Sức khoẻ là vốn quý nhất: Thay vì bận tâm giá vàng hôm nay là bao nhiêu, bạn hãy để ý nhiều hơn tới thân nhiệt của chính mình
Sau tất cả, chúng ta cần tiền bạc hay sức khỏe?
Thế giới vừa trải qua một cú sốc – một tiếng chuông, một tiếng la thức tỉnh, hay bất cứ thứ gì có thể được liên tưởng đến. Chúng ta đã và đang trải qua một thời kỳ có lẽ sẽ được nhắc lại trong hơn 100 năm nữa, bởi những tác động nặng nề và những hậu quả mà cơn đại dịch này để lại.
Covid-19 đã làm được một điều khiến cả thế giới bang hoàng, đó là khiến bất kỳ ai, dù giàu sang, nghèo khổ, dù quyền lực hay chỉ là một người bình thường, đều trở nên lo sợ và bắt đầu bận tâm về thứ mà đáng lẽ nên được bận tâm từ rất lâu về trước – sức khỏe.
Rốt cuộc chúng ta cũng biết thế nào là tiền bạc không mua được sức khỏe
Một cơn địa chấn nổ ra khiến cả thế giới hoàn toàn tê liệt.
Và bỗng dưng, thay vì bận tâm giá dầu hôm nay là bao nhiêu, ta lại để ý nhiều hơn đến thân nhiệt của chính mình.
Ở Việt Nam, dù bạn là con nhà tài phiệt, hay là một người dân bình thường, bạn cũng đều sẽ được chữa trị miễn phí, nên tiền không đóng vai trò gì ở đây, mà chính sức đề kháng và bản năng sinh tồn mới là điều bạn nên chú ý.
Video đang HOT
Phải chăng, chúng ta đã quá tập trung vào vật chất mà bỏ qua chính bản thân mình, đến mức thiên nhiên phải ra một lời cảnh báo rằng, đã đến lúc loài người nên suy nghĩ lại về cách và mục đích sống của chúng ta, và nên biết đâu rốt cuộc mới là điều mà chúng ta nên theo đuổi?
Sau tất cả, chúng ta còn lại gì?
Sau đại dịch, có không ít những doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản, có hàng ngàn người thất nghiệp, nhưng hơn hết chúng ta cũng mất đi một phần rất lớn dân số thế giới.
Hiện tại, có nhiều quốc gia vẫn đang đau đầu giữa quyết định chọn phục hồi kinh tế với việc siết chặt vòng vây để ngăn cơn bệnh dịch này lan rộng, và câu trả lời sẽ là như thế nào, vẫn còn phu thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Nhưng ở khía cạnh cá nhân, đại dịch này mang đến cho chúng ta một sự tỉnh ngộ rằng, dù bạn có làm ra bao nhiêu tiền, thì ở một phần trăm nào đó, một cơn đại dịch lại có thể kéo đến và bạn sẽ lại hoang mang chọn lựa đâu là thứ mình nên trân quý hơn cả.
Tiền bạc thì cần thật đó, nhưng chắc chắn là bạn cần sức khỏe hơn
Bạn có thể chưa có tiền, nhưng nếu bạn có sức khỏe, chắc chắn rồi bạn sẽ tìm được cách kiếm tiền. Thế nhưng nếu bạn có rất nhiều tiền nhưng lại không có sức khỏe, chắc chắn bạn sẽ không thể nhờ ai đó xài giúp tiền của chính mình.
Bạn có thể băn khoăn khi trả lời câu hỏi này khi bạn đang còn khỏe mạnh. Nhưng một khi bạn đã mất đi sức khỏe, chắc chắn bạn sẽ biết câu trả lời thật sự bạn cần cho cuộc đời mình là gì.
Tương lai có thể là vô định, nhưng chúng ta có quyền lựa chọn cách đối mặt
Việc chúng ta đối xử không tốt với mẹ thiên nhiên chắc chắn rồi sẽ mang lại hậu quả mà không một ai trong chúng ta có thể lường trước được. Nhưng không vì thế mà chúng ta có quyền bỏ cuộc ngay từ bây giờ.
