Sứa khổng lồ trôi dạt vào bờ biển Anh
Con sứa khổng lồ này được xác định là loài sứa thùng hay còn gọi là sứa nắp thùng rác bởi kích thước to lớn.
Trong khi người đi dạo đã quá quen thuộc với cảnh tượng bờ biển ngập tràn cát sỏi hay một vài món đồ thất lạc thì ông Steve Trewhella – nhiếp ảnh gia người Anh đã may mắn được tận mắt chứng kiến một con sứa trong suốt tuyệt đẹp với kích cỡ khổng lồ trôi dạt vào bờ biển Portland, hạt Dorset, Anh Quốc.
Con sứa khổng lồ có đường kính khoảng 1m.
Ông Steve, 49 tuổi, sống tại thị trấn Wareham cho biết, con sứa khổng lồ này có đường kính vào khoảng gần 1m. Nó thuộc loài sứa thùng, có tên khoa học là Rhizostoma pulmo. Ngoài ra, do kích cỡ to lớn vượt trội mà loài này còn được gọi với cái tên là “sứa nắp thùng rác”. Mặc dù, đây là loài sứa không gây hại tới con người nhưng các nhà khoa học vẫn đưa ra lời cảnh báo không tới gần hay chạm vào nó.
Theo ông Steve, gió và thủy triều dâng chính là nguyên nhân đưa con sứa này trôi dạt vào bờ biển.
Ông Steve chụp ảnh bên con sứa thùng khổng lồ.
Cô Suzanne Sheldon, một cư dân khác cũng nhận xét đây là con sứa to nhất mà cô từng thấy. Được biết, trước đó chỉ vài ngày, trong lúc dắt chó đi dạo, cô Suzanne cũng phát hiện một con sứa mang kích thước tương đương chiếc thùng rác trôi dạt vào bờ biển này.
Trước sự “tấn công” ồ ạt của những con sứa khổng lồ trong thời gian vài tuần trở lại đây, các nhà khoa học dự đoán nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do sự tăng nhiệt độ của khí hậu. Ông Richard Harrington, Hiệp hội Bảo tồn Sinh thái biển phát biểu: “Dự báo thời tiết nóng dần lên cũng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều sứa biển trôi dạt vào bờ biển hơn.”.
Video đang HOT
Theo Trithuc
Đẹp lạ những sinh vật biển lần đầu mới thấy
Với các loài mới được phát hiện thời gian gần đây, có vẻ là các vùng biển vẫn còn ẩn chứa nhiều thứ kỳ lạ chưa được khám phá.
Leafy Sea Dragon: Có họ hàng với cá ngựa, nhưng hình dáng giúp nó có khả năng ngụy trang tuyệt vời, giúp nó hòa mình với môi trường tự nhiên xung quanh. Chỉ một phần của những cái lá mọc ra từ thân của nó là vây giúp di chuyển cơ thể. Như cá ngựa, con cái chuyển trứng đã thụ tinh cho con đực mang cho đến khi trứng nở. Rồng biển hoang dã hiện nay chỉ tìm thấy trong vùng biển ngoài khơi Australia.
Christmas Tree Worm: loài có tên khoa học là Spirobranchus giganteus, có vẻ ngoài sặc sỡ và hình dạng xoắn ốc chụm vào thành hai vương miện cho nó cái tên Christmas Tree Worm. Sâu này gắn vào các rạn san hô nhiệt đới và nguồn dinh dưỡng của nó lấy từ đó.
Geoduck: Loài ốc vòi voi có tên khiến người ta liên tưởng đến loài vịt, hay nghĩ nó liên quan gì đó đến địa chất. Thực tế, nó là loại trai lớn với một cái vỏ nhỏ hoàn toàn không ăn nhập gì với nhau. Chúng chôn mình trong cát ven biển của miền bắc Thái Bình Dương và ở lại một trong suốt đời sống của mình. Geoducks có thể sống đến 160 năm. Cái "cổ vịt" lớn toàn thịt của nó có thể dài đến 3 feet (100cm). Đây là một phần của động vật ăn được, và vì hình dạng của nó, người ta nghĩ nó là loại thức ăn có khả năng kích thích dục tình ở châu Á, nơi nó được bán đắt giá. Trang trại ốc vòi voi mọc lên như nấm để cung cấp thịt, kể từ khi săn bắt động vật hoang dã không những khó, mà còn vi phạm giới hạn luật pháp cho phép tại Mỹ.
