Sự thực NATO không lo vụ mua HQ-9 Trung Quốc?
Lần đầu tiên sau khi thông tin Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đã lên tiếng trấn an các thành viên.
Hôm 11/10, ông Anders Fogh Rasmussen đã có cuộc trả lời phỏng vấn đài Tiếng nói nước Nga, ông Anders Fogh Rasmussen tỏ ra không hề lo lắng về vấn đề Trung Quốc bán các hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 cho Thổ Nhĩ Kỳ và viễn cảnh Ankara bắt tay Bắc Kinh, hợp tác chế tạo hệ thống tên lửa phòng không này.
Ông Rasmussen cho biết, những tuyên bố vừa qua chưa phải là quyết định cuối cùng của các nhà lãnh đạo cao cấp nhất Thổ Nhĩ Kỳ, hiện đây mới chỉ dừng lại ở cấp độ thỏa thuận chứ không phải là hợp đồng chính thức.
Tổng thư ký NATO khẳng định, kết cấu của NATO nhấn mạnh đến khả năng bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng, giữa các lực lượng quân đội các nước với nhau và giữa các loại vũ khí, trang bị trong một chỉnh thể đồng nhất, không dễ để một hệ thống khác loại có thể hoạt động bình thường trong khuôn khổ này.
Hệ thống phòng không FD-2000 (phiên bản xuất khẩu của HQ-9)
Trước đó, hôm 26/9 Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo chọn hệ thống phòng thủ tên lửa FD-2000 (phiên bản xuất khẩu của tổ hợp tên lửa HQ-9) của Trung Quốc làm hệ thống phòng không mới của nước này, bỏ qua các hệ thống phòng không cùng chức năng và ngang tầm của Nga, Mỹ và Châu Âu.
Video đang HOT
Theo nhiều chuyên gia nhận định, tuyên bố lần này của Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen mang nhiều ý nghĩa trấn an các thành viên hơn là thực tế bởi trước đó, nhiều quan chức của NATO và Mỹ đã cảm thấy bất an và phản đối quyết liệt thương vụ này của Thổ Nhĩ Kỳ.
“NATO có đủ khả năng kỹ thuật để cô lập kiến trúc hệ thống phòng không/phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ, tước quyền hội nhập những thông tin có liên quan của Ankara”, một trong số quan chức NATO nói.
Còn chuyên gia về Thổ Nhĩ Kỳ, hiện đang sống ở London cho biết, Ankara có thể tạo ra một “hệ thống độc lập”, tuy nhiên nó sẽ là “vô ích”. Khoảng một nửa số tiền để xây dựng hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ là kinh phí của NATO và chúng là một phần của liên minh phòng không trên mặt đất.
Để chống lại các mối đe dọa bằng tên lửa, Thổ Nhĩ Kỳ rất cần những thông tin từ các hệ thống vệ tinh và trên mặt đất để phát hiện tên lửa đạn đạo, bao gồm cả radar của NATO, mà năm ngoái đã được bố trí ở Kuresike (đông nam đất nước này).
Trong khi đó, Nhà Trắng đã đưa ra phản ứng đối với quyết định của Ankara: “Chúng tôi bày tỏ lo ngại nghiêm trọng về các cuộc thảo luận hợp đồng giữa chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ với một công ty đang bị Mỹ trừng phạt về một hệ thống tên lửa phòng thủ, vốn không tương thích với các hệ thống của NATO và khả năng phòng thủ chung”, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Mỹ cho biết.
Xem ra Mỹ vẫn chưa để yên cho Thổ Nhĩ Kỳ bằng việc dừng lại ở mức độ phản ứng và “các cuộc thảo luận về vấn đề này của chúng tôi sẽ còn tiếp tục”, vị phát ngôn này nói.
Theo Báo Đất Việt
Anh có thêm bằng chứng về sử dụng hóa học tại Syria
Thủ tướng Anh David Cameron hôm qua cho biết London đã có thêm bằng chứng về việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria ngay sau khi Nga cho rằng những bằng chứng của Mỹ chưa đủ sức thuyết phục.
Thế giới tiếp tục mâu thuẫn về cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria.
Thủ tướng Anh cho biết, theo nguồn tin mà London có được thì vũ khí hóa học được sử dụng tại Syria là khí độc sarin. Cụ thể, các mẫu đất và quần áo lấy từ nơi đã xảy ra vụ tấn công ở ngoại vi thủ đô Damascus "đã có phản ứng dương tính với khí độc sarin".
Anh là một trong số ít các nước phương Tây đầu tiên ủng hộ mạnh mẽ các bằng chứng và ý đồ tấn công Syria của chính quyền Tổng thống Barack Obama, song hiện nay chỉ có thể song hành cùng Washington trên mặt trận ngoại giao do đã bị Quốc hội bác bỏ khả năng can thiệp quân sự vào cuộc chiến.
Việc Thủ tướng Anh đưa ra tuyên bố trên cũng được hiểu là nhằm hậu thuẫn thêm cho Hoa Kỳ trong việc phát động cuộc tấn công, nhất là khi nó được đưa ra ngay sau khi Nga cho rằng bằng chứng của Mỹ về việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria chưa thuyết phục.
"Nga không ngăn cản các nước khác đưa ra quyết định của mình nhưng khuyến khích các đối tác của Nga xem xét tình hình tại Syria một cách có trách nhiệm và không sử dụng cái gọi là chứng cứ để biện minh cho lý do hành động của mình", người phát ngôn Điện Kremli Dmitry Peskov phát biểu tại cuộc họp báo bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) ngày hôm qua.
Ông Peskov nhấn mạnh Nga không thể sử dụng bằng chứng của Mỹ về việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria vì chúng chưa thuyết phục.
Trong khi đó, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hợp quốc Samantha Power cáo buộc Nga đang giữ Hội đồng Bảo an LHQ làm "con tin" trong cuộc khủng hoảng về vũ khí hóa học tại Syria. Phát biểu với các phóng viên, Đại sứ Power cho rằng chính phủ Syria không bị trừng phạt vì việc sử dụng vũ khí hóa học do có "sự bảo trợ" của Nga tại HĐBA.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cũng bày tỏ làm tiếc về sự chia rẽ của quốc tế đối với vấn đề Syria, đồng thời cảnh báo rằng điều đó có nguy cơ gửi đi một thông điệp khuyến khích những kẻ độc tài trên thế giới sử dụng các loại vũ khí chết người đã bị cấm.
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Nga, Ngoại trưởng Syria Walid Muallem sẽ tới Mátxcơva vào ngày 9/9 để thảo luận về cuộc khủng hoảng với người đồng cấp chủ nhà Sergei Lavrov. "Hai ngoại trưởng sẽ tập trung thảo luận về tất cả các khía cạnh của tình hình Syria hiện nay và các vấn đề liên quan", thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga cho hay.
Vũ Anh
Theo AFP
Sự thực giật mình về nhan sắc của Nữ hoàng Victoria Chỉ cao 1m50, thân hình cò hương gầy guộc...là những bí mật "động trời" về nhan sắc của Nữ hoàng nổi tiếng Victoria. Vào ngày 28/6/1837, Alexandrina Victoria vừa tròn 18 tuổi được truyền ngôi Nữ hoàng của Liên hiệp Vương quốc Anh và Ireland. Buổi lễ truyền ngôi diễn ta tại tu viện Westminster ở London. Hơn 400.000 du khách đã đổ...