Sửa đổi quy định đánh giá ở bậc trung học: Tạo động lực thay đổi hành vi
Kết hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số ở hầu hết các môn học là nội dung mới, được quan tâm tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT.
Trong giờ học tại Trường TH Đinh Tiên Hoàng (Phú Thọ). Ảnh: Thế Đại
Đây cũng là phần việc khiến nhiều giáo viên lo lắng bởi sẽ gặp khó khăn để triển khai thực sự hiệu quả.
Quan trọng nhất là tâm người thầy
PGS.TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) – cho rằng: Đánh giá bằng nhận xét không khó, nhưng thực sự cần cái tâm của người thầy. “Tâm” ở đây chính là sự quan tâm chú ý của thầy cô đến học trò, để nhận ra được sự tiến bộ, cố gắng, những hành vi tích cực – dù là nhỏ – để đưa ra nhận xét.
Để đưa ra nhận xét có hiệu quả, theo PGS Trần Thành Nam, cũng phụ thuộc vào cách thức đưa ra nhận xét. Nhận xét sẽ thúc đẩy hành vi tích cực học tập của học trò nếu được thực hiện ngay sau khi diễn ra. Vì vậy, cần chuyển sang đánh giá quá trình, đa dạng hóa nhận xét bằng lời nói trước lớp và chữ viết ngay sau buổi học. Việc nhận xét phải cụ thể, không thể sử dụng những nhận xét quá ngắn gọn, lặp đi lặp lại như: “Ngoan, tốt, giỏi, đạt hay có cố gắng…”. Bởi, việc lặp đi lặp lại câu từ khiến động lực của việc nhận xét cùn mòn dần.
Video đang HOT
Hơn nữa, nhận xét như vậy không làm cho đứa trẻ được nhận xét và các bạn xung quanh biết thực sự điều thầy cô nhận thấy con tiến bộ, được tuyên dương là gì. “Những lời nhận xét cụ thể được khuyến cáo phải mang tính định hướng hành vi trong tương lai. Ví dụ: Cô rất tự hào vì hôm nay con làm theo chỉ dẫn khi cô yêu cầu. Cô rất vui khi thấy con chia sẻ đồ dùng học tập với bạn. Cô khen ngợi bạn A đã cố gắng hoàn thành bài tập trong thời gian quy định… Bên cạnh đó, giáo viên đưa ra lời nhận xét phải chân thành, duy trì giao tiếp mắt và có thêm cả hành động như xoa đầu hay vỗ vai học sinh để biến lời nhận xét thành những góp ý mang tính xây dựng, tạo động lực thay đổi hành vi” – PGS Trần Thành Nam cho hay.
PGS Trần Thành Nam cũng nhấn mạnh: Trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo, chuyển từ định hướng dạy học tiếp cận nội dung (dạy học tiếp cận trang bị kiến thức sang định hướng dạy học phát triển năng lực), việc kiểm tra, đánh giá cũng cần thay đổi cho phù hợp. Theo đó, đánh giá có hiệu quả nhất là tập trung vào quá trình, theo chuẩn đầu ra; đánh giá được năng lực thực của học sinh. Phải đánh giá được cả quá trình học sinh vận dụng kiến thức đã học, cùng thái độ các em được hình thành thông qua môn học đó và được chuyển hóa thành hành vi, kỹ năng trong quá trình học tập để giải quyết tình huống trong cuộc sống.
Ảnh minh họa/ INT
Giảm thiểu áp lực không cần thiết
“Giáo viên hiện nay có quá nhiều việc phải làm” – đưa nhận định này để chia sẻ với những khó khăn ban đầu của giáo viên khi thực hiện đánh giá bằng nhận xét, TS Lê Thái Hưng – Chủ nhiệm khoa Quản trị chất lượng, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội – cho rằng: Có 2 nhóm giải pháp cơ bản để có thể giảm thiểu áp lực không cần thiết cho giáo viên.
Đầu tiên, giáo viên cần được trang bị thêm kĩ năng sử dụng kĩ thuật đánh giá trong lớp học. Bản chất chính của việc đánh giá là tạo ra hoạt động học tập cho học sinh. Thông qua hoạt động trên lớp, học sinh sẽ được tiếp nhận các nhận xét, cũng như đồng thời “tự” đánh giá mình, đánh giá bạn theo những thông tin mà giáo viên và cả lớp đã thống nhất. Bên cạnh đó, các bài kiểm tra định kì đã được giảm bớt, giáo viên cần có những nhận xét cụ thể vào bài làm của người học, thực hiện tiết trả bài hiệu quả thông qua việc chỉ ra những điểm cần cải thiện chung của học sinh. Cách làm này, theo TS Lê Thái Hưng, vừa bảo đảm sự tôn trọng với mỗi học sinh, nhưng đồng thời thực hiện đầy đủ chức năng cung cấp thông tin phản hồi để người học cải thiện hoạt động học tập.
Với những địa bàn có điều kiện, quan điểm của TS Lê Thái Hưng là tăng cường sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong đánh giá hướng tới học tập cá nhân hoá. Thời gian dịch bệnh Covid vừa qua, vai trò của CNTT trong dạy học và kiểm tra đánh giá được nhấn mạnh. Bên cạnh những ứng dụng đơn giản, chúng ta cần đầu tư để phát triển hệ thống đánh giá thích ứng (CAT) các năng lực cần hình thành cho học sinh; giúp người học có thể tự tham gia, đánh giá năng lựccủa mình theo từng giai đoạn học tập và nhận được phản hồi tương ứng tại bất kì thời điểm nào. Kết quả sẽ được cung cấp tới giáo viên để có những cách thức tác động phù hợp với từng đối tượng học sinh.
