Sự thực tin đồn BV Bạch Mai có bệnh nhân nhiễm Ebola
Trên mạng xã hội đang lan truyền tin đồn có bệnh nhân nhiễm Ebola đang điều trị tại BV Bạch Mai, cơ quan chức năng khẳng định Việt Nam chưa có bệnh nhân nhiễm bệnh này.
Một thành viên trên mạng xã hội đưa tin: “Theo thông tin người nhà em làm việc tại BV là Hà Nội có người nhiễm Ebola, nên các mẹ đề phòng nhé. Thông tin không được công bố vì sợ dân hoang mang. Nhưng em nghĩ cần thông báo cho các mẹ để bệnh không phát tán rộng và không thể kiểm soát được. Trước mắt, sắm khẩu trang hoạt tính và chai rửa tay khô….”
Thông tin này được đưa lên diễn đàn Hội nuôi con bằng sữa mẹ – Việt Nam. Sau đó, thông tin này đã bị xóa. Chủ facebook loan tin này tiếp tục đăng một tin khác tương tự trên tường nhà mình.
Tin đồn bệnh nhân nhiễm ebola gây hoang mang trên mạng
Trước tin đồn nguy hiểm này, một lãnh đạo BV Bạch Mai cho biết: Hiện không có bệnh nhân nhiễm virus Ebola tại BV Bạch Mai. Nếu có bệnh nhân thì bệnh viện đã cách ly và kiểm soát chặt chứ không thể lơ là.
Còn PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương nói: Theo tôi, tất các các biện pháp phòng chống đều phải dựa trên các nguyên lý khoa học chứ không phải nghe lời đồn đại.
Virus Ebola là loại virus có sức đề kháng rất lớn với môi trường. Nếu ở trong nhiệt độ khoảng 56 độ C thì loại virus Ebola có thể sống được 30 phút. Đặc biệt, tất cả các hóa chất tiệt trùng hiện nay đều có thể tiêu diệt được loại virus này. Vì thế, chúng ta nên nghe theo khuyến cáo của ngành y tế chứ không nên nghe theo lời đồn đại.
Khẳng định về việc chưa có bệnh nhân nhiễm Ebola tại Việt Nam, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Trần Đắc Phu cho biết: Đến nay, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nguy cơ lây lan dịch bệnh thông qua các đối tượng khách du lịch, người làm việc, học tập và lao động nhập cảnh trở về từ khu vực châu Phi là hoàn toàn có thể.
Hiện tại, Việt Nam đang ở trong tình huống 1 của Kế hoạch phòng chống dịch bệnh do virus Ebola là chưa có ca bệnh nào.
Virus Ebola đã lan rộng ra các quốc gia tại Châu Phi
Để chủ động đối phó với dịch bệnh do virus Ebola, Bộ Y tế đã triển khai các hoạt động như triển khai việc khai báo y tế tại tất cả các cửa khẩu quốc tế; đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường giám sát, phòng chống dịch bệnh.
Bộ Y tế cũng đã có quyết định về việc ban hành Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh do virus Ebola; tăng cường truyền thông; phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tuyên truyền, hướng dẫn các đối tượng thuộc phạm vi quản lý về phòng chống lây nhiễm bệnh khi đi đến các nước có dịch bệnh.
Bên cạnh đó, ngành y tế tăng cường và duy trì giám sát thường xuyên các đối tượng kiểm dịch y tế nhập cảnh Việt Nam qua các cửa khẩu, đặc biệt là từ các quốc gia vùng dịch bệnh để kịp thời phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm.
Việc giám sát đối với khách nhập cảnh thông qua sử dụng máy theo dõi thân nhiệt từ xa. Trường hợp tại cửa khẩu phát hiện hành khách có triệu chứng bệnh Ebola, cán bộ kiểm dịch sẽ đưa ngay vào khu cách ly để theo dõi và thông báo ngay theo quy định.
Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch phân tuyến thu dung, điều trị bệnh nhân, chỉ định các bệnh viện làm nơi cách ly trong trường hợp phát hiện ca bệnh xâm nhập và có phương án mở rộng khu cách ly, thành lập bệnh viện dã chiến trong trường hợp dịch bệnh lan rộng.
Hiện nay, phương án đặt ra khi có trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu sẽ được chuyển về cơ sở điều trị cách ly có điều kiện tốt nhất để điều trị và kiểm soát ngay, hạn chế lây lan và giảm tử vong.
Theo đó, tại phía Bắc là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương; miền Trung là Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa; miền Nam là bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Trung ương Cần Thơ.
Ông Trần Đắc Phu nhấn mạnh: Bệnh do virus Ebola là bệnh truyền nhiễm nhóm A nguy hiểm. Chính vì vậy, việc xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh phải được tiến hành trong phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 4.
Hiện Việt Nam chưa có phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn trên nên Bộ Y tế đang phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (USCDC) để có các hỗ trợ về kỹ thuật, sinh phẩm xét nghiệm.
Tuy nhiên, về trang thiết bị xét nghiệm tại 2 phòng xét nghiệm của Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP.HCM cũng có khả năng xét nghiệm bệnh.
Theo_Vietbao
Chùm ca sởi đặc biệt thương tâm: Ông trời ơi, xin cứu lấy bé!
"7 năm mỏi mòn chờ đợi con mới có được mụn con. Con đã sung sướng đến ngất lịm ngày đón cặp song sinh chào đời. Nhưng nay, một đứa đã bỏ con đi, còn một đứa, đang nằm mê man...Ông trời ơi, xin cứu lấy bé", chị P.T.B nghẹn ngào.
