Sửa đổi, bổ sung quy chế đào tạo tín chỉ
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
Dự thảo quy chế đã sửa đổi về chương trình đào tạo, đánh giá đồ án, khoá luận tốt nghiệp, cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học,…
Theo đó, việc cảnh báo kết quả học tập được thực hiện theo từng học kỳ hoặc chuyển xếp năm đào tạo mới, khi: Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo; điểm trung bình chung tích luỹ đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất, dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai, dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá; số lần cảnh báo kết quả học tập do Hiệu trưởng qui định, nhưng không vượt quá 2 lần liên tiếp.
Việc cảnh báo kết quả học tập được thực hiện theo từng học kỳ hoặc chuyển xếp năm đào tạo mới (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau: Có số lần cảnh báo kết quả học tập vượt quá giới hạn theo quy định của Hiệu trưởng. Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường quy định của Quy chế này; bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách sinh viên của trường.
Ngoài ra, theo nội dung mới được bổ sung trong dự thảo, các trường lập kế hoạch và xây dựng lộ trình triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ phù hợp với điều kiện cụ thể của trường mình.
Trên cơ sở những quy định của quy chế này, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể và lộ trình tiến đến đào tạo theo hệ thống tín chỉ hoàn chỉnh, các trường xây dựng quy định cụ thể của trường mình về đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho hệ chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa và đào tạo liên thông.
Định kỳ các trường tổ chức rà soát, đánh giá, bổ sung và chỉnh sửa chương trình đào tạo, các quy định về đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho phù hợp với điều kiện thực tế và lộ trình triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ của trường;
Các trường được phép triển khai rà soát, đánh giá và công nhận lẫn nhau về quy trình đào tạo, nội dung đào tạo và giá trị của tín chỉ, làm cơ sở cho việc công nhận kiến thức đã tích luỹ của sinh viên sử dụng trong trường hợp chuyển trường, đào tạo liên thông hoặc học tiếp lên trình độ cao hơn.
Theo tiền phong
Sinh viên kém có thể bị buộc thôi học sau mỗi học kỳ
Ngoài ra, nếu sinh viên nghỉ quá số buổi quy định, bị kỷ luật do thi hộ hoặc nhờ thi hộ lần thứ hai cũng có thể bị đề nghị thôi học.
Đó là điểm mới liên quan đến quyền lợi của sinh viên được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ lấy ý kiến rộng rãi.
Theo đó, tại điều 16, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến mức cảnh báo kết quả học tập đối với sinh viên như sau: Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo; Điểm trung bình chung tích luỹ đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất, dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai, dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối vớisinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá.
Số lần cảnh báo kết quả học tập do Hiệu trưởng quy định, nhưng không vượt quá 2 lần liên tiếp. Cảnh báo kết quả học tập được thực hiện theo từng học kỳ hoặc chuyển xếp năm đào tạo mới.
Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp: Có số lần cảnh báo kết quả học tập vượt quá giới hạn theo quy định của Hiệu trưởng; Vượt quá thời gian tối đa được phép nghỉ học tại trường quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này; Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách sinh viên của trường.
Kết quả học tập từng kỳ quá kém có thể khiến sinh viên bị buộc thôi học.
Về chương trình đào tạo Bộ yêu cầu thể hiện rõ: trình độ đào tạo; đối tượng đào tạo, điều kiện nhập học và điều kiện tốt nghiệp; mục tiêu đào tạo, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học khi tốt nghiệp; khối lượng kiến thức lý thuyết, thực hành, thực tập; kế hoạch đào tạo chuẩn; phương pháp và hình thức đào tạo; đề cương chi tiết của các học phần; cách thức đánh giá kết quả học tập; các điều kiện thực hiện chương trình.
Mỗi chương trình gắn với một ngành (kiểu đơn ngành) hoặc với một vài ngành (kiểu song ngành, kiểu ngành chính - ngành phụ, kiểu 2 văn bằng) và được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp.
Hiệu trưởng phê duyệt chương trình thực hiện trong trường mình, với khối lượng của mỗi chương trình không dưới: 180 tín chỉ đối với khoá đại học 6 năm; 150 tín chỉ đối với khoá đại học 5 năm; 120 tín chỉ đối với khoá đại học 4 năm; 90 tín chỉ đối với khoá cao đẳng 3 năm; 60 tín chỉ đối với khoá cao đẳng 2 năm.
Theo Vietnamnet
Thanh tra đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ Năm học này, Bộ GD-ĐT tập trung thanh tra công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng các hệ chính quy, vừa làm vừa học, liên thông, từ xa, văn bằng 2 ... đặc biệt là công tác đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ. Theo đó, Bộ GD-ĐT sẽ thanh tra việc xây dựng văn bản thực hiện quy chế đào...