Chúng ta có thể sẽ không xoay chuyển được thế giới, nhưng ít nhất là chính bản thân mình. Ta có thể lựa chọn tập trung nhiều hơn vào sức khỏe của chính mình, trân trọng hơn những gì mà thiên nhiên ban tặng, và hơn hết là ra sức bảo vệ nó ít nhất là khi chúng ta còn có thể hành động, đó là cách chúng ta tự chịu trách nhiệm cho tương lai của chính mình.
Người mẹ "đặc biệt" của trẻ sơ sinh trong dịch Covid-19
Chỉ còn 25 cán bộ y tế chăm sóc cho 22 cháu bé sơ sinh, các y, bác sĩ tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai trong những ngày cách ly tại bệnh viện đã trở thành những bà mẹ đặc biệt của nhiều trẻ sinh non.
Một điều dưỡng thực hiện phương pháp Kangaroo da liền da cho trẻ sơ sinh.
TS, BS Nguyễn Thành Nam - Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện khoa đang điều trị cho 22 cháu bé, trong đó có 10 bé sinh non, phải nằm lồng ấp. Hằng ngày ngoài việc chăm sóc cho các bé từng thìa sữa, chiếc bỉm, các bác sĩ/điều dưỡng nơi đây còn ôm ấp, vỗ về giúp các bé ổn định thân nhiệt, tiêu hóa và tăng tình cảm kết nối "mẹ-con".
"Bình thường chúng tôi có 73 cán bộ nhân viên nhưng hiện nay chỉ còn 25 người. Dù cường độ làm việc tăng lên do nhân lực giảm đi vì bị cách ly nhưng tinh thần của mọi người đều lạc quan. Ngoài giờ làm việc, chúng tôi tổ chức cho cán bộ tập thể dục, rèn luyện sức khỏe như đá cầu, chạy bộ. Chúng tôi hướng dẫn nhau về điệu nhảy rửa tay Ghen Cô Vy, đóng giả làm thầy trò đường tăng để tạo không khí vui tươi trong bệnh viện", BS Nam nói.
Hiện tại, khoa đang chăm sóc cho một bé đặc biệt. Khi mới 27 tuần tuổi, mẹ cháu bị tiền sản giật/theo dõi hội chứng hellp, phải mổ cấp cứu để cứu cả mẹ lẫn con. Tình trạng của cháu khi ra khỏi bụng mẹ khá nặng, gần như không thở, tim đập rời rạc, toàn thân tím tái, cân nặng chỉ đạt 900 g. Các bác sĩ nhi đã tiến hành hồi sức tim phổi sơ sinh cấp cứu ngay tại phòng mổ, sau đó được chuyển về phòng sơ sinh khoa Nhi để tiếp tục hồi sức trong lồng ấp: thở máy, truyền dịch, theo dõi 24/24. Sau 25 ngày chăm sóc tích cực, bệnh nhi đã ổn định và được ra khỏi lồng ấp ngày 31-3.
Các điều dưỡng, bác sĩ phải thay mẹ cháu, chăm sóc bằng phương pháp Kangaroo, bế và áp sát các bé vào lồng ngực trong nhiều giờ mỗi ngày. Phương pháp Kangaroo da liền da giúp các bé sinh non giảm nguy cơ hạ thân nhiệt, giảm cơn ngừng thở, ổn định nhịp thở, nhịp tim, tiêu hóa tốt hơn, ít có nguy cơ nhiễm trùng và phát triển tinh thần, thể chất, giúp bé ngủ ngon, giảm kích thích.
THU PHẠM
Muốn biết sớm mình có mắc Covid-19, bạn có thể đeo chiếc nhẫn này Một số triệu chứng ban đầu của bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra có thể được phát hiện thông qua thiết bị nhỏ gọn này. SARS-CoV-2 có thể âm thầm tồn tại trong cơ thể đến vài tuần trước khi xuất hiện các dấu hiệu điển hình như ho, sốt. Điều này dẫn đến nguy cơ lây lan...