Sức hút của di sản
Sự kiện đáng chú ý gần đây là việc Việt Nam được Tổ chức Du lịch thế giới (WTA) vinh danh là “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới” năm 2023.
Đây là lần thứ 4 Việt Nam nhận được giải thưởng của WTA.
Du khách Ấn Độ tham quan vịnh Hạ Long. Ảnh: Nguyễn Hùng.
Cùng đó, một số điểm du lịch tại các địa phương của Việt Nam cũng được WTA bình chọn. Ông Phạm Hải Quỳnh – Viện trưởng Phát triển du lịch châu Á (ATI) khẳng định, sự kiện này là một bước tiến quan trọng trong việc xác nhận vị thế của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới, góp phần tăng cường nhận thức và quảng bá hình ảnh quốc gia, từ đó thu hút thêm du khách quốc tế. Đây cũng là cơ hội để ngành du lịch phát triển, kích thích kinh tế địa phương và tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới.
Tại buổi tọa đàm diễn ra mới đây về chủ đề di sản, ông Iain Frew – Đại sứ Anh tại Việt Nam đánh giá cao những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tại Việt Nam. Việt Nam đang có ngày càng nhiều di sản văn hóa được công nhận trong nước và quốc tế. Việt Nam cũng đang tìm cách tận dụng tối đa những giá trị này, đảm bảo rằng di sản văn hóa sẽ trở thành trung tâm của phát triển bền vững.
GS.TS Từ Thị Loan – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) cho rằng, với việc giành được danh hiệu Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới lần thứ 4, là một tin rất vui đối với ngành văn hóa cũng như ngành du lịch Việt Nam. Di sản là một thế mạnh lớn của nước ta. Bên cạnh các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, các di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu đã được UNESCO ghi danh, chúng ta đang tiếp tục làm hồ sơ trình UNESCO ghi danh các di sản mới. Hệ thống các di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh, di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục quốc gia cũng ngày càng tăng lên. Những danh hiệu di sản và quan trọng là giá trị đích thực của chúng có vai trò quan trọng trong việc thu hút, hấp dẫn du khách.
Du khách quốc tế tham quan Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Ảnh: P.Sỹ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bà Loan cũng đưa ra cảnh báo đến nguy cơ tận dụng tối đa di sản để đạt được mục đích của mình, dẫn đến khai thác cạn kiệt. Trong khi đẩy mạnh phát triển du lịch, chúng ta trước hết phải bảo vệ được di sản, không xâm hại, làm tổn thương di sản cả theo nghĩa đen và nghĩa bóng, đồng thời phải phát huy được giá trị di sản phục vụ cho đời sống đương đại. Nếu lạm dụng thái quá di sản, khai thác vượt quá sức chứa của di sản, hay phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, xâm hại môi trường sẽ dẫn tới làm tổn hại, thậm chí “giết chết” di sản.
“Bảo vệ không có nghĩa là khư khư giữ gìn di sản, mà phải biết khai thác giá trị gia tăng của di sản qua nhiều hình thức. Trong đó du lịch là một phương thức hữu hiệu. Nhìn chung cần xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo vệ và phát huy, giữ gìn và khai thác, bảo tồn và phát triển. Như vậy mới đạt được sự phát triển bền vững cho cả văn hóa lẫn du lịch” – bà Loan nhấn mạnh.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, nguồn tài nguyên di sản phong phú của Việt Nam góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú trong trải nghiệm du lịch. Các di sản văn hóa, lịch sử, tự nhiên và ẩm thực đặc trưng tạo nên sức hút không thể chối từ. Việc bảo tồn và phát huy giá trị của nguồn tài nguyên này sẽ giữ chân du khách, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Trong việc khai thác du lịch với các điểm đến di sản, cần lưu ý đảm bảo sự bảo tồn và phát triển bền vững của chúng. Việc quản lý du lịch cần được thực hiện một cách cẩn trọng, nguyên tắc để không ảnh hưởng đến giá trị văn hóa, môi trường và cộng đồng địa phương. Đồng thời, cần tạo ra các trải nghiệm du lịch độc đáo và có giá trị gia tăng để thu hút du khách một cách bền vững.
Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Nguyễn Lê Phúc hi vọng các địa phương, điểm đến, hiệp hội, doanh nghiệp du lịch, lữ hành và cộng đồng sẽ tiếp tục chung tay bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, tăng cường thu hút khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm các giá trị quý giá của di sản văn hóa Việt Nam.
Tháp nước Hàng Đậu: Di sản cổ kính trong lòng Hà Nội
Vẻ đẹp theo thời gian và sức cuốn hút của tháp nước Hàng Đậu đánh dấu sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, đưa nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu trong việc tôn vinh vẻ đẹp và di sản văn hóa của Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Tháp nước Hàng Đậu là di sản cổ kính giữa Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Triệu Tâm
Lịch sử hình thành tháp nước Hàng Đậu
Nằm ở vị trí rất đặc biệt ngay đầu phố cổ, tháp nước Hàng Đậu là một điểm trung tâm - nơi giao thoa của 6 con đường gồm phố Hàng Than, Hàng Cót, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và đường Phan Đình Phùng. Tháp nước Hàng Đậu sừng sững như một pháo đài kiên cố. Đây là công trình được xây dựng năm 1894, trước cả cây cầu Long Biên lịch sử.
Đã gần 130 năm trôi qua, tháp nước cổ vẫn kiên cố nằm trấn giữ Thủ đô yêu dấu. Tháp nước Hàng Đậu có khối hình trụ tròn, đường kính 19m, 3 tầng có tổng chiều cao là 25m, mái có hình chóp nón, ở giữa đỉnh là cột thu lôi. Vật liệu xây dựng chủ yếu là đá hộc, kết hợp với bê tông cốt thép và gạch. Bên ngoài tường được chia đều 18 nhịp theo chu vi. Mỗi nhịp, ở mỗi tầng có 1 ô cửa sổ. Riêng tầng 1 có 17 ô cửa sổ, ô còn lại là cửa đi. Trên đỉnh cửa đi có gắn bảng tên công trình (biển hiện nay là biển mới thay thế biển cũ đã không còn). Các ô cửa đều được cuốn vòm; gờ phân các tầng và diềm mái chi tiết khác nhau - có lẽ để giảm bớt sự đơn điệu.
Ở bên trong, tháp có đài nước khổng lồ bằng thép dung tích 1.250m3, định vị trên đỉnh 8 bức tường đá. Hệ thống đường ống dẫn lên, xuống với những chiếc van bằng thép đến giờ vẫn còn nguyên vẹn, dù đã nhuốm màu thời gian... Thời gian qua đi, tháp nước Hàng Đậu gắn với sự đổi thay của TP, là chứng nhân lịch sử đi cùng năm tháng, được người dân yêu quý như chính những con phố cổ vậy.
Các công trình được xây dựng thường mang theo sự "lãng mạn", kiểu cách nên việc tạo hình, từ vòm cửa đến các cửa sổ của tháp nước cũng được áp dụng phong cách kiến trúc này một cách triệt để. Các thức cột cổ điển, các mô típ trang trí cửa sắt, đường cuốn phân tầng hay hình khối đan xen đều tạo nên vẻ uy nghi, lừng lững cho tháp nước.
Trong cuốn Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Uẩn cũng nhắc đến tên gọi khác của tháp nước Hàng Đậu rằng: "Cạnh phía Đông vườn hoa cách con đường cái là một cái tháp nước cao hình tròn, chân tháp xây bằng đá xanh. Tháp khá lớn, choán hết một khoảng đất rộng, dân chúng thường gọi là "nhà máy Nước tròn". Con đường xe điện từ Bờ Hồ lên Bưởi và con đường xe điện Cửa Nam - Yên Phụ đi qua đây lượn vòng quanh tháp nước".
