“Suất công lập” hay chính kỳ vọng của phụ huynh mới gây áp lực lên kỳ tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội?
Nhiều giáo viên, nhà quản lý giáo dục cho rằng sức ép của kỳ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội năm nay chủ yếu từ kỳ vọng của phụ huynh chứ chưa hẳn là suất học trường công lập.
Chỉ còn hơn 2 tháng nữa, kỳ thi vào lớp 10 THPT hệ không chuyên tại Hà Nội năm học 2021 – 2022 được diễn ra. Năm nay, kỳ thi diễn ra với bốn môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và Lịch sử. Theo ghi nhận, kỳ thi năm nay được đánh giá là khá “căng” bởi thi 4 môn, áp lực vào trường THPT công lập cũng là rất lớn, do sẽ có khoảng 40 nghìn học sinh tốt nghiệp lớp 9 THCS sẽ phải học trường ngoài công lập, hệ GDTX, trường nghề.
Nhận định về kỳ thi năm nay, thầy Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội đồng trường THPT Đinh Tuyên Hoàng (Hà Nội) cho biết, việc áp dụng thi cử trong tuyển sinh vào lớp 10 cũng là phù hợp bởi cần kiểm tra, đánh giá học sinh qua kỳ thi cũng là dịp để học sinh nghiêm túc hơn trong học tập, nếu không thi, học sinh sẽ chủ quan, không chịu học hoặc chỉ học thiên lệch các môn đã thi.
Chia sẻ về áp lực của kỳ thi vào 10 tại Hà Nội, thầy Lâm cho rằng, sức ép của kỳ thi chính là để học sinh học đều các môn, học tốt hơn và dần bỏ quan niệm học để đi thi mà học để còn chuyển tiếp lên bậc học cao hơn. Thi 3 hay 4 môn không phải là áp lực mà chính sự học lệch, chủ quan không học đều các môn nên gặp áp lực khi biết sẽ phải thi môn này, môn kia. Áp lực tiếp đến đó là từ sự kỳ vọng của phụ huynh, muốn con học giỏi, thi đỗ vào trường nổi tiếng.
Video đang HOT
Tuyển sinh lớp 10 tại các trường chuyên, trường “tốp đầu” tại Hà Nội luôn có sự cạnh tranh gắt gao.
“Có những học sinh có năng khiểu, học giỏi cần được bồi dưỡng vào những trường phù hợp, nhưng cũng có những học sinh khác có thể sức học không cao, nhưng nhiều phụ huynh lại muốn con đỗ vào trường điểm cao. Theo tôi, môi trường học tập của con cái cũng rất quan trọng, phụ huynh cần tìm hiểu đến các trường học phát triển những năng lực của con cái mình, chứ không phải cứ nhất thiết phải là trường nổi tiếng. Tôi thấy, nhiều em sức khỏe kém, nhưng lại đi học rất xa, không biết sức khỏe có đảm bảo cho học tập hay không. Phụ huynh cần tôn trọng sự lựa chọn của con, không nên áp đặt phải vào trường này, trường kia” – thầy Nguyễn Tùng Lâm đưa ra lời khuyên.
Chỉ ra một thực tế áp lực của kỳ thi, thầy Vũ Khắc Ngọc – giáo viên một trường THPT ở Hà Nội nhận định, việc cạnh tranh gắt gao trong thi vào 10 không phải là nguyên nhân của áp lực. Nguyên nhân lớn nhất của áp lực là kỳ vọng.
Tức là phụ huynh và học sinh thường kỳ vọng, đặt ra những mục tiêu quá khả năng. Ví dụ, khi chọn trường dự thi đối chiếu với mọi năm, năng lực của học sinh chỉ thi được 51 điểm nhưng lại đăng ký trường 53 điểm… để cố gắng, cầu may khiến học sinh rơi vào trạng thái gồng mình, gắng sức mới đạt được mục tiêu thì mới gây ra áp lực.
Cũng theo thầy Ngọc, mỗi kỳ tuyển sinh có rất nhiều trường công không tuyển đủ chỉ tiêu cho dù đến 2, 3 đợt. Tâm lý của phụ huynh luôn muốn con vào trường tốt nhất có thể nhưng trường tốt bao giờ điểm cũng rất cao. Muốn cởi bỏ áp lực này thì bố mẹ, các con nên ngồi lại với nhau, cùng với cả thầy cô, đánh giá đúng mức năng lực của mình nằm ở đâu và sẽ đặt ra mục tiêu, lên kế hoạch để đạt được mục tiêu ấy sao cho vừa sức chứ không phải gồng mình lên để cầu may với lựa chọn đôi khi là đánh đố với bản thân mình.
