khai nhanh xe tăng Type-10 không chỉ dựa vào xe chuyên chở hoặc khả năng tự cơ động của nó, mà còn được triển khai trên tàu đổ bộ lớp Osumi. Điều này thể hiện rõ sự quyết tâm đột phá vào bản “Hiến pháp hòa bình” của Nhật Bản, để họ có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến bên ngoài lãnh thổ.
Type 10 có khả năng tấn công và phòng ngự rất mạnh
Sư đoàn 7 được trang bị xe tăng tiên tiến nhất thế giới
Type 10 là sản phẩm của Mitsubishi Heavy Industries, thuộc loại xe tăng chủ chiến nằm giữa thế hệ thứ 3 và thế hệ thứ 4. Nó có trọng lượng không tải 43,25 tấn, đủ trang bị là 48 tấn; chiều dài 9,483m, rộng 3,24m, cao 2,3m; kíp lái gồm 3 người (chỉ huy, pháo thủ và lái xe), tốc độ tối đa 70km/h.
Về vũ khí, Type-10 được trang bị pháo nòng trơn 120mm L44 do công ty Steel Works, Ltd của Nhật chế tạo. Ngoài ra nó còn được trang bị súng máy M2HB 12,7mm, súng máy 7,62mm Type 74.
Hệ thống động lực của Type-10 sử dụng động cơ Diezen 4 thì, 8 xi-lanh V8 có lực đẩy 895kW (1200 hp) thế hệ mới nhất do Công ty MHI của Nhật chế tạo, giúp nó đạt vận tốc lên tới 70km/h ngay cả khi hành tiến phía trước hay giật lùi. Type-10 có khả năng hành trình liên tục 440km mới phải tiếp dầu.
Type 10 có tính năng cơ động rất tốt
Xe được trang bị hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính và tình báo C4I (Command, Control, Communications, Computers, & Intelligence), có thể tự động hóa việc kết nối và trao đổi thông tin giữa các xe tăng trong phân đội, hệ thống điều khiển hỏa lực của nó có thể đảm bảo tấn công chính xác những mục tiêu di động rất nhỏ.
Hệ thống điều khiển hỏa lực của Type-10 có thể bảo đảm khả năng tiêu diệt mọi loại mục tiêu. Tính năng này kết hợp với thiết kế hệ thống vỏ thép chế tạo trên cơ sở công nghệ Nano, dạng kết cấu Modul giúp lớp áo giáp có trọng lượng nhẹ nhưng có khả năng chống đạn xuyên, đạn phá, đạn cháy đã nâng cao khả năng tự bảo vệ cho Type-10.
Type-10 có thể triển khai cơ động trên toàn phạm vi lãnh thổ Nhật Bản, với trọng lượng nhỏ hơn các loại xe tăng chủ chiến của các quốc gia khác từ 8 – 15 tấn và động cơ cực mạnh, nó có thể tác chiến rất tốt trên các địa hình đồi núi, rừng rậm, đầm lầy, có thể chạy được trên tất cả các địa hình cầu cống, đường sá trên lãnh thổ Nhật Bản và phù hợp với mọi loại xe chở tăng cơ động.
10 có hệ thống vỏ thép chế tạo trên cơ sở công nghệ Nano, dạng kết cấu Modul
Với tính năng cơ động cao, vỏ thép bảo vệ đặc biệt và khả năng tấn công những mục tiêu cơ động nhỏ, đặc biệt là khả năng phản kích đập tan các ổ hỏa lực gồm súng và tên lửa chống tăng, Type 10 không chỉ phù hợp trong tác chiến quy mô lớn, khi đối đầu với các loại xe tăng chủ lực của đối phương mà còn phù hợp trong tác chiến rừng núi, chống du kích, chống khủng bố.
Về hình dạng bên ngoài, Type 10 hoàn toàn tương đồng với các loại xe tăng tiên tiến trên thế giới hiện nay như “Leopard-2A6″ của Đức, Merkava Mk-4 của Israel, nhưng về kích thước và trọng lượng thì gần với xe tăng Nga hơn. So với xe tăng Type-90, hệ thống vũ khí, động lực của Type 10 có thể coi là tương đương nhưng về hệ thống điều khiển hỏa lực, thiết bị điện tử thì nó có vượt trội hơn rất nhiều, kích thước và trọng lượng cũng nhỏ hơn 1 chút.
Ngày 10/01/2012, xe tăng Type 10 chính thức được trang bị cho lực lượng lục quân Nhật Bản. Năm 2010, lục quân Nhật đã ký hợp đồng mua 1 lô đầu tiên 13 chiếc với đơn giá 6,5 triệu USD/chiếc, sau đó họ lại tiếp tục mua thêm 26 chiếc nữa. Trong tương lai, xe tăng Type 10 sẽ bổ sung và dần dần thay thế cho xe tăng Type 74 và Type 90 trong biên chế lực lượng lục quân Nhật Bản.
Theo xahoi
Nhật lo đối phó máy bay Trung Quốc
Các chuyến xuất kích của những chiến đấu cơ thuộc Lực lượng Tự vệ Trên không Nhật Bản (ASDF) để ngăn chặn máy bay Trung Quốc đang tăng mạnh trong vài tháng qua.
NHK dẫn lời các quan chức Bộ Quốc phòng cho hay ASDF đã 69 lần cho xuất kích các máy bay chiến đấu của lực lượng này để chặn phi cơ Trung Quốc tiến vào không phận Nhật từ tháng 4 tới tháng 9.
Số lần cất cánh của các chiến đấu cơ Nhật từ tháng 4 tới tháng 6 là 15. Tuy nhiên, con số này trong ba tháng tiếp theo đã tăng gấp hơn ba lần lên thành 54, trong bối cảnh các quan hệ giữa Nhật và Trung Quốc rạn nứt liên quan tới tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Bộ Quốc phòng Nhật cho hay nhiều phi cơ Trung Quốc bay vào vùng nhận diện phòng không của Nhật Bản từ phía bắc hoặc phía tây, sau đó quay lại khoảng 200 km từ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Giới chức quốc phòng Nhật cũng cho biết nhiều máy bay Trung Quốc là các phi cơ tuần tra hoặc giám sát.
Tham mưu trưởng Liên quân Nhật, Shigeru Iwasaki hôm qua cho biết các chiến đấu cơ Trung Quốc, cũng như các hạm đội của nước này, đang đẩy mạnh các hoạt động tại biển Hoa Đông trong vài năm qua. Ông Iwasaki nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạt động giám sát và cảnh báo của Nhật, để tìm hiểu cũng như phân tích từ nhiều góc độ đối với các hoạt động của phía Trung Quốc
Quan hệ Nhật - Trung trở nên đặc biệt căng thẳng sau khi Nhật Bản hoàn tất việc mua ba trong số 5 đảo thuộc quần đảo tranh chấp với Trung Quốc. Nhật gọi nhóm đảo này là Senkaku, trong khi Trung Quốc đặt tên là Điếu Ngư.
Theo VNE
Nhật phô diễn sức mạnh trên biển Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản hôm qua tiến hành duyệt binh quy mô lớn nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, trong bối cảnh Tokyo có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Bắc Kinh. Lá cờ của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản (MSDF) tung bay trong gió, phía xa là các tàu hộ tống Kurama...