Sự thật về việc Công an xã ở bị dân thiêu sống
5 công an xã bị trói rồi bị thiêu sống đến chết, là thông tin trên trang mạng xã hội Xina Weibo ở Trung Quốc ngày 14.10.
Công nhân xây dựng Trung Quốc bị bắt.
Nhưng theo trang báo điện tử Caixin ngày 15.10 dẫn thông tin của chính quyền, chỉ có 8 công nhân xây dựng và hai dân làng bị chết, sau một vụ đánh nhau giữa dân làng với thợ xây tại một công trường xây dựng ở vùng ngoại ô thành phố Côn Minh (tây nam Trung Quốc).
Chính quyền Côn Minh đăng trên trang mạng xã hội Sina Weibo ngày 15.10, cho biết cuộc ẩu đả giữa công nhân và cư dân làng Fuyou nổ ra tại công trường xây dựng một trung tâm thương mại ở huyện Jinning.
Công an thành phố nói tám người – sáu công nhân và hai dân làng bị giết và 18 người bị thương.
Trước đó, trên Xina weibo xuất hiện các thông tin cho rằng sự việc bị kích động bởi công an tấn công dân làng. Người dân nổi giận trả đũa và tạo ra cuộc hỗn chiến. Kết thúc cuộc hỗn chiến có 8 công an xã bị bắt, sau đó 5 công an xã bị trói lại và bị thiêu sống!
Công an xã bị thiêu sống?
Một người dân cho biết ông đã gọi điện thoại báo công an và gọi vào đường dây nóng của chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Côn Minh để cầu cứu, sau khi cuộc hỗn chiến bắt đầu, nhưng “không có công an nào đến”, theo lời ông này.
Chính quyền thành phố cho biết trên Xina weibo, rằng công an đến ngay sau khi nhận được báo cáo về vụ ẩu đả và giúp đỡ những người bị thương.
Video đang HOT
Đám tấn công tiếp tục tấn công các xe trên đường và chính quyền thành phố đã phải điều hơn 1.000 cảnh sát chống bạo động đến để ổn định tình hình.
Dân làng nói với trang Caixin rằng cuộc bạo loạn là do tranh chấp đất đai, và “có người lạ” không phải là công nhân xây dựng. Những “người lạ” này mặc đồng phục màu đen, tấn công dân địa phương cuối vào ngày 14.10.
Một số những kẻ tấn công còn sử dụng khiên mang phù hiệu công an, và chúng còn sử dụng dao và hơi cay. Người dân làng cũng tịch thu được một số khiên mang phù hiệu công an, lựu đạn cay sau cuộc hỗn chiến.
Dân làng cho biết một cuộc chiến tương tự xảy ra vào tháng 6.2014, khi họ cáo buộc chính quyền địa phương vi phạm pháp luật bằng cách thu hồi đất ruộng để giao cho các trung tâm thương mại.
Dân làng nói với báo Tin tức Chuncheng buổi tối: dự án được thi công ban đêm đã ảnh hưởng đến mương thoát nước và khiến các nông trại của nông dân bị ngập úng sau khi mưa lớn.
Làng Fuyou có hơn 4.000 nông dân làm việc trên tổng diện tích 200 ha đất. Thông tin chính thức cho biết dự án trung tâm thương mại gồm 133 ha bắt đầu vào năm 2012.
Theo Một Thế Giới
Hong Kong điều tra cảnh sát đánh đập "quá tay" người biểu tình
Giới chức trách Hong Kong mở điều tra việc cảnh sát dùng vũ lực quá tay sau khi video một người biểu tình bị đánh đập được truyền hình công chiếu, theo BBC News.
Ông Ken Tsang nói đã bị cảnh sát đánh đập trong nhiều phút. Ảnh AFP
Truyền hình địa phương chiếu cảnh các nhân viên cảnh sát đánh và đá một người biểu tình đã bị còng tay vào tối thứ Tư, sau một trong những vụ xô xát tồi tệ nhất kể từ khi đợt biểu tình nổ ra.
Luật sư của người bị đánh nói với BBC rằng thân chủ của ông bị nhiều vết thương nặng.
Trong khi đó các viên cảnh sát bị cho là liên quan vụ này đã bị tạm đình chỉ.
Vụ đánh người xảy ra khi cảnh sát dẹp thông một đường hầm cho người đi bộ gần trụ sở chính quyền.
Trong một diễn biến khác, website của BBC News bằng tiếng Anh đã bị chặn ở đại lục.
Không rõ diễn biến mới này có liên quan tới tình hình Hong Kong hay không.
&'Thái độ hung hăng'
Tối thứ Ba 14/10, người biểu tình đã chiếm đường hầm đi bộ sau khi bị cảnh sát đẩy lùi khỏi một số địa điểm khác trong thành phố.
Trong đêm, cảnh sát đã dùng hơi cay và dùi cui để giải tỏa họ khỏi phố Lung Wo, được cho là trục đường quan trọng.
Cảnh sát cũng bắt 45 người vì "tụ tập trái phép" và "cản trở cảnh sát làm nhiệm vụ".
Kênh truyền hình địa phương TVB chiếu cảnh một nhóm cảnh sát viên mặc thường phục bê một người biểu tình đã bị còng tay ra ngoài và đặt người này xuống đất.
Sau đó họ đánh và đá ông ta nhiều phút liền.
Người này được nhận dạng là Ken Tsang, một nhân viên xã hội và thành viên đảng Dân sự đối lập. Ông Tsang sau được đưa đi bệnh viện.
Luật sư của ông, Dennis Kwok, nói với BBC ông bị thương nặng và ngay cả sau khi bị mang về đồn ông vẫn tiếp tục bị đánh.
"Ken Tsang nói với tôi là khi cảnh sát bê ông ta đi, họ buộc tay ông ta bằng dây nhựa để khống chế ông."
"Sau khi họ mang ông ra góc đó... họ đã đấm ông ta, đẩy ông ta xuống đất và đá ông ta khoảng bốn phút."
Lãnh đạo an ninh Hong Kong Lai Tung-kwok nói đang có quan ngại về video clip chiếu cảnh "cảnh sát sử dụng vũ lực không hợp lý đối với người bị bắt".
Ông Lai nói những nhân viên có mặt trên băng sẽ bị đình chỉ và sẽ có cuộc điều tra về vụ này.
Phát ngôn viên của cảnh sát Hui Chun-tak thì cho hay cảnh sát đã "nhiều lần khuyên nhủ và cảnh báo" trước khi tiến hành công việc.
Ông nói các cảnh sát viên phải hành động sau khi người biểu tình "tiến lên với thái độ hung hăng, đánh nhân viên của chúng tôi".
Tổng cộng 37 người đàn ông và tám phụ nữ đã bị bắt. Năm cảnh sát viên bị thương.
Hai nhóm Occupy Central và Liên đoàn Sinh viên Hong Kong là các nhóm chính tổ chức biểu tình đã lên án tình trạng bạo lực và đòi chính quyền điều tra.
Hôm thứ Tư 15/10, Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc có bài xã luận trang nhất tuyên bố cuộc biểu tình ở Hong Kong "chắc chắn thất bại".
Theo NTD/Bizlive
Trung Quốc: Biểu tình ở Hồng Kông gây thiệt hại nặng về kinh tế Sau các vụ đụng độ dữ dội giữa người biểu tình và cảnh sát Hong Kong, vào đêm 14/10/2014, tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày hôm sau đã có bài xã luận chỉ trích gay gắt phong trào biểu tình và tố cáo phong trào gây thiệt hại nặng nề về kinh tế...