Suất cơm miễn phí ấm lòng học trò nghèo

Theo dõi VGT trên

Hàng chục ngàn suất cơm miễn phí đã được ông Nguyễn Văn Diên (991 Nguyễn Văn Tạo, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TPHCM) đều đặn trao cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn với mong muốn phần nào giúp “tụi nhỏ” được no lòng trên bước đường tìm đến con chữ.

Suất cơm miễn phí ấm lòng học trò nghèo - Hình 1

Ông Tám Diên và các em học sinh trong giờ ăn trưa.

Vào giờ tan trường buổi trưa, các em học sinh nghèo của 2 trường Tiểu học Nguyễn Văn Tạo và THCS Hiệp Phước (cùng ở xã Hiệp Phước) lại có chung một điểm đến, đó là nhà văn hóa xã cách đó không xa. Tại đây, sau khi trình phiếu ăn (được phát từ hôm trước), các em được nhận phần cơm của mình và vui vẻ ngồi vào bàn ăn. Mỗi suất ăn luôn đảm bảo có cơm, canh và thịt cá. Ăn xong, các em uống nước, nhận phiếu ăn cho ngày hôm sau và trở về trường để chuẩn bị cho giờ học buổi chiều.

Trước đây, khi chưa có bếp ăn của “ bác Tám Diên” (tên thân mật của ông Nguyễn Văn Diên), các em học sinh không có khả năng đóng t.iền bán trú đành phải chạy về nhà hoặc chờ người nhà mang cơm tới, còn không thì ra bên ngoài mua chút quà vặt lót lòng tạm cho buổi học kế. “Mấy đứa nhà gần thì còn đỡ chứ nhà xa thì cực lắm. Cha mẹ phải đem cơm tới trường cho con trong khi còn bận bịu công việc. Bếp ăn của bác Tám Diên không chỉ giúp tụi nhỏ mà phụ huynh tụi tui cũng đỡ vất vả nhiều lắm” – một phụ huynh ở ấp 4 chia sẻ.

Nói về việc lập bếp ăn, ông Tám Diên tâm sự: “Tôi cũng là người địa phương nên biết xã còn nhiều gia đình hết sức khó khăn. Việc cho con đi học đã là một nỗ lực rất lớn của họ. Có lần, tôi chứng kiến một học sinh buổi trưa cầm 2.000 đồng ra quán mua cơm không, xin thêm chút nước chan và ngồi ăn ngon lành. Hình ảnh đó cứ làm tôi day dứt mãi”.

Tuy nhiên, để đi đến quyết định thành lập bếp ăn miễn phí cho học sinh nghèo này, ông Tám Diên đã phải suy nghĩ thật nhiều: “Ban đầu tôi lo sức mình không kham nổi, lỡ làm nửa chừng rồi bỏ dở thì coi sao được”. Nhưng rồi, vợ con ông cũng hết lòng tán thành và động viên nên ông quyết định làm. Đem ý định trình bày cùng chính quyền địa phương và được ủng hộ nên ông càng thêm tự tin. Mượn khuôn viên của nhà văn hóa xã, ông bắt đầu xây dựng bếp, khu nhà ăn, thuê thêm người nấu ăn và bắt đầu phục vụ học sinh từ năm 2009.

Hiện tại, mỗi ngày bếp ăn của ông Tám Diên phục vụ hơn 130 suất ăn miễn phí cho học sinh. Số lượng suất ăn sẽ căn cứ vào danh sách do chính quyền hay Hội Chữ thập đỏ địa phương giới thiệu vào đầu mỗi năm học, một phần khác do cha mẹ các em chủ động nhờ giúp đỡ. “Tôi chỉ mong mình có sức khỏe cũng như điều kiện để công việc này không bao giờ phải dừng lại. Hy vọng các bữa cơm sẽ phần nào tiếp thêm sức cho mấy đứa nhỏ đến trường. Vì chỉ có học hành mới có thể giúp cho đời tụi nó sau này bớt cơ cực” – ông Tám Diên bộc bạch.

Video đang HOT

Bên cạnh việc đảm bảo mỗi bữa cơm cho các em học sinh phải no, có chất dinh dưỡng, yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được ông chú trọng. Những người mà ông thuê nấu ăn đều được khám sức khỏe định kỳ, cũng như tham gia các lớp học về vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan y tế tổ chức. Ngoài ra, mỗi ngày thức ăn đều được giữ lại mẫu để phục vụ công tác kiểm tra khi cần.

Nói về ông Tám Diên, ông Nguyễn Văn Chử, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Hiệp Phước, cho biết thêm: “Không chỉ bữa ăn cho học sinh mà hàng tháng chú Tám Diên còn hỗ trợ nấu ăn dinh dưỡng cho người già khoảng gần 100 suất. Ngoài ra, chú Tám cũng thường xuyên giúp đỡ cho một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn khác”.

Theo Thanh Phúc

SGGP

Miệt mài “gieo chữ” nơi vùng cao

Những ngày cuối năm, đặt chân lên vùng cao huyện Như Xuân (Thanh Hóa), chứng kiến tận mắt cảnh sống của những giáo viên miệt mài bám bản "gieo mầm" những ước mơ cho học sinh vùng cao mới thấm thía nỗi nhọc nhằn, cơ cực của họ.

Con đường gập ghềnh với những con dốc dựng đứng đưa chúng tôi đến với xã Thanh Lâm, huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi này, toàn xã có 658 hộ với gần 3.000 nhân khẩu, trong đó có tới 345 hộ thuộc diện nghèo. Nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, địa bàn rừng núi hiểm trở, đường xá đi lại khó khăn nên đời sống bà con gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn...

Chính vì lẽ đó, việc học hành của học sinh (HS) nơi đây cũng khó khăn không kém. Nhưng bằng lòng nhiệt huyết của mình, những thầy cô giáo đã không quản ngại khó khăn, thiếu thốn, hàng ngày miệt mài dạy con chữ cho học trò.

Miệt mài gieo chữ nơi vùng cao - Hình 1

Đường lên Trường THCS Thanh Lâm (huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).

Chúng tôi ghé thăm Trường THCS Thanh Lâm vào những ngày cuối năm, đón chúng tôi là thầy Trương Văn Thanh, hiệu trưởng nhà trường,người đã có hơn 15 năm công tác trong ngành giáo dục và cũng chừng ấy năm, thầy gắn bó với bà con vùng cao.

Thầy Thanh chia sẻ: "Tôi còn nhớ như in ngày đặt chân lên với vùng đất sáu Thanh này (là 6 xã có cùng cùng vần Thanh - PV), tài sản không có gì đáng giá ngoài một chiếc xe đạp cà tàng, mấy bộ quần áo... Lúc đầu khi chưa đến đây thì hăm hở lắm, đến nơi rồi mới thấy sợ cuộc sống nơi đây".

Giọng thầy Thanh trầm xuống khi nghĩ về những ngày đầu gian khổ gieo chữ nơi miền sơn cước này: "Khi đến đây, cơ sở vật chất chẳng có gì, những người như chúng tôi phải ở nhờ nhà dân quanh trường, trường lớp thì toàn bằng tranh tre, nứa lá, các em học sinh thì đói nghèo, vất vả. Khổ nhất là mọi sinh hoạt nơi đây đều phải tự cung tự cấp là chính, do đường xá khó khăn, biệt lập với trung tâm huyện".

"Có lên đây, ăn ở với dân, sống với các em học sinh mới thấu hết được những cảnh khổ của đồng bào các dân tộc vùng cao này. Nhiều thầy cô không chịu được cuộc sống khổ cực, dạy được một thời gian thì chuyển đi nơi khác, thậm chí có người còn bỏ cả nghề vì không sống được với vùng đất "cái gì cũng thiếu", điện không, nước sinh hoạt không..., muốn có nước dùng phải đi vào tận trong núi cách trường 2 - 3km để gánh nước, tối đến muốn soạn giáo án phải dùng nến, dùng đèn dầu" - thầy Thanh cho biết thêm.

Miệt mài gieo chữ nơi vùng cao - Hình 2

Thầy Thanh đưa chúng tôi đi thăm cơ sở vật chất của trường.

