Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính
Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường và các vấn đề về hô hấp.
Tuy nhiên, nhận thức về thực hành vệ sinh răng miệng của người dân vẫn còn thấp.
Ngày 18/11, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TPHCM phối hợp với Hội Hàn lâm Nha khoa dự phòng Châu Á tổ chức Hội nghị Quốc tế lần thứ 16 của Hội Hàn lâm Nha khoa dự phòng Châu Á tại TPHCM.
Phát biểu tại hội nghị, TS.BS. Hà Anh Đức – Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết: “Việt Nam là quốc gia đang phát triển, hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng cải thiện. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn gặp nhiều thách thức trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Nha khoa dự phòng ở nước ta cần được thực hiện để đảm bảo tương lai cho người dân”.
TS.BS. Hà Anh Đức – Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) phát biểu tại hội nghị. Ảnh: P.T.
Việc đánh răng hằng ngày, kiểm tra răng miệng thường xuyên, điều trị bằng fluor và giáo dục về vệ sinh răng miệng đúng cách giúp duy trì sức khỏe răng miệng, tránh sự phát triển của các bệnh liên quan đến răng miệng. Từ đó, giúp giảm nguy cơ sâu răng, bệnh nướu răng và ung thư miệng, giảm chi phí điều trị, giảm gánh nặng kinh tế cho hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Video đang HOT
Ở Việt Nam, hơn 85% trẻ em từ 6-8 tuổi bị sâu răng; nhiều vùng nông thôn không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc và giáo dục nha khoa cơ bản nên nhận thức về thực hành vệ sinh răng miệng vẫn còn thấp.
Bên cạnh đó, thói quen văn hóa, chế độ ăn uống, không kiểm tra nha khoa thường xuyên khiến tình trạng răng miệng nặng hơn khi phát hiện và điều trị.
Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh hệ thống như bệnh tim, tiểu đường và các vấn đề về hô hấp.
Theo TS.BS. Hà Anh Đức, văn hóa phòng ngừa đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên còn gặp nhiều thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực của tập thể.
Để tăng cường dự phòng bệnh răng miệng tại Việt Nam, cần: Khởi động các sáng kiến toàn quốc để giáo dục mọi người về tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng; Thu hút các trường học, nơi làm việc và trung tâm cộng đồng để thúc đẩy kỹ thuật đánh răng, thói quen ăn uống lành mạnh và giá trị của việc kiểm tra nha khoa định kỳ.
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: P.T.
Đồng thời, phát triển quan hệ đối tác với các trường học để cung cấp dịch vụ khám nha khoa thường xuyên và phòng ngừa sâu răng bằng verni fluor; giúp tiếp cận với kem đánh răng có fluor và triển khai các chương trình fluor hóa nước nếu khả thi, vì fluor đã được chứng minh làm giảm sâu răng. Ngoài ra, đào tạo giáo viên để củng cố thực hành vệ sinh răng miệng tốt trong lớp học.
TS.BS.CKII Lê Trung Chánh – Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TPHCM, Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị – khẳng định, Triển lãm và Hội nghị Nha khoa Phòng ngừa Quốc tế AAPD 2024, lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với chủ đề “Nha khoa dự phòng trong kỷ nguyên mới”. Hội nghị này đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với Việt Nam và khu vực châu Á trong việc thúc đẩy các chương trình nha khoa dự phòng, cải thiện sức khỏe răng miệng.
“Hội nghị diễn ra trong 3 ngày (17 – 19 /11) với hơn 70 diễn giả hàng đầu về lĩnh vực nha khoa dự phòng trong nước và quốc tế với hơn 250 hội thảo viên tham gia từ khắp nơi trên thế giới cùng hơn 30 gian hàng triển lãm trưng bày các thiết bị nha khoa mới nhất”, Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TPHCM cho hay.
An Giang: Khám sức khỏe cấp huyện, chuẩn bị tuyển quân năm 2025
Ngày 5-11, Hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện Châu Thành (An Giang) tổ chức khám sức khỏe tuyển chọn công dân đủ điều kiện theo Thông tư số 105/2023/TT-BQP, chuẩn bị thực lực gọi công dân thi hành nghĩa vụ quân sự năm 2025.
Theo đó, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện sẽ tập trung khám về thể lực, lâm sàng theo các chuyên khoa: Mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, thần kinh, tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa (đối với nữ).
Khám cận lâm sàng: Công thức máu; nhóm máu; chức năng gan; chức năng thận; đường máu; virus viêm gan B, viêm gan C; HIV; nước tiểu toàn bộ; siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm nước tiểu phát hiện ma túy...
Thanh niên huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đăng ký khám tuyển nghĩa vụ quân sự.
Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự và làm tốt khâu khám sơ tuyển cấp xã, nên các thanh niên đã chấp hành đúng theo yêu cầu khám tuyển, với quyết tâm lựa chọn những thanh niên ưu tú, đúng độ tuổi, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức chính trị tốt và có chuyên môn kỹ thuật thực hiện nghĩa vụ quân sự, bảo vệ Tổ quốc.
Năm 2025, là năm đầu tiên thực hiện khám tuyển nghĩa vụ quân sự theo Thông tư số 105/2023/TT-BQP ngày 6-12-2023 về quy định tiêu chuẩn sức khỏe và khám sức khỏe các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng với nhiều điểm mới. Thông tư số 105/2023/TT-BQP thay thế Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
Khám răng, hàm, mặt cho các thanh niên.
Nét mới trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Thông tư này là có thêm khám cận lâm sàng gồm: Chụp X-quang, siêu âm ổ bụng, điện tim, xét nghiệm virus viêm gan B. Điều này khác với Thông tư số 16/2016/TTLT-BYT-BQP trước đây là chỉ khám thể lực, lâm sàng, xét nghiệm HIV, ma túy.
Cũng theo Thông tư số 105/2023/TT-BQP, tiêu chuẩn phân loại sức khỏe về mắt có điều chỉnh nội dung về mắc các tật khúc xạ. Theo đó, một số trường hợp khám những năm trước không đủ tiêu chuẩn vì mắc tật khúc xạ thì năm 2025 vẫn có khả năng đạt tiêu chuẩn sức khỏe...
Cùng với cả nước, từ ngày 1-11 đến ngày 31-12-2024, Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện trong tỉnh An Giang thực hiện khám sức khỏe cho kỳ tuyển quân năm 2025.
Biện pháp đơn giản để kiểm soát mỡ máu Mỡ máu cao là bệnh lý thường gặp ở người trưởng thành. Nếu không được điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ... Mỡ máu cao có thể gây hàng loạt những biến chứng nguy hiểm lên cơ thể. Ảnh: Shutterstock. Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid...