Sự va chạm của các thiên hà có thể đã thúc đẩy Hệ Mặt trời hình thành
Vụ va chạm của hai thiên hà hay chính là sự kiện mang tính hủy diệt trên quy mô cực kỳ lớn đã mở đường cho sự ra đời của Hệ Mặt trời của chúng ta.
Minh họa sự hình thành sao do sự va chạm giữa thiên hà lùn Cung Thủ với dải Ngân Hà.
Hơn 4,5 tỷ năm về trước, sự va chạm của thiên hà của chúng ta với một thiên hà nhỏ hơn, thiên hà Cung Thủ, đã tạo điều kiện cho sự hình thành của một ngôi sao, hay chính là Mặt Trời của chúng ta trong dải Ngân Hà, và từ đó Hệ Mặt trời đã được sinh ra.
Các nhà khoa học cho biết trong các vụ va chạm như vậy, thường thì các ngôi sao không đâm thẳng vào nhau, nhưng lại tạo điều kiện cho các ngôi sao hình thành do làm tăng lượng khí trong thiên hà hoặc tạo ra các đám mây khí kết hợp với nhau.
Hai thiên hà này ban đầu đã va chạm với nhau hơn 6 tỷ năm về trước. Kể từ đó, thiên hà Cung Thủ, một thiên hà lùn, nhỏ hơn dải Ngân Hà đến 10.000 lần, đã có hai lần xuyên qua thiên hà khổng lồ của chúng ta và mang theo hầu hết trong số 100 tỷ ngôi sao của nó. Cả 3 lần tương tác đó của hai thiên hà đều tác động đến sự hình thành các ngôi sao của dải Ngân Hà.
Video đang HOT
Dữ liệu của đài quan sát Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho thấy giai đoạn hình thành sao kéo dài từ 6,2 tỷ năm đến 4,2 tỷ năm trước có liên quan đến vụ va chạm đầu tiên của hai thiên hà. Hai vụ va chạm sau diễn ra cách đây 1,9 tỷ năm và 1 tỷ năm, mỗi vụ kéo dài vài trăm triệu năm.
Nhà thiên văn học Tomás Ruiz-Lara ở Viện Thiên văn học Canarias, Tây Ban Nha, tác giả chính của nghiên cứu này, cho biết tác động của những vụ va chạm này không hẳn giống như những vụ đâm ô tô.
Một số phần của dải Ngân Hà và thiên hà Cung Thủ giao nhau nhưng các ngôi sao không trực tiếp đâm vào nhau. Những vụ va chạm đối đầu trực tiếp của hai ngôi sao rất hiếm khi xảy ra. Sự va chạm của hai thiên hà chỉ phá vỡ tốc độ ổn định của sự hình thành các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta.
Ông Ruiz-Lara giải thích rằng “một là, chúng ta có thêm vật liệu và khí từ thiên hà Cung Thủ. Nhờ đó lượng khí trong thiên hà của chúng ta tăng lên để thúc đẩy hình thành các ngôi sao mới.
Hai là sự va chạm giữa các đám mây khí của thiên hà Cung Thủ với mây khí của dải Ngân Hà đã tạo điều kiện cho việc hình thành các ngôi sao.
Ba là sự tương tác va chạm đó đã làm mất ổn định trọng lực, điều này cũng dẫn đến sự ra đời của các ngôi sao vì nó gây ra những con sóng dao động về mật độ của môi trường khí liên sao”.
Hố đen gần nhất cách Trái đất bao xa?
Các nhà thiên học châu Âu vừa tìm được hố đen ở gần Trái đất đến nỗi hai ngôi sao đang xoay quanh nó có thể quan sát được bằng mắt thường, theo báo cáo trên chuyên san Astronomy & Astrophysics.
Ảnh minh họa hai ngôi sao và hố đen ở chòm sao Viễn Vọng Kính
Hố đen, thuộc hệ mặt trời và hố đen có tên HR6819, chỉ cách Trái đất khoảng 1.000 năm ánh sáng, ở khoảng cách 9.500 tỉ km, và được tìm thấy nhờ vào kính viễn vọng của Đài thiên văn phương Nam châu Âu (ESO) ở Chile.
Đối với những người ở khu vực Nam Bán Cầu, họ có thể nhìn thấy hai ngôi sao còn lại trong hệ này trên bầu trời đêm mà không cần sự hỗ trợ của kính viễn vọng.
"Chúng tôi hoàn toàn ngạc nhiên khi nhận ra đây là hệ sao đầu tiên với hố đen có thể thấy được bằng mắt thường", theo đồng tác giả báo cáo Petr Hadrava của Viện Hàn lâm khoa học CH Czech ở Prague.
Hố đen gần nhất từng được phát hiện trước đó cách Trái đất khoảng 3.200 năm ánh sáng, tức xa gấp 3 lần hố đen hiện tại, trưởng nhóm Thomas Rivinius của ESO cho biết.
Kẻ ẩn mặt vô hình
Hệ sao và hố đen ban đầu được quan sát trong cuộc nghiên cứu về hệ thống sao đôi, mà theo giới khoa học cho rằng có thể giúp họ hiểu thêm về các hệ mặt trời thuộc nhóm này.
Tuy nhiên, họ bị sốc khi phát hiện về sự tồn tại của một cái gì đó bất thường, chưa từng thấy trước đó.
Kết quả cho thấy thành viên còn lại là một hố đen. "Một vật thể vô hình với khối lượng gấp ít nhất 4 lần mặt trời chỉ có thể là hố đen", trưởng nhóm Rivinius rút ra kết luận.
Đây cũng là hố đen đầu tiên được tìm thấy trong tình trạng hoàn toàn không tương tác dữ dội với môi trường xung quanh.
Sự xuất hiện không đoán trước của hố đen thuộc nhòm sao Viễn Vọng Kính ở Nam Bán Cầu cho thấy có lẽ vẫn còn có nhiều hố đen khác ở vùng phụ cận Trái đất chờ được khám phá.
Giới thiên văn học đưa ra giả thuyết cho rằng hiện có từ 100 triệu đến 1 tỉ hố đen cỡ nhỏ đang tồn tại trong Dải Ngân hà.
Trái đất hình thành nhanh hơn so với giả định Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, Trái đất nguyên thủy - tức là cái khuôn để từ đó hình thành Trái đất ngày nay, đã xuất hiện rất nhanh, chỉ trong vòng 5 triệu năm. Trái đất hình thành nhanh hơn so với dự đoán. Các nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu sự hình thành sao và các hành tinh...