Bé K.Đ.A vẫn rất nguy kịch sau 5 ngày thở máy. Ảnh: T.A
"Lẽ ra, ngày 21/4 chẳng phải là đặc biệt gì với cả gia đình em, thế nhưng, nó đã là một ngày định mệnh khi con gái hơn 4 tháng tuổi tử vong tại BV Nhi Trung ương vì không qua khỏi viêm phổi do sởi. Còn tối 21/4, đứa em song sinh cũng vào máy thở tại khoa Nhi (BV Bạch Mai)", chị P.T.B (32 tuổi, Hưng Yên) nức nở khóc.
Chị B cho biết, hai vợ chồng lấy nhau gần 7 năm, chạy chữa đủ các loại thuốc tây đến thuốc nam thuốc bắc mới có được hai mụn con. "Vợ chồng em chỉ buôn bán lặt vặt nhưng ai mách phương thuốc gì để có con hai vợ chồng cũng dồn tiền để chạy chữa rồi nuôi hy vọng", chị B. nói. Cách đây hơn 1 năm dồn được 1 khoản tiền kha khá, hai vợ chồng lên BV Phụ sản Trung ương để làm thụ kinh ống nghiệm. Mừng rơi nước mắt vì ông trời có lẽ đã rủ lòng thương, chị B đậu thai một cặp song sinh.
"Tuy lúc sinh bé trai chỉ nặng 2,7 kg và 1 bé gái 1,3 kg nhưng cả nhà vui lắm, sau một tuần nằm viện về nhà các bé mỗi ngày mỗi lớn. Không ngờ các đây hơn 3 tháng, bé K.P.L bị viêm phổi phải nhập BV Nhi Trung ương điều trị và cũng từ đó cháu được chuyển tới phòng cách ly...Ngày nào vợi chồng bị B cũng chạy đi chạy lại giữa Hưng Yên - Hà Nội vì còn con nhỏ ở nhà. Thế mà cách đây 2 tuần, thằng bé ở nhà bị sốt cao, vợ chồng em lại bồng bế nhau lên BV Nhi Trung ương dù biết ở đây đang có dịch sởi và cũng quá tải. Bác sĩ khám và làm xét nghiệm xong có nói gia đình đưa cháu về quê đề điều trị tiếp. Không đành lòng đưa con đang sốt cao về trong khi đứa khác đang nằm viện, vợ chồng em thuê trọ 4 ngày ở gần BV Nhi Trung ương để được vào nhìn con gái và lấy chỗ chui ra chui vào chăm con. Khi con trai nổi ban, gia đình cuống cuồng lo lắng nhưng BV quá tải, chỉ nhận những bệnh nhân nặng còn trường hợp con trai em không có chỉ định nhập viện...".
Lo lắng vì bé trai cứ yếu dần, quấy khóc, không chịu ăn uống, anh chị quyết định bồng con sang BV Bạch Mai với hy vọng BV bớt quá tải thì con trai sẽ có cơ hội được điều trị. Bác sĩ vừa khám đã chỉ định nhập viện điều trị ngay vì con có biến chứng viêm phổi.
Cứ thế, anh chị như thoi đưa giữa hai tâm sởi của cả nước để thăm con gái và chăm con trai. "3h sáng 21/3, vợ chồng em nhận được điện thoại của các bác sĩ bên BV Nhi thông báo con gái em nguy kịch. Hai vợ chồng bỏ thằng em cho bà trông rồi chạy sang BV Nhi Trung ương. Khi được vào thăm con, thấy con yếu ớt nằm giữa rây rợ máy móc, em khóc không thành tiếng vì đau đớn, vì thương con mà bất lực... Được thăm con trong chớp thoáng, em lại về chăm thằng bé con đang ở BV Bạch Mai. Đến chiều cùng ngày nghe tin bác sĩ thông báo con gái tử vong mà tim em rụng rời, chân đứng không vững... Chúng em đã đón con về Hưng Yên đưa con ra đồng...", không nén nổi nỗi đau, cả hai vợ chồng chị B. òa khóc nức nở.
Không kịp ở bên con lấy một đêm, bà ngoại lại gọi về thông báo, bé K.Đ.A cũng phải vào thở máy, hai vợ chồng lại nén nổi đau, tất tả lên bệnh viện chăm con.
Theo các bác sĩ Khoa Nhi (BV Bạch Mai), chùm ca bệnh của cặp song sinh này cũng là chùm ca bệnh vô cùng đặc biệt và thương tâm. Người chị song sinh của bé Đ.A thì đã mất, còn em bé này đã 5 ngày thở máy nhưng tình trạng suy hô hấp tiến triển mỗi ngày một nặng nề.
Trước đó, cũng sáng ngày 21/4, nhiều người cũng lặng đi đau đớn chứng kiến bé V.G.K (25 tháng tuổi, Ứng Hòa, Hà Nội) tử vong sau hơn 1 tháng chống chọi với căn bệnh viêm phổi do sởi. Em trai bệnh nhi là V.G.B (7 tháng tuổi) vẫn đang được theo dõi đặc biệt tại phòng Cấp cứu Nhi bởi phổi tổn thương nặng nề.
Tú Anh
Theo dantri
Mắc uốn ván, cháu bé H'Mông thoi thóp trên giường bệnh Đôi chân bé nhỏ của cậu bé H'Mông còn chưa kịp bước đi ở kiếp làm người thì đã phải đối mặt với "lưỡi hái tử thần". Cháu đang kiên cường chống chọi với bệnh tật, nhưng cảnh nghèo của gia đình có thể sẽ là dấu chấm hết cho hài nhi bé bỏng. Tại khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực chống...