Sửa đổi Luật Giáo dục: Cần phổ cập Trung học cơ sở đến 10 năm

Theo dõi VGT trên

Cần nghiên cứu điều chỉnh hệ thống giáo dục đảm bảo phổ cập THCS đến 10 năm, phân luồng chuyển sang đào tạo kỹ năng, liên thông đa cấp trong toàn hệ thống. Giáo dục tiểu học 5 năm từ lớp 1 đến lớp 6. Giáo dục Trung học cơ sở 4 năm từ lớp 7 đến lớp 10.

Sửa đổi Luật Giáo dục: Cần phổ cập Trung học cơ sở đến 10 năm - Hình 1

Ảnh minh họa

Đó là ý kiến của GS.TS. Nguyễn Đình Hương (nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGD TTNNĐ của Quốc hội) góp ý về sửa đổi Luật Giáo dục.

GS.TS Nguyễn Đình Hương cho rằng, xu hướng thế giới đang lấy trí tuệ là con người do giáo dục mang lại làm tài sản hàng đầu để cạnh tranh quốc gia thay thế tài nguyên thiên nhiên. Đây là cơ hội và thách thức của nền giáo dục nước nhà, nếu không thay đổi sẽ tụt hậu so với các nước trong khối ASEAN và thế giới.

Muốn đổi mới giáo dục cần đổi mới tư duy, hành động, ý chí chính trị của toàn Đảng, toàn dân và sửa đổi hệ thống luật lệ đang cản trở sự phát triển của giáo dục.

Muốn sửa đổi Luật giáo dục cần xin ý kiến của Bộ chính trị về chủ trương, định hướng lớn và sửa đổi một số Nghị quyết liên quan đến hệ thống giáo dục quốc dân, quản lý giáo dục và chương trình, sách giáo khoa trong toàn hệ thống, và phổ cập giáo dục.

Điều chỉnh hệ thống giáo dục quốc dân: THCS nên từ lớp 7 đến lớp 10

Cần nghiên cứu điều chỉnh hệ thống giáo dục đảm bảo phổ cập THCS đến 10 năm, phân luồng chuyển sang đào tạo kỹ năng, liên thông đa cấp trong toàn hệ thống. Giáo dục tiểu học 5 năm từ lớp 1 đến lớp 6. Giáo dục Trung học cơ sở 4 năm từ lớp 7 đến lớp 10.

Học sinh tốt nghiệp THCS 16 tuổi có thể phân luồng sang học nghề. Thiết kế chương trình phổ thông cơ bản 10 năm để học sinh tốt nghiệp THCS đủ kiến thức cơ bản sang học chuyên nghiệp và có thể tiếp tục học liên thông lên đại học khi có điều kiện.

Giáo dục THPT 2 năm từ lớp 11 đến lớp 12 để phân ban cứng và học dự bị Đại học. Nên nghiên cứu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông gắn với giáo dục kỹ thuật và dạy nghề để đảm bảo phân luồng sau lớp 10. Phổ cập giáo dục THCS đến lớp 10, để thay hoàn chỉnh kiến thức phổ thông cơ bản. Kinh phí phổ cập từ ngân sách cho giáo dục mầm non đến lớp 10 chủ yếu cho vùng sâu, vùng xa, còn lại từ xã hội hóa.

Giáo dục chuyên nghiệp nên điều chỉnh thành một hệ thống từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ trong các cơ sở đào tạo đa cấp. Quản lý Nhà nước thống nhất theo một chương trình cứng liên thông các trình độ của từng loại ngành nghề.

Video đang HOT

Cần điều chỉnh thời gian đào tạo đại học, giảm lý thuyết, tăng thực hành, đào tạo kỹ năng tin học, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng nghề như ở các nước. Thời gian học đại học chỉ 3 đến 3,5 năm, trung cấp nghề 2 năm, cao đẳng 2,5 năm.

Giảm thời gian học đại học, chuyên nghiệp và hướng vào đào tạo kỹ năng vừa tiết kiệm thời gian tài chính, thực hiện phổ cập 10 năm, chuyển sang học nghề khởi nghiệp

Hệ thống cơ cở giáo dục từ mầm non, phổ thông đến đại học cần cơ cấu hợp lý, giảm quốc lập, tăng tư thục chất lượng cao và hình thành cơ sở giáo dục đa cấp để sủ dụng hiệu quả nguồn lực. Cần chuyển mô hình giáo dục hàn lâm, thi cử sang mô hình giáo dục công nghệ thông tin và kỹ năng (kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năn tin học, kỹ năng nghề) để học sinh ra trường khởi nghiệp.

