Sửa đổi quy định về trường đại học tư thục: ‘Phân biệt đối xử’ để làm gì?
Theo cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, việc dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục phân định cơ cấu của trường đại học tư thục dường như đang “phân biệt đối xử”, cần phải được xem xét cẩn trọng.
VCCI cho rằng, không nên quy định phân biệt đối xử về cơ cấu tổ chức bắt buộc giữa trường đại học tư thục có vốn đầu tư nước ngoài hay trong nước, lợi nhuận hay phi lợi nhuận
Theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục (sửa đổi, bổ sung Điều 14 Luật Giáo dục đại học) thì: Trường đại học công lập, học viện công lập có cơ cấu theo quy định của Luật;
Trường đại học tư thục có cơ cấu tương tự như trường đại học công lập (trừ Hội đồng trường) và có đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát; Trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận có cơ cấu tổ chức tương tự như trường đại học tư thục ở trên nhưng không có đại hội đồng cổ đông. Cơ sở giáo dục đại học có từ 51% vốn của nhà đầu tư nước ngoài trở lên được tự quyết định cơ cấu tổ chức. Cơ sở giáo dục đại học có dưới 51% vốn của nhà đầu tư nước ngoài có cơ cấu tổ chức tương tự như đại học tư thục có/không có lợi nhuận.
Như vậy có thể thấy, cơ cấu tổ chức của trường đại học sẽ được quyết định dựa vào nguồn gốc vốn chủ sở hữu, tuy nhiên, các chuyên gia của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đưa ra một số vấn đề cần được xem xét làm rõ.
Phân biệt đối xử trường tư thục “trong nước” và “nước ngoài”?
Theo nhận định của VCCI, việc Dự thảo cho phép cơ sở giáo dục đại học có từ 51% vốn của nhà đầu tư nước ngoài trở lên được tự quyết định cơ cấu tổ chức trong khi đó các trường đại học tư thục khác lại không được, dường như chưa hợp lý, gây bất bình đẳng ngược và không rõ mục tiêu quản lý.
Xét bản chất thì hai loại cơ sở giáo dục này đều có nguồn gốc vốn từ tư nhân, chỉ khác về quốc tịch của chủ sở hữu vốn (là nhà đầu tư nước ngoài hay nhà đầu tư trong nước).
Theo quy định của pháp luật đầu tư và DN, nguồn gốc vốn sở hữu không phải là căn cứ để phân biệt về cơ cấu tổ chức hay hình thức hoạt động, các nhà đầu tư khi đầu tư dưới dạng thành lập tổ chức đều phải tuân theo cơ cấu tổ chức như nhau tương ứng với loại hình DN đã lựa chọn.
Trên thực tế, pháp luật liên quan tới DN nếu có phân biệt giữa nhà đầu tư nước ngoài và trong nước thì chỉ phân biệt ở điều kiện về tỷ lệ vốn (nhà đầu tư nước ngoài có thể bị giới hạn ở một tỷ lệ vốn nhất định phù hợp với cam kết quốc tế) và hoạt động được phép (cơ sở của nhà đầu tư nước ngoài có thể bị giới hạn ở một số hoạt động).
Video đang HOT
Hơn nữa, trong mọi trường hợp thì quyền của nhà đầu tư trong nước cũng rộng hơn hoặc ít nhất là bằng quyền của nhà đầu tư nước ngoài, với mục tiêu chính sách là để bảo hộ hợp lý nhà đầu tư trong nước hoặc vì các lý do an ninh quốc phòng trật tự xã hội nhất định. Chưa có trường hợp nào hạn chế quyền của nhà đầu tư trong nước hơn so với nhà đầu tư nước ngoài (trừ một số dịch vụ rất đặc thù như casino…).
“Vì vậy, để đảm bảo tính hợp lý, đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi quy định theo hướng không phân biệt đối xử về cơ cấu tổ chức bắt buộc giữa các trường đại học tư thục, không phân biệt về nguồn gốc vốn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hay nhà đầu tư trong nước…” – văn bản của VCCI gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ.
Vì lợi nhuận hay không, vẫn cứ phải có tổ chức đại diện cổ đông
Theo quy định tại Dự thảo thì trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận không có đại hội đồng cổ đông như trường tư thục vì lợi nhuận. Trong khi đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Dự thảo (sửa đổi, bổ sung Điều 4 Luật Giáo dục) thì sự khác nhau giữa hai trường đại học tư thục này chỉ là ở việc sử dụng phần lợi nhuận có được từ hoạt động đào tạo. Với tiêu chí phân biệt như vậy mà quy định trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận không có đại hội đồng cổ đông trong khi trường hoạt động vì lợi nhuận có cơ quan này dường như chưa hợp lý.