Sau bao nhiêu năm cắm bản gieo chữ, giờ thầy Thanh như đã trở thành một người dân bản địa thực thụ, thầy đã thuộc làu từng con đường, từng thôn bản, từng nóc nhà của những bản làng. Sự học ở vùng cao đã có nhiều đổi thay khi các chương trình 134, 135 của Chính phủ đến được với vùng cao, trường lớp đã được kiên cố hóa, đường xá đi lại thuận lợi hơn...

Tuy nhiên cuộc sống ở vùng cao vẫn còn đó những khó khăn, gian khổ. Đời sống GV vẫn "thừa sự thiếu thốn, thiếu sự đủ đầy", nhiều GV còn hưởng mức lương thấp, đặc biệt là những GV hợp đồng với đồng lương chỉ 816.000đ/tháng. Với đồng lương đó lo cho bản thân đã khó chứ nói gì đến gia đình, con cái... Nhưng có lẽ tình yêu nghề, niềm vui được truyền con chữ cho những đ.ứa t.rẻ nơi đây đã tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho họ.

Thầy giáo Đỗ Trọng Tư, GV dạy môn Toán của trường, đón chúng tôi với đôi bàn tay lạnh cóng. Thầy Tư lên vùng cao đã 6 năm, còn vợ con ở huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa). Thường hàng tháng trời thầy mới về thăm gia đình một lần. Căn phòng tập thể nơi thầy Tư ở với bức tường vôi loang lổ, ố màu. Một cái bếp gas cá nhân cùng với vài cái nồi nhỏ nơi góc phòng, đối diện là chiếc giường đơn cũ, chiếc chăn bạc phếch gấp vuông vắn, gọn gàng bên cạnh mấy cuốn sách giáo khoa.

Cũng giống thầy Tư, thầy Trịnh Nam Giang, gia đình ở thành phố Thanh Hóa, thầy Hà Hữu Thu, gia đình ở huyện Nông Cống... và rất nhiều các thầy cô khác trong trường đang vượt lên những khó khăn hàng ngày để gieo con chữ cho các em HS.

Miệt mài gieo chữ nơi vùng cao - Hình 3

Những luống rau được các giáo viên ở đây gieo trồng để phục vụ bữa ăn hàng ngày.

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nhâm Thìn, khi chúng tôi hỏi về việc thưởng hay quà Tết cho các cán bộ GV ở đây thì thầy Thanh cho biết, công đoàn hỗ trợ số t.iền 50 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng cho mỗi GV. Vậy mà các thầy cô nơi đây còn trích từ đồng lương của mình một số t.iền nhỏ để mua quà tặng cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mỗi dịp Tết đến xuân về.

Chia tay các thầy cô giáo Trường THCS Thanh Lâm - những người vẫn ngày đêm miệt mài bám bản, bám làng mà chúng tôi thấy ấm lòng giữa cái rét thấu xương nơi miền sơn cước. Những tháng ngày phía trước, các thầy cô nơi đây vẫn cần mẫn, miệt mài ươm mầm ước mơ cho những trẻ nghèo vùng cao...

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vợ chồng Midu tặng quà cho 28 người bê tráp: Chi hơn 100 triệu đồng, nội dung bức thư đi kèm gây chú ý
12:54:43 28/06/2024
Nữ công nhân Đắk Lắk lấy chồng Châu Phi nhờ quen qua mạng, bố mẹ lo con bị lừa, cuộc sống hiện tại khó tin
11:25:31 28/06/2024
Mỹ nhân nhận bão tẩy chay vì cả gan "hạ bệ" Lưu Diệc Phi, chỉ 1 dòng bình luận mà bị mỉa mai "EQ chạm đáy"
12:59:30 28/06/2024
Ai là người hưởng lợi nhiều nhất nhờ thành công của Câu Chuyện Hoa Hồng?
12:45:01 28/06/2024
NSƯT Vũ Luân hôn má Phương Lê, xem cô 'là người phụ nữ quan trọng nhất đời'
14:22:54 28/06/2024
Cưới 1 năm rồi, Lee Da Hae vẫn chưa thể đăng ký kết hôn với Se7en vì 1 lý do
12:48:26 28/06/2024
Gia đình trẻ khiến dân tình "đứng hình": Thu nhập 43 triệu, muốn tiết kiệm 1 tỷ nhưng mỗi tháng đi chơi hết 12 triệu
11:37:28 28/06/2024
Lưu Diệc Phi: Nhận cát-xê cao nhất "Câu chuyện Hoa Hồng", có 170 triệu USD
13:31:07 28/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Huyền bí bảo tháp Ponagar Khánh Hóa