Cần nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, cơ cấu, trình độ, có chất lượng, đủ khả năng, năng lực trong toàn hệ thống cơ sở giáo dục, đào tạo của quốc gia. Chúng ta đang rất cần có đội ngũ nhà giáo trẻ ra nước ngoài và có năng lực giảng dạy ở các cơ sở đại học quốc tế.

Đồng thời phải hợp tác với các giáo sư các viện, các đại học nước ngoài cùng đào tạo sau đại học ở nước ta. Cần nghiên cứu đại học hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông, kể cả hệ mầm non và mạnh dạn cử đi học nước ngoài để họ tiếp cận với chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học các nước. Nhiều nước trên thế giới đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông đã có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Cần xem ngoại ngữ là tài sản

Chúng ta cần đầu tư để tiếp cận với chương trình giáo dục đào tạo tiên tiến của thế giới phù hợp với thực tiễn trong các cấp học. Tăng cường ngoại ngữ nhất là tiếng Anh để hội nhập và sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy và học.

Phải có chương trình cứng thống nhất, liên thông trong các cấp học và phân ban bằng hệ thống các môn học tự chọn phong phú, đa dạng trong chương trình để phát huy tính sáng tạo của người học và người dạy nhanh chóng tiếp cận cuộc cách mạng 4.0.

Chương trình, sách giáo khoa phổ thông cần giao cho các trường đại học sư phạm trọng điểm chủ trì kết hợp với các viện, trường quốc tế và học tập chương trình, sách giáo khoa của các nước tiên tiến như Anh, Mỹ kể cả học song ngữ theo kinh nghiệm của nhiều nước. Không cần đầu tư quá nhiều tiền để tự soạn chương trình, sách giáo khoa.

Chương trình, nội dung đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp phần cứng phải giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì kết hợp với các viện, trường quốc tế phù hợp, phần tự chọn giao cho các cơ sở đào tạo quyết định.

Về cơ bản cũng cần sử dụng chương trình, sách giáo khoa theo các ngành nghề các trường danh tiếng và cần tăng cường ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh để hội nhập, liên thông với chương trình các nước. Cần xem ngoại ngữ là tài sản con người và dân tộc.

Nhiều nước đã đưa hai, ba ngoại ngữ vào giáo dục để đào tạo công dân toàn cầu. Hiện tại ở Việt Nam du học đang là xu hướng phát triển ngày càng đông. Nếu Việt Nam sớm đổi mới giáo dục theo kỹ năng và chương trình quốc tế thì sẽ thu hút được nhiều học sinh sinh viên các nước ASEAN và quốc tế đến học. Làm được điều này nhiều cơ sở giáo dục Việt Nam sẽ được xếp hạng tốp cao trên thế giới.

Cần phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường sở khang trang. Các địa phương, thành phố cần có trách nhiệm và vinh dự xây dựng các cơ sở giáo dục, đào tạo tại địa phương mình. Cần nghiên cứu phương án di chuyển các cơ sở giáo dục, đào tạo ra ngoài các trung tâm thành phố hợp lý, hiệu quả.

Đại học có thể có các cơ sở ở các địa điểm khác nhau. Mọi sự đầu tư cho giáo dục từ doanh nghiệp, cá nhân được miễn, giảm thuế thu nhập và được vinh danh.

Đổi mới quản lý Nhà nước về giáo dục, đào tạo.

Cần chuyển mô hình quản lý Nhà nước về giáo dục theo mô hình kiểm soát sang mô hình giám sát, tăng quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo. Giảm các đầu mối quản lý Nhà nước về giáo dục, đào tạo. Giao cho Bộ giáo dục và Đào tạo quản lý Nhà nước về giáo dục, đào tạo.

Hiện Chính phủ và nhiều Bộ, Ngành cả đoàn thể quản lý các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có bộ máy tham mưu giỏi được đào tạo ở nước ngoài.

Các địa phương chăm lo cơ sở vật chất. Các cơ sở giáo dục, đào tạo phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục, đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng trong các cơ sở giáo dục, đào tạo theo hệ thống tiêu chí quốc gia.

