Sức mạnh của lựu pháo Hiệp sĩ Mỹ có thể điều đến Biển Đông
Với khả năng cơ động cao, hỏa lực mạnh, tầm bắn trên 30 km, M109 Paladin là lựu pháo tự hành chủ lực của quân đội Mỹ và có thể được triển khai ở Biển Đông để đối phó Trung Quốc.
Gần đây, chuyên gia quân sự Kris Osborn nói với trang mạng quân sự Scout Warrior có trụ sở tại New York, rằng quân đội Mỹ nên triển khai thêm vũ khí, chẳng hạn như lựu pháo tự hành M109 Paladin đến Biển Đông nhằm đối phó quá trình quân sự hóa của Trung Quốc. Ảnh:Modbd
Bên cạnh ý kiến triển khai lựu pháo tự hành M109 của chuyên gia Osborn, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris còn đề xuất sớm triển khai tên lửa chống hạm tầm xa đến châu Á để đối phó việc Trung Quốc nâng cấp lực lượng hải quân. Ảnh: Military Images
M109 Paladin (Hiệp sĩ) là lựu pháo tự hành do United Defense (nay là BAE Systems Land and Armaments) phát triển cho quân đội Mỹ vào những năm 1960. Ảnh: Military Today
Theo Military Today, Paladin sử dụng pháo chính M285 155 mm với chiều dài nòng gấp 39 lần cỡ đạn. Vũ khí phụ gồm đại liên 12,7 mm. Hệ thống lắp trên khung gầm bánh xích mang lại khả năng cơ động cao. Ảnh: Military Today
Pháo chính 155 mm có tầm bắn tối đa 17 km với đạn pháo thông thường, 30 km với đạn tăng tầm và 40 km với đạn pháo dẫn đường bằng GPS Excalibur. Pháo có tốc độ bắn tối đa 6 viên/phút, tốc độ bắn duy trì 3 viên/phút. Ảnh: Military Today
Video đang HOT
Người ta trang bị cho M109 hệ thống điều khiển hỏa lực tự động cùng hệ thống chuyển hướng tích hợp và định vị quán tính. Nhờ hệ thống điện tử hiện đại, Paladin có thể dừng lại và bắn đạn pháo đầu tiên trong vòng chưa đầy 60 giây. Ảnh: Military Today
Khoang chứa bên trong xe có thể mang theo 39 đạn pháo. Các đầu đạn được bảo quản ở dạng chưa lắp ngòi nổ nhằm đảm bảo an toàn khi vận chuyển. Ảnh:Flickr/U.S Army
Khi chuẩn bị tác chiến, binh sĩ sẽ lắp ngòi nổ cho từng loại đầu đạn tùy theo yêu cầu nhiệm vụ. M109 có thể bắn đạn nổ phân mảnh diệt bộ binh, đạn nổ mạnh để xuyên phá công sự, đạn dẫn hướng GPS. Ảnh: The Brigade
Ê kíp vận hành pháo gồm 2 người nạp đạn, pháo thủ, trợ lý pháo thủ, chỉ huy và lái xe. Họ được bảo vệ bên trong thân xe bọc giáp có khả năng chống lại vũ khí cá nhân, mảnh đạn pháo, chống tác nhân sinh hóa học NBC. Ảnh: The Brigade
M109 tham chiến lần đầu tại chiến trường ở Việt Nam vào những năm 1960. Từ đó đến nay, Paladin là lựu pháo tự hành chủ lực của quân đội Mỹ. Lựu pháo này được xuất khẩu cho nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: The Brigade
M109 đã trải qua nhiều lần nâng cấp, trong đó phiên bản hiện đại nhất là M109A7. Quân đội Mỹ đã đặt hàng 580 lựu pháo tự hành M109A7, quá trình chuyển giao dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2017. Ảnh: Military Today
M109A7 sử dụng hệ thống nạp đạn tự động cho phép giảm ê kíp vận hành xuống còn 4 người. Người ta trang bị cho phiên bản mới hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến giúp nâng cao hiệu suất tác chiến. Paladin vẫn là trụ cột của pháo binh Mỹ trong nhiều thập niên tới. Ảnh: Military Today
Theo Zing
Sức mạnh kinh người lựu pháo 152mm Nga chống quân IS
Mặc dù Bộ Quốc phòng Nga chưa công bố chính thức nhưng nhiều khả năng loại lựu pháo Msta B 152mm đã được triển khai chống phiến quân IS.
