Sự thật về ‘vũ trụ song song’ đang ồn ào trên Internet
Theo Cnet, nhiều trang tin tức đã nhanh chóng loan tin về phát hiện của NASA, nhưng lại hiểu nhầm bản chất.
Trong thời gian qua, nhiều trang tin Âu Mỹ đăng tải rầm rộ về những bằng chứng chứng minh sự tồn tại của một vũ trụ song song. Những tiêu đề trên các mặt báo cho rằng một thí nghiệm ở Nam Cực đã phát hiện ra các hạt phá vỡ các định luật vật lý.
Những lý thuyết về vũ trụ song song gây chú ý trên các báo mạng. Ảnh: NASA.
Thế nhưng, tất cả các bài báo đều lấy thông tin từ bài báo của New Scientist vào ngày 8/4 với tiêu đề “Chúng ta có thể phát hiện ra một vũ trụ song song nơi thời gian quay ngược lại”, và điều đấy có thể khiến người đọc hiểu lầm.
Thí nghiệm này thực sự nói về cái gì?
Theo Cnet, các thông tin đều được suy diễn dựa trên một thí nghiệm của các nhà nghiên cứu NASA tại Nam Cực có tên ANITA. Thí nghiệm này được thực hiện bằng cách sử dụng một loạt ăng-ten radio gắn với một quả bóng khí heli khổng lồ lơ lửng trên dải băng Nam Cực ở độ cao 37.000 mét, gấp bốn lần độ cao của một chuyến bay thương mại.
Ở độ cao như vậy, các ăng ten có khả năng phát hiện ra các hạt năng lượng neutrino di chuyển liên tục xuyên qua hành tinh. Những hạt neutrino không gây ra bất kì mối đe dọa nào cho chúng ta và xuyên qua hầu hết vật thể rắn mà chúng ta không hề biết – ước tính cho thấy 100 nghìn tỷ hạt neutrino đi qua cơ thể bạn mỗi giây. Hiếm khi chúng tương tác với vật chất.
Các quả bóng chứa khí heli sẽ lơ lửng ở độ cao hơn 30.000 mét nhằm thu thập dữ liệu. Ảnh: University of Hawaii.
Nhưng nếu chúng va chạm vào một nguyên tử, chúng sẽ tạo ra một loạt hạt thứ cấp. Nếu phân tích các hạt thứ cấp, chúng ta có thể tìm về nguồn gốc của chúng từ vũ trụ. Các kết quả thu thập được từ ANITA đã chứng minh các hạt neutrino lao vào từ không gian và va chạm với vật chất trong dải băng ở Nam Cực.
Sau nhiều năm nghiên cứu, ANITA đã phát hiện ra một số sự kiện khó giải thích. Thay vì các neutrino năng lượng cao truyền vào từ không gian, chúng dường như xuất phát từ một vị trí lạ, xuyên qua bên trong Trái Đất trước khi tác động tới máy dò. Với những kiến thức vật lí có được vào thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn không thể đưa ra lý giải.
“Các sự kiện ANITA thu lại tín hiệu bất thường đã được biết đến và thảo luận từ năm 2016″ – Ron Ekers, một thành viên tại CSIRO, cơ quan khoa học quốc gia của Australia nói – “Sau bốn năm nghiên cứu, chúng tôi vẫn không thể có lời giải thích thỏa đáng nào về các sự kiện dị thường được ANITA ghi lại, khiến các nhà nghiên cứu vô cùng khó chịu”.
Cần nhiều bằng chứng hơn
Việc New Scientist công bố bài báo vào ngày 8/4 đã thổi bùng lên những bài báo đầy tính suy đoán như “NASA khám phá ra bằng chứng về vũ trụ song song nơi vật lý, thời gian đi ngược lại”, hay “Các nhà khoa học có thể vừa tìm thấy bằng chứng về một vũ trụ song song”.
Với lí do là một tờ báo yêu cầu người đọc trả phí, các bài báo lấy thông tin từ tờ New Scientist hầu hết chỉ dựa vào tiêu đề và mở đầu bài báo để mô tả về lí thuyết vũ trụ song song mà không giải thích đầy đủ các chi tiết cặn kẽ đằng sau phát hiện. Ngay trong bài viết của mình, New Scientist thậm chí còn dẫn lời một trong các nhà khoa học thừa nhận rằng lý thuyết vũ trụ song song không hề “chặt chẽ”.
“Chúng tôi đã nhận thấy một số bất thường trong dữ liệu, và chỉ khi nào chúng tôi thử lý giải bằng tất cả các giả thuyết bên trong mô hình vật lý tiêu chuẩn mà không được, thì chúng tôi mới cân nhắc những giả thuyết mới. Hiện tại, việc cân nhắc các giả thuyết mô hình chuẩn còn chưa xong, nên chắc chắn chưa tới lúc nghĩ đến vũ trụ song song”, Peter Gorham, thành viên nhóm nghiên cứu giải thích với ScienceAlert.