Những khó khăn trong việc đổi mới giáo dục

Thiếu đồng thuận về đánh giá và quan điểm đổi mới giáo dục nhất là sửa đổi Luật giáo dục vướng một số Nghị quyết của Đảng ghi cụ thể về hệ thống giáo dục quốc dân và quản lý Nhà nước về giáo dục đào tạo.

Thiếu bộ máy tham mưu chiến lước và quản lý về giáo dục, đào tạo, các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục, đào tạo ít khi ngồi cùng nhau để thống nhất giải pháp.

Chưa thu hút được các chuyên gia giỏi, Việt Kiều, các nhà khoa học trẻ được đào tạo bài bản từ nước ngoài về nước tham gia biên soạn chương trình, sách giáo khoa phổ thông và các cấp học.

Đây là những trở ngại nếu không nhanh chóng đổi mới tư duy và hành động thì đất nước khó có được nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng để tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đào tạo công dân cạnh tranh, hội nhập toàn cầu.

Theo Dân Trí

Các giải pháp giáo dục bắt buộc và miễn phí 9 năm

Trong một nghiên cứu mới đây về giáo dục bắt buộc (Compulsory Education), nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu giáo dục - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết giáo dục bắt buộc và miễn học phí 9 năm trở lên là xu hướng chung của thế giới.

Các giải pháp giáo dục bắt buộc và miễn phí 9 năm - Hình 1

Cần thành lập Quỹ hỗ trợ giáo dục bắt buộc 9 năm để hỗ trợ các tỉnh khó khăn

Tất cả các nước châu Âu áp dụng giáo dục bắt buộc 9 năm trở lên. Trong đó, nhiều nước như Anh, Ba Lan, Hà Lan, Pháp... thực hiện giáo dục bắt buộc 12 năm (hay đến 18 tuổi). Mỹ thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm trở lên ở tất cả các bang, trong đó nhiều bang đã thực hiện miễn học phí hoàn toàn cho đến cấp THPT. Nhật Bản là nước châu Á áp dụng sớm nhất, từ những năm 1870 đối với tiểu học và luật Giáo dục cơ bản năm 1947 quy định giáo dục bắt buộc 9 năm.

Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm trở lên, trong đó Cuba và Triều Tiên thực hiện 12 năm. Năm 1986, Trung Quốc đã ban hành luật Giáo dục bắt buộc 9 năm. Tuy nhiên, với hơn 1,3 tỉ dân, Trung Quốc không phải thực hiện miễn phí THCS ngay mà thực hiện từng bước, nơi thuận lợi làm trước, nơi khó khăn làm sau. Cho đến năm 2006, nước này mới miễn phí THCS 100% trên phạm vi toàn quốc.

Ở Đông Nam Á, Singapore và Philippines áp dụng giáo dục bắt buộc 10 năm; Indonesia, Thái Lan và Campuchia 9 năm, Malaysia 6 năm. Trong đó, Indonesia đang triển khai thí điểm 12 năm tại thủ đô Jakarta.

Dự thảo luật bổ sung một số điều của luật Giáo dục do Bộ GD-ĐT đưa ra đề nghị miễn học phí đối với HS THCS đã được giới học giả, trí thức, cán bộ và nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ và cho rằng đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với giáo dục thế giới và mang tính nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên, do khó khăn về tài chính, nên đề nghị này đã bị Bộ Tài chính bác bỏ và sẽ xây dựng một đề án riêng sau năm 2020.

Để triển khai giáo dục bắt buộc 9 năm, khó khăn lớn nhất là về tài chính. VN có tỷ lệ đầu tư cho giáo dục so với GDP là 6,3% (đứng thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Thái Lan là 7,6%), chi cho giáo dục trong tổng chi ngân sách đạt 20%. Vì vậy, ngân sách T.Ư khó tăng thêm để thực hiện giáo dục bắt buộc. Theo tính toán, cả nước 1 năm thu học phí THCS khoảng 2.000 tỉ đồng, nếu chia cho 63 tỉnh thành là không lớn.

Vì vậy, một số tỉnh, thành phố thu ngân sách lớn như: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Nam... có thể thực hiện miễn phí THCS ngay từ năm học 2018 - 2019. Đặc biệt là TP.HCM, nơi có thu nhập bình quân đầu người trên 6.000 USD/người sẽ là nơi tiên phong thí điểm THCS của cả nước. Bên cạnh đó, Chính phủ cần thành lập Quỹ hỗ trợ giáo dục bắt buộc 9 năm để hỗ trợ các tỉnh khó khăn. Quỹ này do các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đóng góp.

