Sức khỏe tâm thần và… đại dịch
Ấn Độ hiện có hơn 4,2 triệu trường hợp nhiễm virus, đây là con số cao thứ hai trong số các trường hợp được ghi nhận trên toàn cầu, chỉ sau Mỹ.
Ảnh minh họa/INT
Bắt đầu từ tháng 6, chính phủ Ấn Độ bắt đầu nới lỏng các hạn chế nghiêm ngặt nhất, nhưng việc lockdown vẫn gây ảnh hưởng nặng nề đối với sức khỏe tâm thần của người dân, khi đất nước này phải đối mặt với một trong những đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng nhất trên thế giới.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Tổ chức Phòng chống Tự tử ở Ấn Độ (SPIF) vào tháng 5 cho thấy gần 65% trong số 159 chuyên gia sức khỏe tâm thần được khảo sát báo cáo việc gia tăng tỷ lệ các ca tự làm hại bản thân ở bệnh nhân của mình. Hơn 85% nhà trị liệu được khảo sát cho biết họ đang cảm thấy mệt mỏi, hơn 75% cho biết sự mệt mỏi đã ảnh hưởng đến công việc của họ.
Một cuộc khảo sát khác vào tháng 4 của Hiệp hội Tâm thần Ấn Độ cho thấy, trong số 1.685 người tham gia, 40% đang mắc các chứng rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến, chẳng hạn như lo lắng và trầm cảm, do đại dịch.
Các biện pháp ngăn chặn virus Corona có thể đã được giảm bớt, nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Người dân nước này ngày càng lo lắng và bất ổn vì không ai biết khi nào đại dịch sẽ kết thúc.
Trước Covid-19, Ấn Độ có tỷ lệ tự tử cao nhất ở Đông Nam Á – giờ đây, các chuyên gia y tế cho biết hệ thống sức khỏe tâm thần của nước này đang bị đẩy đến mức giới hạn.
Nelson Moses, người sáng lập SPIF, cho biết: “Hệ thống vốn đã hoạt động ọp ẹp và quá tải, giờ đây với Covid, chúng tôi đang phải đối mặt với thảm họa do nhu cầu chăm sóc y tế gia tăng, nguồn cung tồi tệ và nhân viên tuyến đầu mệt mỏi”.
Video đang HOT
Năm 2016, một cuộc Khảo sát Sức khỏe Tâm thần Quốc gia được thực hiện trên 12 tiểu bang của Ấn Độ đã ghi lại danh sách hơn 50 thuật ngữ xúc phạm được sử dụng cho những người bị bệnh tâm thần. Baldev Singh, cố vấn tình nguyện của Quỹ MINDS, một tổ chức phi lợi nhuận của Ấn Độ, cho biết: “Mọi người nghĩ rằng nói về cảm xúc của bạn khiến bạn trở nên yếu đuối – có rất nhiều quan niệm sai lầm”.
Trong tình thế sức khỏe tâm thần ở Ấn Độ đáng báo động, thậm chí không có ngôn ngữ nào trong số 22 ngôn ngữ của Ấn Độ có bất kỳ từ có nghĩa là “sức khỏe tâm thần” hoặc “trầm cảm”. Mặc dù có các thuật ngữ cho nỗi buồn (udaasi), đau buồn (shok) hoặc tàn phá (bejasi) trong tiếng Urdu và các ngôn ngữ Ấn Độ khác, thuật ngữ cụ thể để chỉ các bệnh tâm thần khác nhau vẫn thiếu, có lẽ bởi những người thực hành tâm thần học phần lớn là người phương Tây.
Trong khi đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần của Ấn Độ đang hết sức căng thẳng. Sự kỳ thị về sức khỏe tâm thần có thể khiến một số người không nhận ra rằng họ cần được giúp đỡ. Đối với những người muốn điều trị, thì cơ sở vật chất của các bệnh viện lại rất hạn chế.
Ngoài ra, việc tiếp cận điều trị sức khỏe tâm thần ở Ấn Độ còn phụ thuộc vào nơi bạn sống. Điều kiện chăm sóc y tế ở nông thôn Ấn Độ vô cùng khó khăn. Các bệnh viện tuyến huyện phục vụ cho khoảng 30.000 người hoặc từ 15 đến 20 làng. Các bệnh viện này thường không có dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Một số người dân có thể phải di chuyển đến 60 km để được điều trị.
Mặt khác, người dân nông thôn còn phải lo lắng cho việc đưa sản phẩm của mình đến thị trường. Mặt khác, mặc dù công nghệ đã trở thành yếu tố quan trọng đối với can thiệp sức khỏe tâm thần ở nhiều cộng đồng trong thời kỳ đại dịch, tuy nhiên, liệu pháp trực tuyến thường không áp dụng cho những người ở các làng không có điều kiện sử dụng điện thoại thông minh hoặc Internet.
