‘Sửa sai’ sách Tiếng Việt Cánh Diều lớp 1: Càng sửa càng sai?
Theo quy định dự thảo tài liệu điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa tiếng Việt 1, bộ sách Cánh Diều lấy ý kiến dư luận đến hết ngày hôm qua, 20/11 trước khi Bộ GD&ĐT thẩm định lần cuối. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều ý kiến về tài liệu này.
Nói về tài liệu bổ sung, điều chỉnh ngữ liệu của sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 thuộc bộ sách Cánh diều, PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Việt ngữ học, Trường Đại học KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết:
Qua những dữ liệu đưa ra để sửa có thể nói người biên soạn tiếp tục mắc nhiều sai lầm. Cách chỉnh sửa sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 thuộc bộ sách Cánh diều cho thấy những người biên soạn đang phá vỡ tính hệ thống của bộ sách.
PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt
Thứ nhất, có thể thấy giữa tranh minh họa và nội dung bài tập đọc không liên quan lô gic với nhau, như bài 3 (Phố Thợ Nhuộm) và bài 63 (Kết bạn). Nội dung của câu văn miêu tả “phố tấp nập” nhưng ảnh minh họa lại chỉ thấy phố xá lưa thưa vài bóng người hoặc vắng tanh vắng ngắt.
Thứ hai, ngôn ngữ diễn đạt của người viết trong mỗi câu văn cho thấy, người viết không biết cách để tạo ra bối cảnh phù hợp trong giao tiếp tiếng Việt. Ví dụ, ngay đoạn mở đầu của bài 3, tác giả viết: Thủ đô có phố Thợ Nhuộm. Vậy thủ đô ở đây là thủ đô nào? Đối với trẻ em, đây là câu rất mơ hồ. Đó còn chưa kể, câu văn miêu tả rất vụng vì đọc xong thấy cộc lốc: “phố tấp nập và đẹp lắm”. Lẽ ra phải viết: “phố lúc nào cũng tấp nập và rất đẹp”…mới đúng là văn miêu tả.
Đến bài “Chăm bà” người đọc lại thấy rất phản cảm khi đọc câu văn: “Thắm thì đưa sữa cho bà”. Tại sao không dùng “bưng sữa cho bà hay pha sữa cho bà”? Việc đưa sữa cho thấy sự vô cảm, dửng dưng trong hành động của người cháu.
Video đang HOT
Thứ ba là đã là văn dùng giảng dạy thì phải chặt chẽ, lô gic, nhưng hiện tượng phi lô gic lại khá phổ biến ở các bài. Chẳng hạn, các bài tập đọc như: ” Sáng sớm trên biển” hay “Kết bạn”.
Tôi nhắc lại, trước hết, cần hiểu rằng, chức năng của một cuốn sách dạy Tiếng Việt không phải chỉ là dạy chữ, ghép vần một cách máy móc mà phải dạy tiếng Việt có tính bài bản ngay từ đầu.
Theo tinh thần đó thì việc đưa ra ngữ liệu chỉnh sửa như vừa rồi coi như là thất bại hoàn toàn.
Bởi vì, cho đến lúc này, những người biên soạn không tìm ra được lối thoát mà chỉ giải quyết sai lầm bằng cách vá víu theo “kiểu đầu cá vá đầu tôm”. Càng sửa, càng thấy nhiều lỗ hổng trong tư duy của chính người biên soạn. Nói đơn giản là, đó là cách lấy cái sai này để thay thế cho cái sai khác. Trong khi đó, yêu cầu của việc dạy Tiếng Việt là phải đảm bảo tính chuẩn mực.
Người biên soạn đã không biết dùng ngôn ngữ chuẩn mực thì sao lại đòi hỏi người dạy phải sáng tạo ra chuẩn mực mới dựa trên khung chương trình? Đó là kiểu tư duy áp đặt theo lối quan phương. Nó không phải là thứ tư duy khoa học. Đổ vạ cho giáo viên để trốn tránh trách nhiệm là việc rất không nên, nói thẳng là không được làm!
Như đã đưa tin, năm học 2020-2021, học sinh lớp 1 bắt đầu học chương trình giáo dục phổ thông mới và sách giáo khoa mới. Có 5 bộ sách được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, trong đó 4 bộ Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Kết nối tri thức với cuộc sống, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn. Bộ Cánh Diều do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP HCM biên soạn.
Trong đó, sách Tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh Diều bị dư luận chê tơi tả khi cho rằng sẽ dạy hư trẻ em với thòi lừa lọc, thủ đoạn, lười nhác… Vì vậy, Bộ GD-ĐT yêu cầu yêu cầu nhà xuất bản và nhóm tác giả xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính và gửi hội đồng thẩm định rà soát và phản hồi dư luận.
Có tài liệu chỉnh sửa, phụ huynh vẫn bức xúc về sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều
Mặc dù nhiều bài đọc được bổ sung thay thế, song nhiều phụ huynh vẫn tỏ ra không hài lòng, bức xúc về sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều.
Hơn 1 tháng qua, dư luận vẫn rất quan tâm đến những sai sót, "sạn" trong sách Tiếng Việt 1 của nhóm tác giả Cánh Diều, nhất là phụ huynh có con em đang học lớp 1.
Chỉnh sửa, bổ sung theo tinh thần cầu thị
Mới đây, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM vừa công bố tài liệu điều chỉnh sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều để xin ý kiến nhân dân.
Cụ thể, dự thảo tài liệu "Điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa Tiếng Việt 1" được đăng tải trên trang lưu trữ phiên bản điện tử các cuốn trong bộ sách Cánh Diều lớp 1. Tài liệu gồm 2 phần, phần 1 giới thiệu một số ngữ liệu để giáo viên có thể sử dụng thay thế các bài đọc chưa phù hợp, phần 2 hướng dẫn điều chỉnh một số từ ngữ trong bài.
Bài đọc "Kết bạn" và "Hồ sen" được bổ sung cho bài đọc "Cua, cò và đàn cá (1) & (2).
Ví dụ, bài tập đọc "Cua, cò và đàn cá" (1) và (2), nhóm biên soạn sách đã thêm hai bài đọc khác để bổ sung là "Kết bạn" và "Hồ sen" theo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung ngữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM và các tác giả đã nghiên cứu, tiếp thu ý kiến với tinh thần cầu thị, biên soạn tài liệu để bổ sung, điều chỉnh ngữ liệu.
Phụ huynh vẫn rất bức xúc
Mặc dù có tài liệu chỉnh sửa bổ sung, song nhiều phụ huynh vẫn tỏ ra không hài lòng với sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều. Chị Đinh Thị Tú có con đang học lớp 1 tại Trường Tiểu học Bình Lợi Trung (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết, trên thực tế dạy học cho con chị thấy chương trình Tiếng Việt hiện nay quá nặng, lượng chữ học thuộc mỗi ngày quá nhiều, nội dung không sát với thực tế. Cải cách là giảm tải cho các con nhưng đằng này không giảm mà còn tăng. Có chỉnh sửa cũng vẫn còn nhiều chỗ chưa thuyết phục.
"Nội dung sách không như ngày trước, khó hiểu, sách có những từ ngoài miền Bắc, con tôi đọc không hiểu gì, tôi phải đi tìm hiểu, tìm nghĩa để giải thích cho con chứ bản thân tôi người miền Nam cũng không hiểu. Các con còn nhỏ mà lượng chữ quá nhiều, ngày trước học từ từ, mà giờ mới vào học đã học chữ cái rồi ráp vần luôn, đọc chính tả cho con viết, con áp lực, mẹ cũng áp lực" , chị Tú cho biết
Cũng có con đang học lớp 1, chị Nguyễn Ngọc Anh (quận Gò Vấp, TP.HCM) cho rằng sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều có sửa vẫn còn chỗ sai. "Có nhiều chỗ sai, gà nhép là gì, pi-a-nô là gì tiếng Anh hay Tiếng Việt, con lớp một sao hiểu, sao học cái đó. Người viết sách không có đúng, mầm non của đất nước cho học chương trình gì cũng chả hiểu", chị Ngọc Anh bức xúc nói.
Bức xúc hơn, anh Hoàng Văn Tân, ngụ Quận 7, TP.HCM đề nghị nên đình chỉ bộ sách. Theo anh Tân, sách có nhiều từ mang tính vùng miền khó hiểu, sửa đi sửa lại rất mất thời gian, công sức.
"Nhiều từ chúng tôi không thể hiểu nổi. Chương trình như này chúng tôi đề nghị dừng thì có thể dừng luôn, chứ không nên đem con em chúng tôi ra làm vật thí nghiệm, vì như trình độ trong lớp con tôi lớp 1 rất khó khăn để tiếp cận" , anh Tân bức xúc nói.
Dự thảo tài liệu "Điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa Tiếng Việt 1" sẽ được góp ý đến ngày 20/11/2020.
Dự thảo tài liệu "Điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa tiếng Việt 1" sẽ được góp ý đến ngày 20/11/2020 trước khi Hội đồng thẩm định tiến hành làm việc để thẩm định lần cuối.
Ngoài sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều thì một số sách trong các bộ "Cùng học để phát triển năng lực"; "Kết nối tri thức với cuộc sống"... cũng có "sạn" như vấn đề bản quyền, một số ngữ liệu, từ ngữ bị cho là chưa phù hợp với học sinh lớp 1. Hiện phương án chỉnh sửa các sách giáo khoa này vẫn chưa được công bố chính thức.
Chỉnh sửa sách giáo khoa Cánh Diều: Vẫn mập mờ, khó hiểu Dự thảo tài liệu 'Điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa tiếng Việt 1' (bộ sách Cánh Diều) được Nhà xuất bản ĐH Sư phạm TP.HCM công bố, nhiều ý kiến cho rằng sửa như vậy vẫn chưa ổn, vẫn mập mờ, khó hiểu. Có nhiều chỉnh sửa trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều - ẢNH:...