Về điều kiện pháp lý, không thể thực hiện trong một thời gian ngắn, mà cần phải có lộ trình, bước đi thích hợp. Trước hết, một số tỉnh, thành phố có điều kiện về kinh tế xin Chính phủ thực hiện thí điểm miễn phí THCS. Sau đó, Chính phủ cho phép mở rộng diện thí điểm, đến lúc đủ điều kiện thì trình Quốc hội sửa đổi luật Phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991 thành luật Phổ cập giáo dục trung học cơ sở, trong đó quy định giáo dục bắt buộc 9 năm và miễn học phí cấp THCS.

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều

Tin đang nóng

Mỹ nhân hạng A biến mất khỏi showbiz một cách bí ẩn, 2.300 ngày không rõ tung tích khiến ai cũng lo sợMỹ nhân hạng A biến mất khỏi showbiz một cách bí ẩn, 2.300 ngày không rõ tung tích khiến ai cũng lo sợ
15:16:58 23/11/2024
Số tiền tiết kiệm lên đến 8,5 tỷ đồng của nhiều người bỗng biến mất sau 16 năm, một ngân hàng ở Trung Quốc nói: "Chúng tôi chỉ bồi thường 50%"Số tiền tiết kiệm lên đến 8,5 tỷ đồng của nhiều người bỗng biến mất sau 16 năm, một ngân hàng ở Trung Quốc nói: "Chúng tôi chỉ bồi thường 50%"
14:17:15 23/11/2024
Màn ảnh Hàn có một mỹ nhân trẻ mãi không già, U55 vẫn quyến rũ ngút ngàn khiến bao người ghen tịMàn ảnh Hàn có một mỹ nhân trẻ mãi không già, U55 vẫn quyến rũ ngút ngàn khiến bao người ghen tị
12:38:29 23/11/2024
Ca sĩ Thủy Tiên và động thái hiếm thấyCa sĩ Thủy Tiên và động thái hiếm thấy
13:43:43 23/11/2024
Kỳ Hân lộ nhan sắc thật qua "camera thường" của Mạc Hồng Quân, đọ sắc cùng H'Hen Niê, ai cuốn hút hơn?Kỳ Hân lộ nhan sắc thật qua "camera thường" của Mạc Hồng Quân, đọ sắc cùng H'Hen Niê, ai cuốn hút hơn?
15:47:20 23/11/2024
2 cô gái trang điểm bị gia đình chú rể lục vali, yêu cầu cởi đồ vì nghi lấy tiền2 cô gái trang điểm bị gia đình chú rể lục vali, yêu cầu cởi đồ vì nghi lấy tiền
14:44:45 23/11/2024
Tình tiết chấn động trong phim 18+ "Nữ hoàng Ayodhaya": Jinda (Mai Davika) sinh con lần 3, nhưng tác giả không phải quốc vươngTình tiết chấn động trong phim 18+ "Nữ hoàng Ayodhaya": Jinda (Mai Davika) sinh con lần 3, nhưng tác giả không phải quốc vương
12:31:08 23/11/2024
Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sôngTìm thấy thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sông
13:55:36 23/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

"Hoa hậu đông con nhất Việt Nam" Oanh Yến nói lý do lại bỏ phố về làm nông

"Hoa hậu đông con nhất Việt Nam" Oanh Yến nói lý do lại bỏ phố về làm nông

Sao việt

18:17:02 23/11/2024
Gần một năm sau khi về thành phố, Hoa hậu Oanh Yến quyết định trở lại nông trại ở Đồng Nai, tiếp tục ước mơ làm nông nghiệp sạch.
Thương vong vì ăn thịt cóc, chuyên gia chống độc khuyến cáo

Thương vong vì ăn thịt cóc, chuyên gia chống độc khuyến cáo

Sức khỏe

18:12:46 23/11/2024
Sức khỏe và tính mạng của mỗi người là vô giá. Đừng vì những thông tin không chính xác về tác dụng của thịt cóc mà mạo hiểm , TS. Nguyễn Lương Kỷ khuyến cáo.
HOT: T-ara đổ bộ sân bay Nội Bài, visual đỉnh cao khiến fan "xỉu lên xỉu xuống"

HOT: T-ara đổ bộ sân bay Nội Bài, visual đỉnh cao khiến fan "xỉu lên xỉu xuống"

Nhạc quốc tế

17:39:55 23/11/2024
Trưa 23/11, T-ara đã chính thức có mặt tại sân bay Nội Bài, Hà Nội để chuẩn bị cho sự kiện âm nhạc Vincom 20 diễn ra ở Quảng trường K-Town, Vinhomes Ocean Park 2 tối nay.
Xôn xao tin đồn Từ Hy Viên ly hôn lần thứ 2, người trong cuộc lên tiếng

Xôn xao tin đồn Từ Hy Viên ly hôn lần thứ 2, người trong cuộc lên tiếng

Sao châu á

17:26:11 23/11/2024
Ngày 22/11, mạng xã hội Trung Quốc xôn xao trước thông tin Từ Hy Viên và người chồng thứ 2 ly hôn. Phía nữ diễn viên Vườn sao băng đã lên tiếng về thông tin này.
David Beckham bổ nhiệm đồng đội của Messi làm HLV trưởng Inter Miami

David Beckham bổ nhiệm đồng đội của Messi làm HLV trưởng Inter Miami

Sao thể thao

17:19:08 23/11/2024
Một tin tức vô cùng hấp dẫn vừa được tiết lộ: David Beckham đã chính thức bổ nhiệm Javier Mascherano làm HLV trưởng mới của CLB Inter Miami.
"Ông trùm nhạc rap" Diddy tiếp tục hầu tòa, đệ đơn tại ngoại lần thứ 4

"Ông trùm nhạc rap" Diddy tiếp tục hầu tòa, đệ đơn tại ngoại lần thứ 4

Sao âu mỹ

17:19:01 23/11/2024
Theo ABC News, ngôi sao nhạc rap Diddy vừa hầu tòa ở New York (Mỹ) ngày 22/11. Nam rapper người Mỹ tiếp tục đấu tranh để được tại ngoại lần thứ 4 và sẵn sàng chi 50 triệu USD.
Phim Hàn hot tại Việt Nam nhưng "flop" ở nước ngoài: Dàn cast xịn sò có cả "tình cũ Park Min Young" cũng không cứu nổi

Phim Hàn hot tại Việt Nam nhưng "flop" ở nước ngoài: Dàn cast xịn sò có cả "tình cũ Park Min Young" cũng không cứu nổi

Phim châu á

16:50:10 23/11/2024
Theo thống kê của Box Office Vietnam, cuối tuần qua, Cười xuyên biên giới là tác phẩm thống trị phòng vé Việt với doanh thu gần 28 tỷ đồng.
400 khách du lịch nước ngoài trải nghiệm du lịch Việt Nam qua tàu hỏa

400 khách du lịch nước ngoài trải nghiệm du lịch Việt Nam qua tàu hỏa

Du lịch

16:47:06 23/11/2024
Đường sắt Việt Nam vừa đón 400 khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai thông qua chuyến tàu charter đầu tiên của chương trình hợp tác giữa Sở Du lịch Lào Cai với ngành đường sắt...
Hậu trường làm ra siêu phẩm battle của Rap Việt mùa 4 hé lộ sự gia trưởng của B Ray

Hậu trường làm ra siêu phẩm battle của Rap Việt mùa 4 hé lộ sự gia trưởng của B Ray

Tv show

16:46:43 23/11/2024
Mới đây, một video hậu trường ghi lại một góc quá trình sáng tác ra track Qua Từng Khung Hình đang được lan truyền trên MXH với tốc độ chóng mặt, thu hút sự quan tâm lớn của người hâm mộ.
Mặc đẹp như quý cô nước Pháp

Mặc đẹp như quý cô nước Pháp

Thời trang

16:39:28 23/11/2024
Các nhà mốt đã khéo léo pha lẫn chất retro trong từng thiết kế đương đại, để mang đến cho phái đẹp nét thanh lịch cổ điển thường thấy ở các quý cô nước Pháp. Bên cạnh trang phục, phụ kiện là thứ cũng không thể thiếu nếu bạn theo đuổi ph...
Bà nội trợ Dubai được chồng cho hơn 5,7 tỷ đồng 'tiền tiêu vặt' mỗi tháng

Bà nội trợ Dubai được chồng cho hơn 5,7 tỷ đồng 'tiền tiêu vặt' mỗi tháng

Netizen

16:37:29 23/11/2024
UAE - Bà nội trợ ở Dubai chia sẻ cuộc sống sang chảnh và trở nên nổi tiếng khắp mạng xã hội. Mỗi tháng, cô khoe được chồng cho hơn 5,7 tỷ đồng tiền tiêu vặt.