Thiết bị thực hiện thí nghiệm ANITA tại Nam Cực. Ảnh: Sciencemag.org.
Người đọc đã hiểu lầm. Thí nghiệm ANITA rất khó hiểu theo đúng nghĩa của nó. Có rất nhiều lý thuyết được đưa ra nhưng không được đề cập trong các bản tin nhanh, ví dụ như khả năng băng Nam Cực đã gây ra những sự kiện bất thường này.
“Không có gì để khẳng định đây là sự phát hiện vũ trụ song song”, Pat Scott, nhà vật lý hạt tại đại học Queensland cho biết.
Vì có quá rất nhiều điều chúng ta không biết về neutrino, các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình tìm hiểu thêm.
“Chúng tôi hoàn toàn chắc chắn rằng sự kiện này sẽ dẫn tới những lý thuyết vật lý mới”, Clancy James, nhà thiên văn vô tuyến tại Đại học Curtin, Australia, nói.
Với nhà nghiên cứu Ron Ekers, lý thuyết về vũ trụ song song có thể là một ý tưởng “hấp dẫn” nhưng không hề nghiêm túc.
Mặt Trời có âm thanh như thế nào? Vì âm thanh không truyền qua môi trường chân không, chúng ta không thể nghe thấy âm thanh từ Mặt Trời. Các nhà khoa học ước tính, Mặt Trời tạo ra âm thanh có độ lớn 329 decibel.
Toán học đang chứng minh vũ trụ có ý thức
Các nhà toán học đang tìm cách sử dụng mô hình Lý thuyết Thông tin tích hợp để giải mã ý thức và cho rằng ngay cả vũ trụ cũng biết suy nghĩ.
Đã từ lâu, các nhà khoa học cho chúng ta thấy sức mạnh phi thường của toán học. Chỉ bằng các con số và mô hình thích hợp, họ có thể dự đoán hiện tượng tự nhiên với độ chính xác khó tin, từ chuyển động của các hành tinh, hoạt động của các hạt cơ bản đến hậu quả của vụ va chạm giữa hai hố đen cách xa hàng tỷ năm ánh sáng.
Chưa dừng lại ở đó, các nhà toán học còn kỳ vọng giải mã vấn đề hóc búa mà các ngành khoa học khác chưa tìm ra câu trả lời xác đáng: Vật chất sinh ra ý thức như thế nào?
Có phải vũ trụ cũng biết suy nghĩ như não của con người? Ảnh: New Scienceist.
"Đây có thể là sự khởi đầu của một cuộc cách mạng khoa học", Julian Kleiner - nhà toán học làm việc tại Munich Center for Mathematical Philosophy (Đức) phát biểu trên New Scienceist.
Lý thuyết Thông tin tích hợp (Integrated Information Theory - IIT) dùng hàm làm số đo của thông tin trong một hệ, cho dù đó là vùng não, mạch điện hay nguyên tử.
Giá trị số đo thể hiện mức độ ý thức của đối tượng. Ví dụ vỏ não có giá trị cao vì nó chứa dày đặc tế bào thần kinh với liên kết phức tạp. Các hệ càng đơn giản thì số càng thấp.
Từ đó, nếu học thuyết IIT đúng, khi tính toán được mô hình chính xác, chúng ta phải thừa nhận sự thật rằng không chỉ có não người hay sinh vật, mọi vật vô tri đều có ý thức, ngay cả vũ trụ bao la.
Tuy nhiên, ngay sau khi Lý thuyết Thông tin tích hợp được giới thiệu, cách tính đã gây tranh cãi trong giới nghiên cứu. New Scientist cho rằng việc tính toán của não người còn mất nhiều thời gian hơn cả sự tồn tại vũ trụ.
Trong bài báo khoa học vừa được công bố vào tháng 2/2020 và đang chờ đánh giá từ các chuyên gia toán học khác, tác giả của IIT đã cố gắng đơn giản hóa quá trình này.
Nhiều học giả vẫn chưa tin vào Lý thuyết Thông tin tích hợp, một phần vì sự phức tạp của nó, nhưng chủ yếu là do những tác động sâu rộng của vấn đề "vũ trụ có ý thức".
"Tôi nghĩ toán học có thể giúp chúng ta hiểu được nền tảng thần kinh của ý thức trong não và thậm chí là ý thức máy móc, nhưng không thể có được cảm giác trải nghiệm của con người", Susan Schneider, nhà triết học và khoa học nhận thức làm việc tại Đại học Connecticut, nhận định.
Siêu hố đen đang lớn rất nhanh, khoa học bó tay Dù đã biết các siêu hố đen nặng hơn Mặt Trời hàng tỷ lần và nằm ở tâm của thiên hà, các nhà khoa học vẫn chưa rõ tại sao chúng lớn nhanh đến như vậy. Theo ước tính, vũ trụ đã gần 14 tỷ năm tuổi. Các nghiên cứu cho thấy siêu hố đen tồn tại trong giai đoạn sơ khai, tức...