Khi tháp nước Hàng Đậu được "khoác tấm áo mới"
Mới đây, tháp nước Hàng Đậu mở cửa đón chào người dân và du khách đến tham quan triển lãm Pavilion: "Sắp đặt nước và Di sản Tháp nước Hàng Đậu", là một trải nghiệm không gian nghệ thuật sắp đặt ánh sáng từ vật liệu tái chế và hệ thống sắp đặt âm thanh của nước. Tháp nước Hàng Đậu cấu thành từ những khối hình trụ gồm các bức tường vòm tròn, tạo nên hướng đi độc đáo.
Kiến trúc sư Nguyễn Văn Thành (một trong những tác giả của Không gian sắp đặt Nước và Di sản Tháp nước Hàng Đậu) chia sẻ: "Khi chúng tôi khảo sát không gian bốt Hàng Đậu thì lúc đấy nó bao trùm bởi bóng tối, tôi nhận thấy rằng chúng ta phải đưa ra nhiệm vụ chiếu sáng rất đặc biệt. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp chiếu sáng, phải làm sao thể hiện được cấu trúc hình tròn của bốt Hàng Đậu, thứ 2 là vật liệu xây dựng. Ví dụ như không gian kiến trúc của bốt Hàng Đậu là hình tròn thì chúng tôi đã sử dụng phương pháp chiếu sáng, dùng cái light sáng chạy toàn không gian, có tính liên tục và dẫn hướng cho toàn bộ công chúng đi xem toàn bộ không gian đó".
Bước chân vào bên trong tháp nước, du khách được chiêm ngưỡng "con đường ánh sáng", tạo bởi hệ thống đèn LED trải dài hai bên đường đi lát gỗ, dưới nền là lớp sỏi, đá nhỏ. Trên các nền tảng MXH, những bài đăng liên quan tháp nước trăm tuổi này luôn nhận được lượng tương tác lớn, phần nào cho thấy giới trẻ hiện tại đã quan tâm nhiều hơn tới những giá trị xưa cũ.
"Từng đi qua phường Quán Thánh nhiều lần, nhưng ký ức trong tôi về tháp nước Hàng Đậu không nhiều. Qua triển lãm này, tôi ấn tượng với cách bài trí không gian bên trong tháp nước, đặc biệt là âm thanh nước chảy sống động. Tại đây, tôi vừa được chiêm ngưỡng không gian nghệ thuật đặc sắc, vừa có dịp tìm hiểu về di sản văn hóa Thủ đô", anh Trần Đức Nam (quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ.
Tháp nước Hàng Đậu không chỉ đơn thuần là một di sản văn hóa quý báu mà còn là một biểu tượng đẹp đọng lại trong lòng Thủ đô Hà Nội. Với vai trò gợi nhắc về quá khứ với những câu chuyện lịch sử, việc "khoác tấm áo mới" cho tháp đã đóng góp không nhỏ vào việc duy trì và phát triển dòng chảy văn hóa đặc trưng của TP. Đó cũng là cơ hội để công trình kiến trúc này tồn tại và trở thành điểm thu hút du khách trong và ngoài nước mỗi khi tới Hà Nội, hứa hẹn những kết nối với các điểm tham quan khác xung quanh.
Ông Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội cho biết: "Chúng tôi mong muốn cải tạo tháp nước Hàng Đậu thành một không gian nghệ thuật, nhằm "đánh thức" các di sản, hòa nhịp cùng dòng chảy đô thị mới. Đây là cơ hội để mọi người cùng nhau chứng kiến sự nỗ lực, thay đổi tích cực của cộng đồng sáng tạo và sự vào cuộc của các ban, bộ, ngành liên quan đến di sản của Thủ đô".
Kỳ quan Việt Nam biến giấc mơ của du khách quốc tế trở thành hiện thực Trang The Daily Star mới đây nhận định nếu du khách quốc tế đang muốn thực hiện chuyến phiêu lưu du lịch hoàn hảo mà không phải đến vùng đất quá xa xôi thì Việt Nam sẽ là điểm đến hoàn hảo. Du lịch quốc tế có thể khiến du khách quốc tế cảm thấy lo lắng về chi phí. Bởi giá cả...