Du lịch

16:43:47 28/06/2024
Ponagar là một huyền thoại về kiến trúc Chămpa, có lẽ chỉ xếp sau Di sản Mỹ Sơn nhưng hệ thống 22 trụ tháp mà Ponagar có được thì không đâu sánh bằng.

Đang ăn cơm, bỗng nhiên bố tôi hét to một tiếng rồi bỏ nhà đi cả tuần không về

Góc tâm tình

16:41:42 28/06/2024
Mẹ tôi vẫn thản nhiên ăn cơm, mặc kệ bố. Chuyện kì quặc trên đời tôi cũng thấy không ít rồi những mỗi ngày ở nhà tôi lại là một ngày tấu hề, cười đến muốn nội thương.

So sánh chính sách trong cuộc tranh luận giữa Tổng thống Biden và ông Trump

Thế giới

16:30:54 28/06/2024
Về phần mình, ông Trump ủng hộ việc gia hạn các khoản cắt giảm thuế sắp hết hạn và coi toàn bộ luật năm 2017 là một thành công nên tiếp tục.

Khỏi "vắt óc" nghĩ tối nay ăn gì với thực đơn 30 bữa cơm nhà ngon tuyệt

Ẩm thực

16:07:02 28/06/2024
Dù không nhận mình là người quá đảm đang, khéo léo nhưng mỗi bữa cơm chị Thanh (Hà Nội) luôn dồn hết tâm huyết và tình cảm của mình. Vì vậy với cả gia đình chị, cơm nhà luôn là nhất!

Hoa hậu Đỗ Hà mặt lạnh tanh căng thẳng bên cạnh Ý Nhi

Sao việt

16:05:44 28/06/2024
Gương mặt nghiêm túc, khá căng thẳng của Hoa hậu Đỗ Hà khi ngồi cạnh Hoa hậu Ý Nhi đang là chủ đề được bàn tán xôn xao.

Phim hay nhất sự nghiệp của "ngọc nữ" Son Ye Jin: Câu chuyện về tình thân xen lẫn nước mắt và tiếng cười

Phim châu á

16:00:06 28/06/2024
Đây là một trong những bộ phim điện ảnh hay bậc nhất trong sự nghiệp của Son Ye Jin. Tác phẩm này rất phù hợp để xem vào Ngày gia đình .

Bà ngoại 70 t.uổi không biết chữ, 2 lần đưa cháu đi thi vì một ước mơ

Netizen

15:46:50 28/06/2024
Dù đã 70 t.uổi nhưng bà Nguyễn Thị Hiền, sinh sống tại H.Bình Chánh (TP.HCM), vẫn lái xe chở cháu ngoại là Lê Diễm Quỳnh, học sinh Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm (Q.3), đi thi tốt nghiệp THPT 2024. Đây là lần thứ 2 bà Hiền đưa cháu đi thi t...

Lịch âm 29/6 - Ngày 29 tháng 6 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

Trắc nghiệm

15:34:49 28/06/2024
Xem lịch âm ngày 29/6/2024 (Thứ 7), lịch vạn niên ngày 29/6/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...trong ngày 29/6/2024.

Bắt giữ 15 đối tượng trong vụ cấp bệnh án tâm thần cho tội phạm

Pháp luật

15:30:30 28/06/2024
Bộ Công an xác định 15 cán bộ quản lý và bác sĩ Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hoà đã nhận hối lộ để tạo dựng hồ sơ bệnh án, kết luận giám định tâm thần sai cho đối tượng phạm tội.