Sứa lá dung – Món ăn dân dã đúng điệu của người Kỳ Anh
Món sứa nhiều nơi cũng có, nhưng có lẽ chẳng có nơi nào món ăn này có được mùi vị thơm ngon cùng màu sắc đặc trưng như ở quê tôi – Kỳ Anh.
Trải qua hàng trăm năm, cùng với sự “ban ơn” từ biển vàng, ngư dân ở Kỳ Anh đã cần mẫn biến hóa ẩm thực phù hợp với thị hiếu của thị trường. Riêng món sứa của quê hương, từ trước tới nay vẫn giữ cách chế biến truyền thống và đã neo giữ trong nỗi nhớ của những người con xa quê.
Cứ mỗi độ từ tháng 12 đến tháng 4 âm lịch, người dân vùng biển quê tôi lại bắt đầu với nghề làm sứa. Trải qua “bảy bảy bốn chín” công đoạn, con sứa tươi mới được “hô biến” thành sứa lá dung làm nức lòng những người sành ăn.
Sứa Kỳ Anh được ép với lá chát, gọi là lá dung, lá lấu. Để hái được các loại lá này, người dân phải ngược biển lên rừng. Ngày xưa diện tích rừng nhiều, lá còn dễ kiếm. Bây giờ, phải lên Kỳ Thượng, vào Kỳ Nam, thậm chí ra tận Cẩm Xuyên để hái. Lấy được lá về, lá lấu thì phải rửa rồi xay, lá dung thì phơi nắng, ủ sương, sau đó mới xay nhuyễn. Quá trình này đòi hỏi người làm phải cẩn thận, tỷ mỷ, chọn lọc kĩ mới tạo ra được bột lá “chuẩn”, giúp con sứa có màu vàng tươi, không bị tanh nhớt.
Video đang HOT
Bà Đặng Thị Khuyên (thôn Tiến Thắng, Kỳ Ninh), người đã có thâm niên hơn ba thập kỷ trong nghề làm sứa truyền thống chia sẻ cách chế biến: Sứa sau khi được đưa về, người ta tách riêng phần thân và phần chân, sau đó thái chúng ra thành những mảnh nhỏ. Sứa tươi được ép với lá lấu xay nhỏ trong vòng 2 ngày, sau đó rửa sạch, tiếp tục ép với bột lá dung một đêm, khi sứa đã ngả sang màu vàng, đạt được độ thơm và giòn thì lúc ấy mới đúng là sứa lá dung đạt chuẩn. Tất cả các công đoạn ép sứa hoàn toàn bằng tay, cho nên việc chế biến sứa lá dung mất nhiều công sức. 10 kg sứa tươi mới tạo ra 0,5 kg sứa lá dung thành phẩm. Một người tối đa một ngày chỉ làm được 10kg sứa thành phẩm và do hạn chế về số lượng nên sứa lá dung chủ yếu phổ biến ở thị trường địa phương.
Các món ăn được chế biến từ sứa lá dung như: Sứa chấm, nộm sứa, gỏi sứa… đều là những đặc sản, dễ ăn, mát giòn, có lợi cho sức khỏe. Giá bán của sứa lá dung khác nhau tùy vào bộ phận trên cơ thể. Phần ngon nhất là chân sứa, thông thường dao động với giá 60 – 100 nghìn đồng/kg, thân sứa giá thấp hơn.
Để ăn “đúng điệu” người Kỳ Anh, nước chấm ăn cùng với sứa phải là mắm ruốc (tép nhỏ được muối nguyên con), cộng thêm gia vị gừng, tỏi, ớt giã nhỏ. Điều đặc biệt nữa, hòa vào nước chấm là chút mật mía ngọt nồng thay cho đường cát như những nơi khác. Tăng vị cho bát nước chấm không thể thiếu món lạc rang giã nhỏ… béo ngậy, thơm cay đúng kiểu “ăn một lần nhớ mãi”. Ăn kèm món sứa cũng không thể thiếu các thứ rau thơm truyền thống như: Rau hao, rau kinh giới, rau húng, rau răm. Thêm vài cái bánh đa vừa quạt nóng hổi, giòn giòn, béo thơm…, bữa tiệc sứa lá dung khiến ai cũng phải xuýt xoa, thòm thèm.
Từ một món ăn dân dã, nay sứa lá dung đã trở thành một đặc sản không thể thiếu trong thực đơn của các nhà hàng tại Kỳ Anh. Những thực khách đã một lần được nếm qua đều không thể quên được hương vị tuyệt vời của nó. Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội hiện đại cũng đang kéo theo sự thu hẹp của các làng nghề.
Bà Khuyên chia sẻ: Ngay từ thời con gái, bà đã gắn bó với nghề này, nhưng đến bây giờ việc truyền nghề cho con cái cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiều lớp trẻ không mặn mà với công việc nặng nhọc từ nghề chế biến sứa biển. Cả xã chỉ còn hơn 60 hộ tham gia làm nghề này, nhưng: “Sợ một ngày nào đó khi lớp người già chúng tôi khuất bóng, không biết còn được bao nhiêu người gắn bó với nghề nữa”…
Theo BaoHaTinh
Độc đáo bánh sắn
Bánh sắn làm tại thiên đình, Ngọc Hoàng ăn thấy giật mình khen ngon" - đó là câu thơ 1 vị khách ghé ngang gửi tặng cho những người làm bánh sắn tại Cát Hải.
Ghé thăm nơi đây mùa này, đừng quên thưởng thức món bánh sắn dân dã mà vô cùng độc đáo của người dân miền biển Cát Hải.
Bánh sắn - món ăn dân dã, độc đáo của Cát Hải.
Bánh sắn Cát Hải chỉ bán từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch trong năm, vì đây là mùa thu hoạch, sắn có rất nhiều. Bánh sắn được chế biến đơn giản. Vỏ và nhân bánh đều được làm từ củ sắn.
Để làm bánh sắn, người làm bánh làm sạch sắn, tách vỏ, luộc chín rồi chia làm hai phần để làm vỏ và nhân. Vỏ bánh được giã nhuyễn hơn, đến độ mịn như bột mì và rất dẻo. Sau đó được cán mỏng vòng bánh. Vỏ bánh sau khi cán mỏng được thoa chút dầu ăn, cắt thành những miếng hình chữ nhật dài khoảng 20cm, rộng 10cm. Nhân bánh giã vừa phải không nhuyễn như làm vỏ bánh rồi trộn thêm một ít đường trắng. Tiếp đó, nhân bánh được vo thành những thanh hình trụ đặt vào vỏ bánh rồi cuộn tròn lại, là xay chiếc bánh sắn hoàn chỉnh. Điểm độc đáo của thứ bánh sắn này là để được khoảng hai ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh và đặc biệt có thể ăn lúc đói, không bị say như ăn củ sắn luộc.
Bánh sắn dân dã, được làm đơn giản là vậy, thế nhưng khi thưởng thức lại đem đến một cảm giác khác lạ. Độ dẻo của vỏ bánh, vị bùi bùi, ngọt ngọt của nhân bánh quyện với vị thơm đặc trưng của sắn khiến thực khách một lần khi đến với Cát Hải sẽ không thể nào quên. Trong cái lạnh tê tái của mùa đông, bánh sắn với sự đơn giản mà tinh tế trở thành một hương vị quen thuộc, ấm áp với mỗi du khách đến với Cát Hải.
Theo Haiphon
Đậm đà món don Quảng Ngãi Có những món ăn chỉ nghe tên cũng có thể hình dung ra hương vị nhưng cũng có món dù nhắc đi nhắc lại bao nhiêu lần, người ta cũng chẳng tưởng tượng nổi hình thù, nguồn gốc của chúng ra sao., Don - đặc sản chỉ có ở Quảng Ngãi là một trong những món ăn như vậy. Con don là loài...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Loại hoa tận trên rừng mới có, nấu lên còn ngọt hơn nước ninh xương, nhiều tiền chưa chắc đã mua được, đem đồ xôi cực ngon