Exquisite Sea Urchin: Loài nhím biển tinh tế. Có khoảng 700 loài nhím biển đã được biết tới. Coelopleurus exquisitus là một loài được phát hiện vào năm 2005 tại New Caledonia. Nó được đặt tên là "exquisitus " vì có vẻ đẹp lạ. Hình ảnh này cho thấy hai bộ xương nhím biển xếp chồng lên nhau, con phía trên là Coelopleurus exquisitus .
Mực Googly-eyed Glass: Hình dáng bên ngoài mang lại cái tên Googly-eyed Glass Squid cho loài mực này. Nó còn được gọi là Teuthowenia trong suốt, được tìm thấy trong các đại dương của bán cầu nam. Khi bị đe dọa, nó hút nước vào người khiến cơ thể phình to to tới mức đáng sợ, điều này dù nực cười với chúng ta, nhưng có thể hữu dụng với các sinh vật khác. Không chỉ trong suốt, loại mực này có thể phát sáng trong bóng tối.
Cá Tripod: Cá Tripod được đặt tên như thế do có khả năng đứng trên 3 cái vây kỳ lạ của nó. Mang tên khoa học là Bathypterois grallator, nó thường càn quét ở độ sâu lớn tại khu vực Abyssal. Cơ thể cá là chỉ dài khoảng 14 inch (hơn 60cm), nhưng ba vây dài có xương của nó có thể dài đến cả yard (0,9 mét). Cá Tripod có cả cơ quan sinh sản đực và cái, có thể tự sinh sản nếu không thể tìm thấy bạn đời.
Tôm hùm với chiếc càng "khủng". Tên khoa học là Dinochelus ausubeli, lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 2007 ngoài khơi Philippines. Dinochelus là tên chi mới được chỉ định cho sinh vật này, có nghĩa là "móng vuốt khủng khiếp". Tên loài của nó là là Jesse Ausubel - tên người phát hiện. Tôm hùm này là rất nhỏ, nhưng một trong hai chiếc càng của nó có móng vuốt dài hơn cả cơ thể, cả hai móng vuốt có gai dọc theo các cạnh để nắm bắt con mồi. Người ta chưa biết nhiều nhưng về lối sống của loài tôm hùm này .
Nudibranch là một loại hải sâm sặc sỡ - một loài thân mềm kỳ di. Hải sâm là ốc biển không có vỏ, có chừng 3.000 loài có hình dạng khác nhau và hầu hết tất cả các loại màu sắc tươi sáng, khiến chúng dễ là con mồi bị các loài khác săn đuổi. Tuy nhiên, nhiều loài có độc. Một số hải sâm sản xuất chất độc tự thân, trong khi những người khác giữ lại trong cơ thể các loại hóa chất độc hại từ thức ăn của chúng.
Một loài ốc biển mới được phát hiện gần đây.
Có lẽ đây là một loài hải sâm mới.
Hải sâm hay sâu biển
Một loài cá kỳ dị.
Loài thân mềm kỳ lạ.
Theo Datviet
Sinh vật biển giống chú rối miệng rộng nổi tiếng Loài hải miên ống nung định cư khắp vùng biển Caribbean nhưng nay mới được biết đến với hình dạng khôi hài. Loài vật nói trên và chú rối hài hước trong show truyền hình 'Sesame Street' của Mỹ do Jim Henson sáng tạo vừa được phát hiện có những điểm giống nhau lạ kỳ. Ảnh hải miên ống nung do Handler chụp...