Sửa đổi chính sách về thu hồi đất, giá đất
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa tổ chức hội nghị trực tuyến về tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Luật Đất đai sửa đổi với 25 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc và 19 địa phương phía Nam.
Ông Lê Minh Ngân – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, đất đai là chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của cả dân tộc; không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc và là nguồn tài nguyên, nguồn lực to lớn để phát triển đất nước…
Các chủ trương, chính sách pháp luật về đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội, tác động đến mọi mặt đời sống, sản xuất, đến từng người dân, doanh nghiệp và thu hút sự quan tâm rất lớn của xã hội. Vì vậy, trong thời gian qua Quốc hội, Chính phủ luôn quan tâm đến việc hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về đất đai.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân (Ảnh: Khương Trung).
Theo ông Ngân, sau hơn 7 năm thi hành, công tác quản lý và sử dụng đất đã đạt được những kết quả quan trọng. Thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất phát triển tương đối nhanh; thể chế, chính sách cho phát triển thị trường từng bước được hoàn thiện.
Đồng thời, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được trao quyền sử dụng đất được bảo đảm. Nguồn lực đất đai được khai thác, sử dụng hiệu quả hơn cho phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi với khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định xã hội.
Dù vậy, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa nhận vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế: Nguồn lực về đất đai chưa thực sự được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp. Chưa thực sự đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người có đất thu hồi và nhà đầu tư khi thực hiện chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, gây khiếu nại, khiếu kiện. Tình trạng sử dụng đất không theo quy hoạch còn xảy ra, gây lãng phí…
Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi xin ý kiến các Bộ, ngành và các địa phương từ ngày 3/12 vừa qua.
Lãnh đạo Bộ này hi vọng các địa phương sẽ cho ý kiến về một số định hướng dự kiến sửa đổi Luật Đất đai về quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu về đất đai và trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai; về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; chính sách kinh tế, tài chính đất đai, giá đất…
Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định sẽ tiếp thu, tổng hợp ý kiến đóng góp, để từ đó tham mưu cho các cấp có thẩm quyền trong quá trình xây dựng Luật Đất đai sửa đổi, nhằm thống nhất sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Đắk Nông: Trình danh mục thu hồi hơn 4.000 ha đất trong năm 2022
Ngày 11.12, UBND tỉnh Đắk Nông cho biết đã có tờ trình gửi HĐND tỉnh về danh mục các dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh năm 2022.
Theo đó, danh mục các dự án cần thu hồi đất năm 2022 được căn cứ vào kế hoạch bố trí vốn của ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách địa phương, các dự án vốn chuyên ngành, các dự án kêu gọi đầu tư đã có chủ trương đầu tư cho doanh nghiệp.
Trong năm 2022, tỉnh Đắk Nông có 235 dự án cần thu hồi đất đăng ký thực hiện. Trong đó, có 65 dự án đăng ký mới với tổng diện tích gần 1.400 ha, do các đơn vị chưa thực hiện đảm bảo trình tự thủ tục theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngoài ra, 170 dự án chuyển tiếp sang năm 2022 với tổng diện tích gần 3.000 ha.
Trong số này, có các dự án đăng ký mới có diện tích đất dự kiến thu hồi lớn bao gồm: dự án Khu đô thị mới lửa và nước Đắk R'tih (TP.Gia Nghĩa) với hơn 750 ha; dự án Khu đô thị mới thung lũng xanh Nghĩa Phú và dự án Khu đô thị mới cửa ngõ Nghĩa Phú (đều tại TP.Gia Nghĩa) với tổng diện tích hơn 90 ha; một số dự án tái định cư cho dân bị thu hồi đất khai thác bô xít tại H.Đắk R'Lấp với tổng diện tích hơn 45 ha.
Ngoài ra, các dự án chuyển tiếp có diện tích đất dự kiến thu hồi lớn bao gồm: dự án Khu công nghiệp Nhân Cơ 2 (H.Đắk R'Lấp) hơn 400 ha; dự án hồ bùn sau tuyển rửa quặng của Nhà máy Alumin Nhân Cơ (H.Đắk R'Lấp) hơn 200 ha; một số dự án đô thị mới tại các P.Nghĩa Thành, P.Nghĩa Trung, P.Nghĩa Tân, P.Nghĩa Phú (TP.Gia Nghĩa) với tổng diện tích hơn 450 ha...
Trước đó, trong năm 2021, tỉnh Đắk Nông có tổng cộng 270 dự án cần thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Trong đó, có 172 công trình dự án đã và đang thực hiện chiếm tỷ lệ gần 64%, 75 dự án chưa thực hiện và xin chuyển tiếp sang năm 2022 và 23 dự án không thực hiện, xin hủy bỏ.
Vì sao đề xuất tổ chức lại Tổng cục Môi trường thành 4 Cục? Tổng cục Môi trường được đề xuất tổ chức lại thành 4 Cục trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đề xuất này đang thu hút sự chú ý, quan tâm của dư luận. Tại dự thảo Đề án rà soát, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm...