Sửa đổi đáp án môn Lịch sử khối C: Nhằm đảm bảo quyền lợi cho học sinh
Ngày 15/7, Bộ GD-ĐT đã công bố sửa đổi đáp án môn Lịch sử đại học khối C câu 4a. Lý do sửa đổi do một số phản ánh của giáo viên cho rằng một số điểm trong đáp án, thang điểm chưa hợp lý.
Trao đổi với Dân trí ngày 16/7, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng, Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT cho biết: “Sau khi một số trường ĐH tổ chức chấm thi, nhiều cán bộ chấm thi đã có phản ánh cho rằng một số điểm trong đáp án, thang điểm chưa hợp lý. Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục đã yêu cầu tổ ra đề thảo luận, thống nhất trả lời các ý kiến thắc mắc liên quan đến đáp án, thang điểm nếu phát hiện điểm nào trong đáp án chưa thật chuẩn, tổ ra đề phải đề xuất phương án điều chỉnh ngay. Sau khi kiểm tra lại, tổ ra đề cho biết đáp án không sai nhưng đã quyết định chỉnh sửa đáp án câu 4a cho rõ ý hơn nhằm bảo đảm quyền lợi của thí sinh”.
Theo đó, ngày 15/7, Bộ GD-ĐT đã đề nghị các trường đại học sửa đổi đáp án câu 4a đề thi Lịch Sử khối C năm 2012.
Với đáp án mới, câu 4a vẫn được tính số điểm tuyệt đối là ba điểm chia làm sáu ý, mỗi ý 0,5 điểm như đáp án cũ. Tuy nhiên, nội dung của đáp án mới sửa đổi ý trả lời thứ ba (theo đáp án cũ) sẽ được tách ra làm hai ý mỗi ý 0,5 điểm ý bốn (của đáp án cũ) sẽ không được tính điểm do ý này nói về phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản chống hiệp ước an ninh Nhật- Mỹ…, trong khi câu hỏi lại hỏi về chính sách đối ngoại của Nhật Bản.
Hồng Hạnh
Video đang HOT
Theo dân trí
Bài thi có cách giải sáng tạo khác với đáp án sẽ được thưởng điểm
Hiện nay, các trường đại học bắt đầu chấm thi. Theo Bộ GD-ĐT, bài thi được chấm 2 vòng độc lập nên khó có thể gian lận được. Những bài làm đúng, có cách giải sáng tạo, độc đáo khác với đáp án có thể được thưởng điểm.
Ông Trần Văn Nghĩa - Cục phó Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD-ĐT cho biết: "Các bài thi nếu có dấu hiệu bị nghi đánh dấu thì sẽ được chấm chung. Đồng thời bài thi sẽ chấm 2 vòng độc lập nên sẽ rất khó để gian lận".
Theo quy định của Bộ, cán bộ chấm thi phải chấm bài thi đúng theo thang điểm và đáp án chính thức đã được Chủ tịch HĐTS phê duyệt (đối với các trường tự ra đề thi) hoặc Trưởng ban Đề thi của Bộ GD-ĐT phê duyệt (đối với các trường dùng chung đề thi của Bộ GD-ĐT).
Thang điểm chấm thi là thang điểm 10. Đối với các môn thi theo phương pháp tự luận, cán bộ chấm thi chỉ chấm theo thang điểm 10. Các ý nhỏ được chấm điểm lẻ đến 0,25 điểm.
Riêng các môn năng khiếu và các môn thi theo phương pháp trắc nghiệm có thể theo thang điểm khác, nhưng điểm toàn bài phải quy về thang điểm 10. Việc tính hệ số do máy tính thực hiện.
Khi chấm thi không quy tròn điểm từng bài thi. Việc quy tròn điểm do máy tính tự động thực hiện theo nguyên tắc: Nếu tổng điểm 3 môn thi có điểm lẻ từ 0,25 đến dưới 0,5 thì quy tròn thành 0,5 có điểm lẻ từ 0,75 đến dưới 1,0 thì quy tròn thành 1,0.
Những bài làm đúng, có cách giải sáng tạo, độc đáo khác với đáp án có thể được thưởng điểm. Mức điểm thưởng do cán bộ chấm thi đề xuất và do Trưởng môn chấm thi trình Trưởng Ban chấm thi quyết định, nhưng không vượt quá 1 điểm.
Thí sinh dự thi đại học năm 2012. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Đối với bài thi trắc nghiệm, các phiếu trả lời trắc nghiệm (bài làm của thí sinh) đều phải được chấm bằng máy và phần mềm chuyên dụng. Phần mềm chấm có chức năng dò kiểm và xác định được các lỗi làm phần riêng của thí sinh để chấm đúng theo Quy chế.
Để giữ nghiêm túc trong chấm thi trắc nghiệp, bộ quy định thành phần tổ xử lý bài trắc nghiệm: Tổ trưởng là lãnh đạo Ban chấm thi, các thành viên là cán bộ và kỹ thuật viên, Bộ phận giám sát gồm thanh tra do thủ trưởng đơn vị phân công và cán bộ công an.
Sau khi quét phải tiến hành kiểm dò để đối chiếu hết lỗi logic và sửa các lỗi kĩ thuật (nếu có) ở quá trình quét. Đối với những môn đề thi có hai phần (phần chung và phần riêng), phải sử dụng chức năng của phần mềm chấm thi lọc ra tất cả các bài thi sinh làm cả hai phần riêng và kiểm dò thật kỹ để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh
Tổ chấm tiến hành quy đổi bằng máy tính từ thang điểm 100 sang thang điểm 10 (điểm lẻ đến 0,25) cho từng bài thi trắc nghiệm.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: "Qua đánh giá của các chuyên gia, với đề thi năm nay sẽ có nhiều thí sinh đạt mức từ 4-6 điểm/môn thi. Thí sinh có học lực trung bình cũng sẽ làm được một phần. Những thí sinh thật giỏi thì mới có thể đạt điểm tối đa. Vì vậy, phổ điểm sẽ nghiêng về phía trung bình chứ không bị thấp như những năm trước.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Bộ GD-ĐT điều chỉnh đáp án môn thi Lịch sử Đại học Chiều ngày 15/7, Ban chỉ đạo tuyển sinh - Bộ GD-ĐT đã thông báo điều chỉnh đáp án và phiếu chấm môn Lịch sử kỳ thi ĐH, CĐ đợt 2, phần điều chỉnh nằm trong câu 4a. Thí sinh xem lại bài thi môn Lịch sử. Nội dung câu 4a trong đề thi là: Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản...