Sữa mẹ giảm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh
Nuôi con bằng sữa mẹ có thể bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Nature Communications.
ShutterStock
Các nhà khoa học tại Đại học Helsinki (Phần Lan) nhận thấy trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng ít có lượng vi khuẩn kháng thuốc trong ruột hơn.
Đó là nhờ các loại đường trong sữa mẹ nuôi “vi khuẩn tốt”, ngăn ngừa các vi khuẩn chống thuốc kháng sinh ở trẻ sơ sinh.
Theo các chuyên gia, sữa mẹ còn bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các vi khuẩn nguy hiểm. Điều này rất quan trọng vì trẻ sơ sinh rất dễ bị vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển.
Trong sữa mẹ chứa loại đường Bifidobacteria cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn tốt ở đường ruột, hoạt động như lợi khuẩn probiotics cho trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, trẻ bú sữa mẹ còn giảm nguy cơ bị dị ứng, đồng thời được bổ sung các vitamin và dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ.
Mai Duyên
Theo thanhnien
Video đang HOT
Hiến tặng và cấy ghép "chất thải tế nhị" người trong y học - tưởng đùa mà hóa thật 100%
Cấy ghép "chất thải tế nhị" của người - nghe thì có vẻ hơi kỳ cục nhưng liệu pháp này đang diễn ra và cứu sống không ít mạng người.
Chúng ta từng nghe về hiến tặng tủy xương, tinh trùng, máu, thậm chí là sữa mẹ. Và bạn có tin không khi "chất thải tế nhị" của người cũng không ngoại lệ và chúng được dùng để điều trị trong y học.
Tên đầy đủ của liệu pháp này là Cấy ghép các vi sinh vật trong "chất thải tế nhị" (tên tiếng Anh: Fecal microbiota transplantation, viết tắt: FMT).
Vì sao phải cấy ghép "chất thải tế nhị" này?
Cấy ghép "chất thải tế nhị" được xem là biện pháp hữu hiệu bậc nhất để điều trị bệnh nhiễm khuẩn C.jiff - một loại vi khuẩn gây viêm đại tràng giả mạc.
Một bệnh nhân được cấy ghép phân đến đại tràng
Thông thường, C.jiff phát triển khi người bệnh dùng thuốc kháng sinh (cho 1 bệnh nào đó khác) và sau đó bị nhiễm khuẩn, với biểu hiện là tiêu chảy không ngừng. Hầu hết người mắc C.jiff đều phải nhập viện và tốn rất nhiều tiền để chữa trị.
Năm 2015, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thống kê thấy chỉ trong 1 năm, 500.000 người Mỹ đã được chẩn đoán mắc C.jiff và có đến 29.000 người đã chết sau khi phát bệnh 30 ngày. 80% trong số đó là bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên.
"Hầu hết các bệnh nhân không thể chống lại C.jiff bằng cách dùng thuốc kháng sinh. Khi đó, cấy ghép "chất thải tế nhị" sẽ là liệu pháp cuối cùng. May mắn là nó hiệu quả đến 90% trong các trường hợp", cô Carolyn Edelstein đến từ ngân hàng dự trữ "chất thải tế nhị" cấy ghép OpenBiome cho biết.
Khi bệnh nhân mắc phải C.jiff, đường ruột của họ đã thiếu vắng các "vi khuẩn tốt". Vì vậy, mục đích của cấy ghép "chất thải tế nhị" là đưa các vi khuẩn ruột từ người hiến tặng khỏe mạnh vào đường ruột của người bệnh.
Hiện nay, cách thức chính để cấy ghép vẫn là đưa dung dịch nước muối và chất thải đến đại tràng của người bệnh, thông qua đường mũi/miệng hoặc nội soi.
Trong tương lai, "poop pill" (thuốc "chất thải tế nhị") có thể sẽ được áp dụng, bằng cách chiết xuất các vi khuẩn trong chất thải, đưa đến phòng thí nghiệm và tổng hợp lại dưới dạng viên con nhộng.
Quy trình hiến "chất thải tế nhị" khắt khe
Thời điểm y học bắt đầu cấy ghép "chất thải tế nhị" là khoảng năm 2012. Khi đó, biện pháp này rất đắt đỏ do tốn nhiều thời gian để thu thập chất thải, phân loại, kiểm tra...
Mọi việc chỉ dễ dàng hơn khi những trung tâm như OpenBiome (đặt trụ sở tại Boston, Mỹ) ra đời. Chúng làm nhiệm vụ cung cấp "chất thải tế nhị" sẵn sàng cho cấy ghép khi cần.
Đối với người muốn hiến tặng, họ phải có sức khỏe tốt và trong độ tuổi từ 18 đến 50. Bước đầu tiên là điền vào phiếu đăng ký online.
Sau đó, họ được những trung tâm như OpenBiome mời đến kiểm tra sức khỏe hết sức kĩ càng, bao gồm xét nghiệm máu và "chất thải tế nhị". Chỉ có 3% người đăng ký được cho là đạt chuẩn, có thể hiến tặng mà thôi.
Vì tỷ lệ ít ỏi như thế, nên mỗi người đạt chuẩn phải cam kết hiến tặng "chất thải tế nhị" liên tục trong vòng 60 ngày. Và ngày nào cũng phải kiểm tra lại máu, chất thải này. Ngoài ra, nếu họ mắc bệnh và phải dùng thuốc kháng sinh trong thời gian này thì lập tức bị loại ra khỏi chu trình hiến tặng.
Những người hiến tặng nhận được 40 USD (khoảng 930 ngàn đồng) cho mỗi sản phẩm hàng ngày của mình. Mỗi sản phẩm phải đạt cân nặng ít nhất 55 gram, vì đây cũng là khối lượng cần cho một lần cấy ghép. Số "chất thải tế nhị" này tiếp tục được mang đi kiểm tra.
Như vậy, khi kết thúc chu trình hiến tặng, tức sau 2 tháng, mỗi người hiến sẽ nhận được khoảng 2.400 USD (tương đương 55,8 triệu đồng). Mặc dù số tiền này khá cao, nhưng một nghiên cứu cho thấy mục đích của người hiến tặng hầu hết là để giúp đỡ các bệnh nhân!
Hiện nay, y học còn nghiên cứu cấy ghép "chất thải tế nhị" để chữa trị cho một số bệnh khác như Crohn (một bệnh viêm mãn tính của ruột) hay hội chứng ruột kích thích. Vì vậy, nhu cầu cấy ghép "chất thải tế nhị" sẽ còn tăng cao trong tương lai.
Mặt khác, đối với tất cả chúng ta, việc ăn uống lành mạnh, không dùng thuốc kháng sinh bừa bãi,... là rất cần thiết để góp phần bảo vệ cho đường ruột khỏe mạnh.
Nguồn: How Stuff Works
Theo Helino
CDC Hoa Kỳ cảnh báo: Vi khuẩn "ác mộng" đang lan ra trên toàn nước Mỹ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã tìm ra những vi khuẩn "lạ", có khả năng kháng lại thuốc, vừa lan truyền được gene kháng thuốc. Trong những năm gần đây, thuật ngữ "vi khuẩn ác mộng" được sử dụng để chỉ những vi khuẩn có khả năng kháng lại gần như tất cả thuốc kháng sinh. Chúng...