Cách chọn nấm ngon áp dụng 4 loại nấm quen thuộc nhất

Nếu muốn bảo vệ gan, giải độc, đào thải cặn bã khỏi cơ thể hãy nấu các món ăn ngon, dễ từ nguyên liệu này

Loại rau dễ bị nhầm với cỏ dại: Trồng 1 khóm ăn trọn đời lại nấu được nhiều món ngon bổ dưỡng

Cách nấu chân giò giả cầy không cần mẻ

Học Gen Z làm bách đúc 2 tầng vừa ngon, đẹp mắt, lạ miệng để dành ăn chơi cực thích

Loại rau xưa chỉ cho lợn ăn, nay thành đặc sản được ưa chuộng ở thành phố, xào hay làm bánh đều ngon

Cách nấu hủ tiếu mực thơm ngon tại nhà

Loại cây xưa trồng làm hàng rào không ngờ giờ là đặc sản dân thành phố mê mẩn, có tiền cũng khó mua, kho cá ngon đỉnh

Món ăn nghe tên "ngượng đỏ mặt", xưa rẻ bèo giờ có giá 330.000 đồng/kg, nướng mỡ hành thơm nổ mũi

Đặc sản chỉ có ở Lạng Sơn nhìn "sợ khiếp vía", nay dân thành phố ưa chuộng giá 600.000/kg, rang muối cực ngon

Tự làm mồi nhậu từ chân gà theo cách này siêu ngon lại đảm bảo
Có thể bạn quan tâm

Ngoại trưởng Rubio khởi động chiến dịch cải tổ, tinh gọn Bộ Ngoại giao Mỹ
Thế giới
11:15:05 23/04/2025
Thị trường mai mối Trung Quốc hỗn loạn vì nạn lừa đảo
Netizen
11:08:40 23/04/2025
Chuyến bay bị hoãn lâu nhất thế giới vì lý do không tưởng
Lạ vui
11:00:03 23/04/2025
Nhiều mẫu xe ô tô Trung Quốc giảm giá 'khủng' hàng trăm triệu đồng
Ôtô
10:51:48 23/04/2025
'Tiểu SH' ra mắt tại Nhật Bản, giá từ 46 triệu đồng
Xe máy
10:49:13 23/04/2025
Lý Hải xây nguyên một căn nhà để quay "Lật mặt 8" chân thực nhất
Hậu trường phim
10:38:01 23/04/2025
"Cha tôi, người ở lại" tập 30: Việt tức giận khi bị hạ nhục
Phim việt
10:31:49 23/04/2025
7 thói quen chi tiêu tối giản sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm hàng triệu đồng mỗi tháng!
Sáng tạo
10:23:44 23/04/2025
Núi Chứa Chan sẽ là điểm du lịch đẳng cấp quốc tế
Du lịch
10:14:15 23/04/2025
Bạn trai có thói xấu khó bỏ, tôi sốc nặng khi bố mẹ mình đều bênh vực
Góc tâm tình
10:04:58 23/04/2025