Cô gái 18 tuổi đến cầu cứu bác sĩ vì mất trí nhớ, rối loạn cảm xúc sau 5 năm bị hàng xóm "quấy rối"
Biến cố cuộc đời xảy ra từ lúc nhỏ nhưng hệ lụy kéo dài khi mãi đến 5 năm sau, cô gái vẫn bị rối loạn hành vi cảm xúc.
Đó là trường hợp của một cô gái tên Vy (18 tuổi, tên đã thay đổi). Bệnh nhân tìm đến một phòng khám chuyên điều trị rối loạn giấc ngủ và stress tại TP.HCM cầu cứu vì có biểu hiện bất thường về trí nhớ, rối loạn hành vi cảm xúc.
Tại đây, cô gái kể với bác sĩ rằng 5 năm trước khi đang ở nhà một mình thì bị một người đàn ông hàng xóm sang chơi và có các hành vi âu yếm với Vy. Sau sự cố bất ngờ này khiến tâm lý bệnh nhân không ổn định. Ngoài ra, cô cũng gặp bất ổn với các mối quan hệ trong gia đình.
Bác sĩ CKI Lê Duy, người tiếp nhận điều trị cho trường hợp này chia sẻ, ở trường hợp này, cô gái đã bị rối loạn stress sau sang chấn kéo dài.
Đây là một vấn đề sức khỏe tâm thần, ảnh hưởng đến cảm xúc và hoạt động hằng ngày của bệnh nhân.
Người mắc chứng này khó ứng phó và khó hồi phục từ những sự kiện gây sang chấn. Bệnh có thể bị cấp tính, kéo dài trong khoảng vài tháng. Nhưng cũng có nhiều trường hợp ảnh hưởng kéo dài trong nhiều năm.
Theo Hiệp hội Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ, triệu chứng của rối loạn stress sau sang chấn bao gồm:
- Hành động cáu giận hoặc bạo lực;
- Cảm thấy lo lắng hoặc bực bội;
- Có các cảnh hồi tưởng, ác mộng, những kí ức đau khổ, hoặc ảo giác;
- Mất quan tâm thích thú trong cuộc sống hằng ngày;
- Cảm thấy sợ hãi hoặc vô dụng;
- Cảm giác chết lặng hoặc tách rời khỏi mọi thứ xung quanh;
- Khó ngủ, không thể nhớ lại những phần nào đó trong sự kiện gây sang chấn;
- Né tránh người hoặc vật làm gợi nhớ lại sự kiện.
Với trẻ em, triệu chứng bệnh có thể là tái hiện hoặc mô tả lại sự kiện gây kinh hãi, nhất là trong lúc chơi. Trẻ sẽ có tính khí giận dữ hoặc hành vi bạo lực quá mức, quên cách trò chuyện như thế nào, không thể trò chuyện hay trở nên lệ thuộc vào người lớn...
Bác sĩ Lê Duy tư vấn điều trị cho bệnh nhân.
Bác sĩ Lê Duy chia sẻ với trường hợp cô gái trên, việc điều trị khá khó khăn, cần sự kiên trì theo đuổi của cả bệnh nhân và gia đình. Bệnh nhân cần được đa trị liệu.
Cụ thể, các bác sĩ sẽ đánh giá lại tình trạng các rối loạn tâm thần của bệnh nhân và kê đơn phù hợp mục đích điều trị các triệu chứng:ối loạn cảm xúc, mất ngủ, cải thiện trí nhớ.
Đồng thời bệnh nhân sẽ được điều trị về tâm lý trị liệu. Các liệu pháp thường sử dụng là tâm lý hành vi, trị liệu nhóm, trị liệu bằng cách tiếp xúc, trị liệu dựa vào các mối quan hệ.
Ngoài ra, gia đình phải tạo ra môi trường an toàn cho bệnh nhân, để bệnh nhân nhận được đầy đủ sự quan tâm chăm sóc.
Bệnh nhân cũng cần tìm việc làm phù hợp với năng lực bản thân, vì làm việc giúp bệnh nhân cảm thấy nâng cao giá trị bản thân, suy nghĩ tích cực hơn và mang lại nhiều niềm vui, giúp giảm lại việc hồi tưởng các sang chấn cũng như điều kiện để hòa nhập với mọi người.
Bác sĩ khuyên người dân sau khi trải qua căng thẳng, stress tâm lý nặng hoặc sang chấn tâm lý, nếu có bất kì biểu hiện bất thường gì tnên đến khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để được tầm soát và điều trị các rối loạn có thể xảy ra.
Gần 75% giới trẻ Mỹ bị ảnh hưởng tâm thần từ đại dịch Covid-19 Chuyên gia kêu gọi giới trẻ nên nghĩ tích cực về tương lai ngay cả khi 'thiếu một số mảnh ghép' do đại dịch Covid-19. Giới trẻ Mỹ chịu nhiều áp lực về sức khỏe tâm thần trong đại dịch Covid-19 - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH PHILADELPHIA INQUIRER Tờ Philadelphia Inquirer ngày 20.8 đăng khảo sát của Trung tâm Kiểm soát và Phòng...