Theo chia sẻ của một số giáo viên trung học tại Hà Nội, “sức nóng” của kỳ thi vào 10 năm nay được dự còn hơn các năm trước. Theo đó, ngoài việc phải ôn tập hiệu quả, các thí sinh cũng cần chú trọng đến đăng ký các nguyện vọng dự thi. Với 3 nguyện vọng được đăng ký năm nay, cần cân nhắc kỹ trong đăng ký nguyện vọng 1 là mục tiêu đỗ vì các nguyện vọng sau chỉ mang tính dự phòng.
Tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội: Trường tốp dưới cần nâng chất lượng để "hút" HS
Việc một số phụ huynh mong muốn con được đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 trường tốp đầu là hoàn toàn chính đáng. Vấn đề là cần tuân thủ qui định. Các trường tốp dưới cũng cần quan tâm nâng chất lượng để "hút" HS.
Ảnh minh họa.
Theo một số phụ huynh học sinh ở khu vực Hoàng Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Thanh Trì..., những địa bàn này không có trường tốp đầu, hoặc rất ít trong khi kỳ vọng của gia đình là con được đăng ký thi vào THPT Kim Liên hoặc THPT Trần Phú, THPT Yên Hòa, THPT Thăng Long, THPT Phan Đình Phùng (trường không thuộc khu vực có hộ khẩu thường trú).
Thầy Nguyễn Tùng Lâm- Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội nhận định, phụ huynh học sinh muốn lựa chọn trường tốt nhất và phù hợp nhất với con mình là nhu cầu chính đáng nhưng cần tôn trọng khu vực tuyển sinh theo quy định. Vì quy định học sinh đăng ký nguyện vọng dự tuyển theo hộ khẩu thường trú nhằm thực hiện phổ cập giáo dục trên địa bàn, đảm bảo quy hoạch mạng lưới trường học của Thành phố.
Theo kế hoạch tuyển sinh, phụ huynh có thể điều chỉnh nguyện vọng phù hợp với quy định chung và năng lực học của con mình. Thành phố cho phép học sinh có thêm nguyện vọng 3 và được lựa chọn số nguyện vọng là rất linh hoạt. Việc của phụ huynh và học sinh là cân nhắc để lựa chọn nguyện vọng phù hợp, chứ không nên theo cảm tính.
Thực tế, số lượng phụ huynh và học sinh ở các khu vực tuyến sinh khác "nhắm" vào một số trường tốp đầu không phải là nhiều. Hầu hết học sinh ở khu vực nào vẫn học ở khu vực đó, thuận lợi cho việc học tập và di chuyển.
Thầy Nguyễn Hải Sơn- Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Thì Nhậm (huyện Thanh Trì) cho biết, học sinh lớp 10 hằng năm của trường chủ yếu đang sống trên địa bàn hoặc trong khu vực Hoàng Mai- Thanh Trì. Điều này thuận lợi cho việc học tập trong 3 năm của các em. Với kế hoạch tuyển sinh năm nay, học sinh có thêm cơ hội để vào học trong các trường THPT công lập với số nguyện vọng nhiều hơn, điểm chênh giữa các nguyện vọng thấp hơn.
Trước việc một số phụ huynh và học sinh không lựa chọn trường THPT trong khu vực Hoàng Mai- Thanh Trì để đăng ký nguyện vọng, thầy Sơn cho rằng: Thành phố đã có hướng "mở" trong việc học sinh đăng ký số nguyện vọng và sẽ giải quyết việc chuyển đổi khu vực tuyển sinh theo đơn, nên phụ huynh và học sinh cần tính toán hợp lý. Bên cạnh đó, nhà trường cũng sẽ quan tâm đổi mới, đầu tư hơn nữa cho việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo để đáp ứng nhu cầu vào học của học sinh trên địa bàn.
Còn thầy Lê Văn Dũng- Hiệu trưởng Trường THPT Phú Xuyên A chia sẻ: Hằng năm, trường cơ bản tuyển đủ học sinh vào học ở 15 lớp 10. Các em phần lớn là người trong khu vực tuyển sinh nên không gây áp lực, xáo trộn cho các trường trên địa bàn. Tuy nhiên, điểm tuyển sinh đầu vào của trường chưa cao, để thu hút học sinh cũng như nâng chất lượng đầu vào, từ đó đảm bảo được chất lượng đầu ra, thu hẹp khoảng cách về tiêu chí giáo dục, đào tạo với các khu vực khác, nhà trường cũng phải kịp thời đổi mới, hiện đại hóa cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, mũi nhọn để phụ huynh và học sinh tin tưởng lựa chọn.
Dạy và thi tiếng Hàn: Thêm cơ hội tiếp cận ngoại ngữ mới Tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022 của Hà Nội, tiếng Hàn tiếp tục được chọn là 1 trong 5 ngoại ngữ để dự thi. Đây là bước đi phù hợp với thực tế và xu hướng, thêm cơ hội cho học sinh tiếp cận với ngoại ngữ mới... Sôi nổi Ngày hội văn hóa Hàn Quốc tại Trường THCS Ngô Gia Tự....