“Cách thức đánh giá này được nhóm nghiên cứu của khoa Quản trị chất lượng, Trường ĐH Giáo dục thực hiện thành công bước đầu với sản phẩm là hệ thống trắc nghiệm thích ứng UEd CAT 1.0 (http://cat.education.vnu.edu.vn/). Trong thời gian tới, hệ thống này tiếp tục được đầu tư, hứa hẹn là giải pháp hữu hiệu để thực hiện triết lí đánh giá vì sự phát triển người học, cá nhân hoá hoạt động học tập…” – TS Lê Thái Hưng thông tin.
Kỳ vọng mới trong đánh giá, xếp loại học sinh
Để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT vừa có dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh (HS) THCS và THPT theo Thông tư 58 của Bộ GD&ĐT.
Dự thảo đã sửa đổi, bổ sung nhiều vấn đề cho phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục hiện đại. Trong đó, chú trọng việc xếp loại HS, giảm đầu số điểm, đa dạng hình thức kiểm tra và xem Ngoại ngữ là môn có tầm quan trọng như Toán, Ngữ văn trong xếp loại HS...
Đề cao tính nhân văn trong đánh giá HS
Nhiều cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đồng tình với thay đổi cách đánh giá, xếp loại HS theo dự thảo của Bộ GD&ĐT. Theo đó, đánh giá, xếp loại HS bằng nhận xét thái độ, hành vi, kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của các em trong quá trình học tập. Việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm HS theo hình thức "yếu" sẽ thay bằng những lời nhận xét nhẹ nhàng, mang ý nghĩa động viên khuyến khích các em như "cần rèn luyện thêm".
Hiệu trưởng Trường THCS Nghĩa Thuận (Tư Nghĩa) Võ Thành Nho nêu quan điểm: Khi đánh giá HS sẽ tác động rất lớn đến tâm sinh lý của các em, thay một lời chê với một thứ bậc được quy định là "yếu" bằng một lời nhận xét, động viên nhẹ nhàng, khích lệ năng lực sẽ giúp các em thay đổi tích cực hơn".
Học sinh Trường THPT Võ Nguyên Giáp (TP.Quảng Ngãi) trong giờ học. ẢNH: T.P
Hiện nay, các môn học như Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục đang được đánh giá theo hình thức nhận xét kết quả học tập; môn Giáo dục công dân được đánh giá bằng hình thức kết hợp giữa cho điểm và nhận xét kết quả học tập. Các môn học còn lại được đánh giá bằng việc cho điểm. Theo Thông tư dự thảo, Bộ GD&ĐT đang xin ý kiến góp ý thay đổi nội dung "đánh giá bằng cho điểm đối với các môn học còn lại" bằng "kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và điểm số đối với các môn học còn lại".
Như vậy, các môn Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa Lý, Ngoại ngữ sẽ được đánh giá theo hình thức kết hợp nhận xét và chấm điểm. Dự thảo cũng đưa ra những hướng dẫn cụ thể về đánh giá bằng hình thức nhận xét và chấm điểm. Đối với các môn học kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và điểm số, giáo viên sẽ nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả học tập môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học; tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học.
Thay đổi nhận thức của giáo viên
Trong dự thảo lần này, Bộ GD&ĐT xem Ngoại ngữ là môn có tầm quan trọng như Toán, Ngữ văn trong xếp loại HS. Trước sự thay đổi này, đòi hỏi sự thay đổi trước hết phải là đội ngũ giáo viên. Giáo viên dạy môn Ngoại ngữ phải thay đổi nhận thức, nâng cao trình độ chuyên môn theo chuẩn nghề nghiệp, năng lực. Đó là, phải tiếp cận với khung trình độ ngoại ngữ mang tính toàn cầu. Bên cạnh đó, các trường phải được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để triển khai bộ môn Ngoại ngữ đạt hiệu quả.
Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tự Tân (Bình Sơn) Lê Tấn Đức cho rằng: Một trong những thay đổi lớn của thông tư lần này là khẳng định tầm quan trọng của môn Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân ngang tầm với các bộ môn Toán và Ngữ văn. Bởi trong xu thế hội nhập, ngoại ngữ được xem là chìa khóa quan trọng để đi đến thành công.
Để sự thay đổi đạt hiệu quả, đòi hỏi mỗi nhà giáo phải tự thay đổi chính mình, nâng cao năng lực, dạy học phải bằng cái tâm yêu nghề, mến trẻ. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, chăm lo đến đời sống của đội ngũ giáo viên để họ toàn tâm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Lớp học quá đông, đánh giá bằng nhận xét được không? Bộ GD-ĐT đang sửa quy định đánh giá học sinh trung học theo hướng tăng cường nhận xét thay vì chỉ cho điểm như trước đây ở tất cả các môn học. Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục cho rằng điều này không đơn giản. Nhận xét học sinh là một nghệ thuật. Ở nước ta, lớp học 30 - 40 học...