Sức bật mới trong tuyển sinh ngành Sư phạm
Với cơ chế chính sách về ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào và học phí, bức tranh tuyển sinh ngành sư phạm đang ngày càng khởi sắc và có sức bật mới. Số thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo GV không ngừng tăng.
Ngành sư phạm vẫn có sức hút riêng. Ảnh minh họa: ITN
Qua thời chuột chạy cùng sào…
GS.TS Nguyễn Văn Minh- Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khẳng định, quy định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào với ngành đào tạo GV là chủ trương đúng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn tuyển. Hiện nay, toàn ngành Giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng GD- ĐT, trọng tâm là thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện theo Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Một trong những yếu tố quyết định thành công của công cuộc đổi mới GD-ĐT là đội ngũ thầy, cô giáo. Trên tinh thần đó, Bộ GD&ĐT đã và đang triển khai đồng thời hai việc: Bồi dưỡng GV hiện có để đáp ứng Chương trình, sách giáo khoa GDPT mới và chuẩn bị nguồn nhân lực để có thể thực hiện tốt đổi mới GD-ĐT. “Đầu vào không phải tất cả, nhưng đó là một trong những điều kiện cần để chúng ta có cơ sở, để HS có năng lực sẽ được làm thầy, cô giáo” – GS.TS Nguyễn Văn Minh nói.
Cũng theo GS.TS Nguyễn Văn Minh, từ khi đặt ra ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với ngành đào tạo GV đến nay, số thí sinh có điểm cao, thậm chí rất cao vẫn đăng ký vào trường sư phạm. Đơn cử, tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, công tác tuyển sinh đang có chiều hướng tốt. Có những năm ngành Sư phạm Toán điểm chuẩn lên đến hơn 29 điểm. Nhiều HS giỏi quốc gia cũng đăng ký vào trường; đặc biệt năm 2019, có thí sinh đạt Huy chương Vàng Toán quốc tế đã vào học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
“Năm nay, ngoài thí sinh giỏi đến từ trường THPT chuyên các tỉnh, thành phố, có rất nhiều thí sinh được giải quốc gia đăng ký vào trường. Điều đó cho thấy, bức tranh tuyển sinh của ngành sư phạm cũng có sức hút riêng. Qua đây cũng tác động đến hệ thống các trường đào tạo GV và đòi hỏi nhà trường phải thay đổi để thích ứng với thời cuộc”, GS.TS Nguyễn Văn Minh trao đổi.
Video đang HOT
Làm tốt “đầu vào” và “đầu ra”
Là chuyên gia về tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp, PGS.TS Phạm Mạnh Hà – Phó trưởng khoa các khoa học Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) nhận định: Ngành sư phạm đang phải cạnh tranh khốc liệt với nhiều ngành khác, nhất là một số ngành “hot”.
Điều này ít nhiều chi phối lựa chọn ngành nghề của thí sinh, nhất là HS giỏi. Thực tế cho thấy, Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã có nhiều chính sách hỗ trợ đối với SV sư phạm. Đây là yếu tố để thu hút người giỏi vào ngành Giáo dục.
Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hà, thời gian gần đây, khi những trường công lập được Nhà nước đầu tư theo hướng chất lượng cao, cùng với hệ thống các trường tư thục phát triển đã và đang tạo ra thị trường lao động năng động, sôi nổi. Đây cũng là yếu tố để thu hút thí sinh vào ngành sư phạm. “Mùa tuyển sinh năm nay, nhiều ngành sư phạm sẽ có điểm chuẩn cao, chẳng hạn như: Sư phạm Toán, tiếng Anh, Giáo dục tiểu học…
Đây là những ngành “hot”, không bao giờ thiếu nguồn tuyển sinh” – PGS.TS Phạm Mạnh Hà chia sẻ, đồng thời viện dẫn: Như Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), sau khi đổi mới tích cực về chất lượng đào tạo, tỷ lệ đầu vào và đầu ra khá tốt. Số SV ra trường có việc làm cao, góp phần thu hút nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường.
