Sư tử chen nhau nằm ngủ trên cây độc
Với lớp da và lông dày, những con sư tử cái thoải mái nghỉ ngơi trên cây đại kích, loại cây chứa mủ độc có thể gây phồng rộp da.
Sư tử chợp mắt trên cây đại kích. Ảnh: SWNS.
Nhiếp ảnh gia Julia Sundukova chụp khoảnh khắc đàn sư tử nghỉ trưa trên cây đại kích (Euphorbia) ở Uganda, Fox News hôm 17/6 đưa tin. “Bạn sẽ không thể ngờ sư tử lựa chọn loại cây nào để nghỉ ngơi đâu”, Sundukova nói.
Thường bị nhầm với xương rồng, đại kích có những nhánh cây lớn mọng nước chứa đầy mủ trắng độc dùng để tự vệ khỏi động vật ăn cỏ. Loại mủ này độc đến mức có thể khiến da phồng rộp khi tiếp xúc, khiến mô mềm sưng phồng đau đớn và gây mù nếu tiếp xúc với mắt, theo Khu bảo tồn thiên nhiên Sabi Sabi.
Đàn sư tử chen nhau nằm nghỉ. Ảnh: SWNS.
Sundukova cho biết, dù việc chợp mắt trên cây đại kích nghe có vẻ không dễ chịu, đàn sư tử cái vẫn tận hưởng giấc ngủ ngắn dưới ánh mặt trời buổi trưa. “Sư tử rất thoải mái với cây đại kích, kể cả mủ độc. Da và lông sư tử đủ dày và chắc để bảo vệ chúng. Cảnh tượng chúng nằm ngủ trên những cành cây vẫn rất đẹp”, cô chia sẻ.
Sư tử châu Phi (Panthera leo) là loài vật tượng trưng cho sức mạnh và lòng can đảm. Chúng có kích thước lớn thứ hai trong họ Mèo, chỉ sau hổ, và sở hữu tiếng gầm vang xa đến 8 km. Bộ lông của sư tử trưởng thành màu vàng nâu. Những con trẻ có vài đốm sáng trên lông, biến mất dần khi chúng trưởng thành. Sư tử đực có vẻ ngoài ấn tượng với bờm quanh cổ.
1001 thắc mắc: Những loài động vật nào ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất?
Cá mập, sư tử, cá sấu đều là những loài sát thủ đẳng cấp nhất trong tự nhiên. Chúng được sinh ra với bản năng sát thủ ngay từ trong bụng mẹ.
Cá sấu
Dường như cá sấu là một trong những động vật thích ăn thịt đồng loại nhất trong thế giới tự nhiên. Chỉ cần đói bụng, chúng có thể giết chết những con cá sấu nhỏ hơn, kể cả các con non để tạm thỏa mãn dạ dày kêu gào đòi bổ sung dinh dưỡng. Hình ảnh được nhiếp ảnh gia Merensky Hartinger ghi lại tại Vườn Quốc gia Kruger, Nam Phi.
Cạnh tranh sinh tồn khiến những loài mãnh thú ăn thịt trở nên máu lạnh tàn nhẫn, tuy nhiên hiếm có loài động vật nào thích hợp với cụm từ "Cá lớn nuốt cá bé" hơn loài cá sấu. Những hình ảnh cá sấu ăn thịt đồng loại là một trong những hình ảnh điển hình cho hành vi man rợ này ở động vật hoang dã. Hình ảnh của nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Lauren Hansen chụp tại một hồ nước tại Texas, Mỹ.
Sư Tử
Loài vật tiếp theo lọt top những loài động vật ăn thịt đồng loại chính là sư tử. Được ví như chúa sơn lâm, sư tử là biểu tượng cho sức mạnh của mọi loài. Chúng là loài thú săn mồi siêu hạng, với bộ răng sắc nhọn và bộ móng vuốt chắc khỏe, con mồi nào đã nằm trong tầm ngắm của chúng thì khó có cơ hội thoát được. Sư tử thường đi săn theo bầy đàn để gia tăng cơ hội bắt mồi, thức ăn chủ yếu của chúng là những động vật ăn cỏ như: ngựa vằn, linh dương đầu bò, trâu rừng, hươu cao cổ và thậm chí là cả những động vật có kích thước to lớn hơn chúng gấp nhiều lần như voi. Trong một số trường hợp đặc biệt, sư tử có thể ăn thịt cả đồng loại để khẳng định vị trí quyền lực của mình trong bầy đàn.
Cá mập hổ cát
Không nghi ngờ gì nữa, cá mập là một trong những loài sát thủ đẳng cấp nhất trong tự nhiên. Chúng được sinh ra với bản năng sát thủ ngay từ trong bụng mẹ.