Mặc dù Bộ Quốc phòng Nga chưa công bố chính thức nhưng nhiều khả năng loại lựu pháo Msta-B 152mm đã được triển khai chống phiến quân IS.
Dù vô tình hay cố ý nhưng Bộ Quốc phòng Nga đã để lộ vị trí một đơn vị pháo binh của nước này tại tỉnh Homs, phía Tây Syria, trong một cuộc họp báo vào hôm 17/1, và đơn vị pháo binh này của Nga tại Syria được trang bị lựu pháo Msta-B 152mm. Trong ảnh là bản đồ phân bố các đơn vị Nga tại Homs được công bố hôm 17/11.
Hình ảnh được cho là trận địa pháo Msta-B của Nga tại Homs.
Lựu pháo 2A65 Msta-B được Quân đội Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1987. Mặc dù thời điểm đó Quân đội Liên Xô đã sở hữu khá nhiều các dòng pháo phản lực phóng loạt có hỏa lực áp đảo các loại pháo kéo thông thường nhưng 2A65 "Msta-B" vẫn được trọng dụng vì khả năng vượt trội của nó.
2A65 Msta-B được Cục thiết kế Titan của Liên Xô phát triển từ năm 1976 đến 1986 trước khi được chọn làm mẫu pháo tiêu chuẩn cho các đơn vị pháo binh Liên Xô và sau này là Nga.
Hiện tại Quân đội Nga đang sở hữu ít nhất 750 đơn vị pháo 2A65 Msta-B trong biên chế, ngoài khả năng bắn các loại đạn pháo 152mm thông thường, nó còn được cho là có khả năng triển khai cả vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Về mặt thiết kế 2A65 Msta-B có hình dáng tương tự như các dòng pháo kéo từng được Liên Xô chế tạo, với nòng pháo 152mm được lắp loa giảm giật ba khoang và cơ chế nạp đạn pháo bán tự động với đầu đạn và liều phóng nạp riêng rẽ, thiết bị giảm giật thủy lực và bộ phận làm mát bằng chất lỏng cho thiết bị giảm giật.
Pháo kéo 2A65 "Msta-B" 152mm được trên khung bệ bánh lốp cùng với hai càng pháo, khi càng pháo được hạ xuống thì một trụ thủy lực dưới bệ pháo sẽ được nâng lên giúp giữ ổn định toàn bộ khung thân pháo khi khai hỏa.
Về đạn pháo 152mm, 2A65 "Msta-B" có thể bắn chung đạn với dòng pháo tự hành MSTA-S như đạn pháo OF-45, đạn pháo tăng tầm OF72, OF58 và OF73 với tầm bắn tối đa là gần 29km .Ngoài ra nó còn có thể bắn được cả đạn chống tăng OF-23 với tầm bắn khoảng 26km hay các loại đạn pháo thông minh Krasnopol dẫn đường bằng laser.
Ngoài biến thể pháo kéo, pháo chính 152mm của 2A65 "Msta-B" cũng được Quân đội Liên Xô sử dụng để phát triển mẫu pháo tự hành 2S19 "Msta-S" 152mm. Dòng pháo tự hành này được đưa vào trang bị chỉ sau hai năm sau khi 2A65 "Msta-B" được đưa vào hoạt động chính thức.
2A65 "Msta-B" được đặt trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực T-80, nó có tầm bắn tối đa là 29km và có thể lên tới 36km với đạn tăng tầm. Tốc độ bắn của 2A65 "Msta-B" có thể đạt tới 8 phát/phút.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Tiết kiệm tiền, Malaysia mua 30 pháo tự hành M109 Mỹ? Nhằm hạn chế chi phí, nhiều khả năng Quân đội Malaysia sẽ mua 30 pháo tự hành M109 đã qua sử dụng từ Mỹ. Nhằm hạn chế chi phí, nhiều khả năng Quân đội Malaysia sẽ mua 30 pháo tự hành M109 đã qua sử dụng từ Mỹ. Tờ Malaysian Defence đưa tin cho hay, Quân đội Malaysia đang nhắm tới việc mua...