PGS.TS Phạm Mạnh Hà “bật mí”, theo thống kê chưa đầy đủ, riêng ngành Giáo dục tiểu học có khoảng 1.500 hồ sơ đăng ký xét tuyển, trong khi đó chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường là hơn 100 SV. Điều đó cho thấy, công tác tuyển sinh của ngành sư phạm không như nhiều người vẫn nghĩ “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”.
Đồng quan điểm, cô Nguyễn Thị Minh Thúy – Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội) cho hay: Có nhiều HS đam mê ngành sư phạm. Tại Trường Nguyễn Siêu, hầu như năm nào cũng có HS đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Sư phạm và mong muốn được trở thành GV. “Mấy năm gần đây, ngành sư phạm có nhiều khởi sắc, chất lượng nguồn tuyển từng bước được cải thiện. Các cơ chế, chính sách của Nhà nước, Bộ GD&ĐT như “điểm sàn”, chính sách về học phí, sinh hoạt phí và một số ưu đãi khác với giáo sinh đã góp phần thu hút thí sinh đăng ký theo học ngành này” – cô Thúy nhấn mạnh, đồng thời tin tưởng bức tranh tuyển sinh của ngành sư phạm sẽ tươi sáng.
Tuy nhiên, theo cô Thúy, ngoài cơ chế chính sách học phí, cần làm tốt “hai đầu”: Đầu vào và đầu ra. Với đầu vào, chúng ta đã có ngưỡng bảo đảm chất lượng (hay còn gọi là “điểm sàn”), còn đầu ra – nếu làm tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển ngành sư phạm. “Nhiều em có đam mê, và mong muốn được là GV, nhưng cơ chế “đầu ra”, cơ hội việc làm và các chế độ đãi ngộ khác cho nhà giáo khiến các em lựa chọn ngành nghề khác. Vì thế, để giải quyết bài toán này, cần có cơ chế ưu đãi cho GV, để các em nhận thấy đây là ngành thực sự “hot” và quyết tâm theo học” – cô Thúy trao đổi.
Theo cô Nguyễn Thị Minh Thúy, gốc của vấn đề là tạo điều kiện cho ngành Giáo dục được phát triển như thế nào? Vì vậy, thu hút người học vào ngành sư phạm thông qua đầu tư và quan tâm đến đội ngũ GV hiện tại là việc nên làm.
Hết thời "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm"
Trong bối cảnh các trường đều gặp khó khăn chung trong công tác tuyển sinh, ngành sư phạm vẫn có sức hút riêng. Điều này cho thấy nghề giáo có vị thế nhất định trong xã hội.
Rất nhiều thí sinh muốn được tư vấn vào ngành sư phạm trong ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2019. Ảnh: S.Đ
Cùng với đó là chiến lược phát triển lâu dài của Bộ GD&ĐT cũng như Nhà nước để thu hút người tài vào học và công tác trong ngành.
Vẫn còn hấp dẫn
Câu chuyện về nam sinh Nguyễn Thuận Hưng - Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế 2019 lựa chọn tuyển thẳng vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội để thực hiện ước mơ trở thành thầy giáo dạy Toán trở thành sự kiện truyền thông ở thời điểm đó. Nói như GS.TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Gần 20 năm, ngành sư phạm mới lại đón một học sinh đoạt Huy chương Vàng Toán quốc tế vào theo học. Cuộc tái ngộ của Huy chương Vàng Toán quốc tế với sư phạm như dấu mốc quan trọng, khẳng định chất lượng sức hút, chất lượng đầu vào của ngành.
Cũng trong mùa tuyển sinh năm 2019, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội còn đón nhận nhiều thí sinh xuất sắc như: Thủ khoa Khối C trong Kỳ thi THPT quốc gia 2019 và hơn 100 thí sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia tuyển thẳng vào trường. Đây là con số biết nói, chứng tỏ ngành sư phạm vẫn có chỗ đứng trong xã hội.
GS.TS Nguyễn Quý Thanh - Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) trao đổi: "Đúng là có tình trạng trong một số năm gần đây, điểm đầu vào các ngành sư phạm không thuộc nhóm cao nhất, nhưng cũng không phải ở mức thấp. Theo quan sát của tôi, điểm chuẩn của các ngành sư phạm khoảng 20 điểm, thậm chí có nhiều ngành lên đến 25 - 26 điểm".
Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Quý Thanh, để trở thành giáo viên, dù thí sinh có điểm thi cao, nhưng không có sự đam mê với nghề dạy, không có tình yêu với trẻ em, không thích làm những công việc "tỉ mẩn" rất dễ "bỏ ngang". Chính vì vậy, trong bối cảnh nghề giáo còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng có những thí sinh vẫn chọn thi và học sư phạm không hẳn là "chuột chạy cùng sào" vì nhiều bạn thừa điều kiện đỗ ngành hot, trường ĐH danh tiếng khác. "Năm 2020, cùng với việc tiếp tục áp dụng ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào, các chính sách hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí của Chính phủ, sức hút của các ngành sư phạm được nâng lên" - GS Nguyễn Quý Thanh tin tưởng.
Khẳng định vị thế
Phản biện quan niệm "Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm" của một số người, PGS.TS Mai Xuân Trường - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên) nhấn mạnh: Câu nói này phổ biến từ cuối những năm 70, đầu năm 80 của thế kỷ XX, khi Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội sâu sắc. Khi đó, ngành Giáo dục chịu ảnh hưởng nặng nề, lương giáo viên không đủ sống, nhiều nhà giáo phải bỏ nghề để tìm kế mưu sinh, học sinh bỏ lớp, nhiều trường đại học, nhất là các trường sư phạm phải cho sinh viên nghỉ học vì thiếu lương thực...
Tuy nhiên, tình trạng này không còn nữa, GD-ĐT đã nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với quan điểm chỉ đạo: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD - ĐT quy định: Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.
Theo PGS Mai Xuân Trường, trong thời gian tới, ngành Giáo dục tiếp tục nhận được nhiều ưu đãi của Nhà nước, từ vấn đề lương bổng cho đến ưu tiên tuyển dụng việc làm và chính sác ưu đãi đối với sinh viên... Chất lượng nguồn tuyển đã được cải thiện do Bộ GD&ĐT quy định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào. Cùng với đó là quản lý chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm, ưu tiên giao chỉ tiêu đào tạo giáo viên cho các trường có chất lượng...
Bên cạnh đó, trình độ của đội ngũ giảng viên được nâng lên, sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trường sư phạm trọng điểm, môi trường học tập của sinh viên sư phạm ngày càng tốt hơn sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới. "Từ năm 2020, thực hiện Luật Giáo dục, các trường cao đẳng, trung cấp dừng tuyển sinh đào tạo giáo viên tiểu học, THCS; Việc đào tạo giáo viên được giao cho các trường sư phạm trọng điểm; do đó sẽ hạn chế việc tuyển sinh, đào tạo giáo viên ồ ạt. Sinh viên sau khi tốt nghiệp thuận lợi hơn trong việc tuyển dụng, lựa chọn vị trí việc làm" - PGS.TS Mai Xuân Trường trao đổi, đồng thời nhấn mạnh: Với những điều chỉnh như vậy, sẽ là đòn bẩy để thu hút những sinh viên giỏi đến với ngành sư phạm.
Ngành sư phạm hiện vẫn có sức hút đối với thí sinh. Điều này là có cơ sở. Thứ nhất, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội với ngành Giáo dục ngày càng lớn. Thứ hai, sinh viên sư phạm được hỗ trợ chi phí đào tạo (học phí hoặc vay tín dụng). Thứ ba, việc tuyển sinh đào tạo ngành Sư phạm đã gắn với nhu cầu xã hội nên cơ hội việc làm của giáo sinh sau khi tốt nghiệp rất cao. - PGS.TS Mai Xuân Trường
Hỗ trợ học phí cho sinh viên sư phạm: Đích đến là chất lượng Nghị định mới của Chính phủ, từ năm học 2021-2022, sinh viên sư phạm sẽ được hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu của trường, tiền sinh hoạt phí mỗi tháng 3,63 triệu đồng. Vậy, với sự ưu tiên đó, chất lượng khối ngành sư phạm có được nâng lên? Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội trong ngày khai...