Thông thường, với tính chất là đơn vị tập hợp/đại diện của tất cả các cổ đông, Đại hội đồng cổ đông được xem là bộ phận có quyền lực nhất trong trường đại học tư thục, với thẩm quyền quyết định các vấn đề quan trọng nhất của trường, trong đó không chỉ có việc quyết định phân chia lợi nhuận mà còn đưa ra các quyết sách quan trọng khác liên quan đến sự phát triển của trường.
Hội đồng quản trị bản chất không phải chủ sở hữu, không đại diện cho các cổ đông, chỉ là đơn vị thực hiện các nghị quyết do Đại hội đồng cổ đông quyết định, không thể thay thế cho Đại hội đồng cổ đông. Do vậy, dù trường đại học hoạt động không vì lợi nhuận không phải quyết định về việc phân chia lợi nhuận thì vẫn cần có tổ chức tập hợp/đại diện các cổ đông để quyết định về các vấn đề quan trọng khác của trường.
Do đó, VCCI cho rằng, để đảm bảo tính hợp lý, cần sửa đổi quy định, cơ cấu tổ chức của tổ chức đại học tư thục là như nhau, không phân biệt vì mục đích lợi nhuận hay không.
Bên cạnh đó, một vấn đề khác mà cộng đồng DN đề nghị xem xét cẩn trọng trong dự thảo, là về mô hình tổ chức của trường đại học tư thục. Theo quy định tại Dự thảo thì trường đại học tư thục hoạt động vì lợi nhuận có cơ cấu tổ chức tương tự như một công ty cổ phần, cũng bao gồm các bộ phận như: đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát. Tuy nhiên, trường không phải là công ty cổ phần hoạt động theo Luật DN, mà là chủ thể hoạt động theo Luật này.
VCCI cho rằng, cách tiếp cận này dường như là chưa hợp lý, bởi xét về bản chất, hoạt động của trường là một “sản phẩm” dịch vụ có lợi nhuận của các chủ sở hữu đã bỏ vốn. Như vậy đối với chủ sở hữu (cổ đông bỏ vốn thành lập trường) thì đây là một hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận, do đó việc quản lý, kiểm soát phải tương tự như việc tổ chức của một DN. Tuy nhiên, đối với giảng viên, học viên thì đây là cơ sở đào tạo chuyên môn, do đó hoạt động quản trị lại phải đảm bảo tính chuyên môn của ngành giáo dục, tức là theo mô hình một trường đại học (có hội đồng trường, Ban giám đốc, văn phòng, các khoa…).
Theo Phapluatvn.vn
Đời bất hạnh của cô gái bị anh em ruột thiêu sống sau 8 năm chạy trốn với người yêu
Sau 8 năm chạy trốn cùng người yêu, những tưởng lần trở về nhà cô sẽ nhận được sự tha thứ của gia đình. Thế nhưng, người phụ nữ xinh đẹp ấy lại phải đón nhận một kết cục tức tưởi từ chính những người thân của mình.
Ấn Độ vốn là quốc gia còn nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ. Nỗi thống khổ vì bị phân biệt đối xử và bạo lực mà phụ nữ nước này phải chịu đựng vẫn trở thành nỗi ám ảnh luôn thường trực. Những vụ án nổi tiếng được đề cập trong loạt bài " Phụ nữ Ấn Độ và nỗi ám ảnh về bạo hành, hiếp dâm" sau đây sẽ phần nào hé lộ cuộc sống đọa đày của không ít phụ nữ tại đất nước này.
Người phụ nữ bị gia đình thiêu sống sau 8 năm quay trở về thăm nhà. (Ảnh minh họa)
Tình yêu không toan tính
Tại một ngôi làng nhỏ ở huyện Dungarpur (phía tây bang Rajasthan, Ấn Độ), gia đình Rama Kunwar không phải thuộc hàng giàu có nhưng so với các hộ gia đình xung quanh, cũng được liệt vào thành phần khá giả. Anh em cô được bố mẹ lo lắng cho chu tất, không thiếu bất cứ thứ gì.
Cô bé Rama Kunwar càng lớn càng xinh đẹp. Và cũng giống như bao thiếu nữ khác, tới tuổi trưởng thành, Rama dành trọn tình yêu của mình cho một chàng trai cùng làng. Cả hai đã cùng lớn lên bên nhau, trải qua tuổi thơ vui buồn cùng nhau và tình yêu cứ thế mà lớn dần theo năm tháng.
Có điều, gia đình anh lại thuộc diện nghèo tại đây. Tuy vậy, anh lại có bản lĩnh và ý chí, nghị lực hơn hẳn mấy gã trai nhà giàu mà bố mẹ cô đang nhắm tới. Tình yêu của hai người dành cho nhau xuất phát từ trái tim chân thành.