Vào mùa sinh sản, thông thường một con cá mập hổ cát cái trưởng thành có thể có từ 6-7 phôi thai trong tử cung của mình, tuy nhiên sẽ chỉ có một con non tồn tại. Con non đầu tiên sinh ra sẽ ăn thịt những con non vẫn còn đang trong vỏ trứng. Sau đó nó tiếp tục tấn công và ăn nốt những quả trứng chưa được thụ tinh trong tử cung cá mập mẹ. Với một hàm lượng protein cao thu được từ những bữa ăn đầu tiên, con non này khi sinh ra đã có thể dài tới 3 feet (gần 1m). Với một thể hình như thế, cá mập hổ cát ngay khi còn non cũng không sợ bị bất cứ loài vật nào trong đại dương làm phiền.
Nhện lưng đỏ Úc
Nhện đực lưng đỏ Úc sẽ hi sinh thân mình bằng cách cưỡi lên phần miệng của con cái trong khi giao phối và qua đó chuyển tinh trùng của chúng ngay khi trở thành... bữa ăn của bạn tình.
Bọ Cạp
Bọ Cạp là loại động vật không xương sống, nổi tiếng với loại vũ khí để tiêu diệt con mồi là nọc độc. Nọc độc của bọ cạp phần lớn vô hại với người, nhưng nó có thể gây ra một số phản ứng như tê liệt hay sưng tấy. Thức ăn của bọ cạp là một số loài động vật chân khớp nhỏ và sâu bọ. Chúng sống đơn độc chứ không sống bầy đàn, đặc biệt là khi gặp đồng loại của mình, chúng thường lao vào đánh nhau và con bọ cạp sau khi thua cuộc sẽ bị chính đồng loại của mình ăn thịt. Khoảng 25% khẩu phần ăn của bọ cạp là thịt của những con bọ cạp khác. Cũng giống như bọ ngựa và một số loại côn trùng khác, bọ cạp cũng là loài ăn thịt bạn tình của mình ngay sau khi giao phối.
.
Muỗm Mormon
Trong ảnh là loài muỗm Mormon, loài muỗm có họ hàng gần với dế sống ở Bắc Mỹ. Loài này được coi là một trong những sát thủ côn trùng vì sở thích ăn thịt đồng loại theo nhóm của mình.
Cầy thảo nguyên (Hay còn gọi là sóc đồng cỏ)
Cầy thảo nguyên là loài ăn thịt đồng loại hàng loạt đáng sợ nhất và cũng dễ thương nhất mà các bạn được biết.
Nhờ công trình nghiên cứu của nhà sinh thái học hành vi John Hoogland, chúng ta được biết một số những chú cầy thảo nguyên đã có những hành vi đáng sợ này. May mắn thay không phải tất cả con vật dễ thương này đều làm như vâỵ.
"Chúng tôi nhận thấy hầu hết con cái được kết bạn giao phối nhưng rất ít trong số đó đã được cai sữa" - John Hoogland, người bắt đầu nghiên cứu các động vật gặm nhấm từ năm 1974, cho biết.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy một số con cái đi xuống hang của những con cái khác có quan hệ huyết thống và khi chui lên chúng thường xuyên có những vết máu trên mặt. "Chúng tôi thấy hầu hết con non đã bị ăn thịt dưới đó", Hoogland nói.
"Việc con cái giết chết con non của những con cái khác trong gia đình nhằm tăng cơ hội sống sót cho con non của mình là một hành động cạnh tranh đầy cực đoan" - Hoogland nói.
Trong ý nghĩa đó, đây quả thật là một thế giới ăn thịt lẫn nhau của loài cầy thảo nguyên.
Rắn
Một nghiên cứu về loài rắn chuông đầu dẹt Mexico năm 2009 đã chỉ ra rằng 68% các bà mẹ đã ăn thịt con của chúng, bao gồm cả những con non đã chết trước khi ra đời. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây có thể là hành động giúp rắn mẹ lấy lại chất dinh dưỡng cần thiết để sinh thêm những lứa rắn non khác.
Tờ New York Time (1901) từng mô tả một câu chuyện tại vườn thú Bronx khi loài rắn đen trở thành món ăn ưa thích của một con hổ mang cái ngoại cỡ. Thói háu ăn của con hổ mang cái này làm cho loài rắn đen trong công viên ngày càng trở nên hiếm hoi.
Sư tử trắng lần đầu tiên chào đời ở vườn thú Tây Ban Nha Hôm 31/5, một con sư tử trắng quý hiếm đã chào đời tại vườn thú ở Tây Ban Nha. Nó bị con mẹ bỏ rơi ngay từ lúc mới đẻ và đang được các nhân viên của vườn thú chăm sóc. Theo AFP, con sư tử đặc biệt này đã được các nhân viên của vườn thú đặt tên là Bạch Vương, nó...