Nhưng rồi, ngày chàng trai quyết định tới xin phép bố mẹ Rama Kunwar cũng là ngày bắt đầu của bị kịch khi gia đình Rama Kunwar thẳng thừng từ chối và tỏ rõ thái độ khinh miệt chàng trai không cùng đẳng cấp này.
Bố mẹ, các anh cô vì chuyện này mà gây áp lực rất lớn, nhẹ nhàng có, răn đe có với mong muốn Rama Kunwar phải từ bỏ. Cả gia đình không ai ủng hộ khiến cô tủi thân và mệt mỏi vô cùng nhưng bất chấp sự phản đối của gia đình, Rama vẫn nhất định không nghe theo.
Rồi tới một ngày, khi hôn sự của cô với người khác được bố mẹ tự ý định đoạt, Rama Kunwar đã cảm thấy sợ hãi thực sự. Biết rằng không thể khiến bố mẹ thay đổi ý định, cô đã tìm gặp người yêu và cùng lên kế hoạch chạy trốn.
Rama Kunwar biết rằng sự biến mất của cô sẽ khiến bố mẹ vô cùng giận dữ vì mất mặt với dân làng. Nhưng Rama Kunwar tin rằng, theo năm tháng, bố mẹ sẽ hiểu và tha thứ cho cô. Đến lúc đó, cô sẽ trở về nhận lỗi. Năm đó, cô gái trẻ vừa tròn 22 tuổi.
Bi kịch ngày trở về
Thời gian dần trôi, Rama Kunwar có một gia đình hạnh phúc bên người chồng hết lòng thương yêu mình nhưng chưa khi nào cô nguôi ngoai nỗi nhớ gia đình. Và rồi, ngày 4/3/2016, sau 8 năm ra đi, Rama Kunwar trở lại quê nhà với hy vọng lần trở về này sẽ nhận được sự tha thứ vì kết hôn với người không theo ý muốn của gia đình.
Tuy nhiên, người phụ nữ bất hạnh ấy đã có một quyết định sai lầm và phải trả giá bằng chính mạng sống. Cô không biết rằng, ngần ấy năm đã trôi qua nhưng những người anh em trai ruột của Kunwar vẫn còn tức giận và cùng nhau thống nhất phương án trừng phạt.
Khi cô đang thăm nhà chồng, những người đàn ông bặm trợn từ đâu xông vào, lôi cô ra ngoài rồi đánh đập không thương tiếc mặc cô van xin thống thiết. Nhẫn tâm hơn, họ còn đổ dầu lên khắp cơ thể Rama rồi châm lửa thiêu sống trong khi những người dân làng khác đứng xem.
Rama Kunwar gào thét trong đau đớn, liên tục gọi tên chồng nhưng lúc này anh không có mặt ở nhà.
"Cô ấy khóc cầu cứu nhưng không ai đến cứu cô. Họ tổ chức tang lễ ngay trong đêm để phi tang thi thể", Brijran Singh, một quan chức huyện Dungarpur cho biết.
Cảnh sát đến hiện trường sau khi nhận được tin báo từ mẹ chồng của nạn nhân. Một trong những anh trai của nạn nhân - Laxman Singh và sáu nghi phạm khác bị bắt ngay sau đó.
Tại đồn cảnh sát, gã anh trai khai nhận gia đình hắn không chấp nhận mối quan hệ vợ chồng của cặp đôi và họ quyết định Rama Kunwar sẽ phải bị giết chết vì đó là một điều "sỉ nhục" với gia đình.
Vụ án sau đó đã làm dấy lên những cuộc biểu tình đòi công lý cho phụ nữ ở quốc gia tỷ dân này. Họ là nạn nhân của những vụ giết người vì danh dự do chính người thân của mình hoặc các già làng thực hiện để bảo vệ uy tín và niềm tự hào của gia đình dựa trên sự phân biệt tầng lớp xã hội. Những vụ việc tương tự vẫn xảy ra bất chấp Tòa án Tối cao Ấn Độ vào năm 2011 tuyên bố những người thực hiện hành động "giết người vì danh dự" sẽ đối mặt án tử hình.
Theo Danviet
Vì sao người chuyển giới dễ mắc HIV? Khoảng 19% người chuyển giới nữ đang sống với HIV, và so với dân số chung, tỷ lệ người chuyển giới nữ sống chung với HIV cao hơn 49 lần. Chiều 12/12, tại Lễ Khởi động Chiến dịch truyền thông thúc đẩy cộng đồng người chuyển giới nữ tiếp cận với dịch vụ HIV tại Việt Nam với chủ đề "Hạnh phúc là...