Sự thật về tin tử thi 3 lần bật áo quan “dọa” người sống
Hơn một tháng đã trôi qua kể từ ngày anh Nguyễn Thanh Phát (44 tuổi, ngụ khu phố Bình Minh 2, Dĩ An, Bình Dương) bật cầu dao máy cưa tự sát vào ngày 30/4/2012, dư luận địa phương vẫn xôn xao với những lời đồn đại vì “ma xui quỷ khiến” nên nạn nhân mới tìm đến cái chết một cách kỳ quái như vậy. Họ còn “rỉ tai” nhau: “Người chết 3 lần bung nắp áo quan “nhát chết” mọi người trong đám tang”.
Xưởng cưa nơi anh Phát tự tử
Nạn nhân là người tâm thần
Sự việc diễn ra nhanh đến mức người chứng kiến không kịp ngăn cản. Kể lại giây phút kinh hoàng đó, một nhân chứng làm cùng xưởng cưa nói: “Lúc ấy tôi đang ngồi chuốt lại tăm hương trong xưởng một mình thì thấy anh Phát lững thững đi vào. Tôi khá ngạc nhiên vì ít khi ảnh vào xưởng dù nhà kế bên, không hiểu sao lúc ấy toàn sống lưng tôi lạnh toát song vẫn tiếp tục ngồi làm. Rồi bỗng tôi nghe tiếng máy cưa vang lên ken két, giật mình ngước lên thì thấy anh ấy đã tự chui đầu vào lưỡi cưa, hoảng quá chạy tới tính kéo ảnh ra nhưng không kịp”.
Nghe tiếng kêu mọi người đổ xô tới cắt cầu dao máy rồi đưa nạn nhân ra ngoài nhưng do vết cắt quá sâu nên nạn nhân tử vong ngay sau đó.
Nghĩ về cái chết của chồng, vợ nạn nhân rơm rớm nước mắt nhớ lại: “Ảnh hiền lắm, chưa bao giờ to tiếng với ai. Lúc quyết định về sống với nhau cả tôi và anh Phát đều qua một lần đò. Phụ nữ sau một lần đổ vỡ rất sợ hôn nhân, tôi cũng vậy nhưng thấy ảnh hiền nên quyết định “rổ rá cạp lại”. Cách đây hai năm ảnh bỗng dưng lơ mơ ngơ ngẩn, hành động bất thường như bị “ma nhập”. Có đồng nào lại đổ hết vào rượu, nhiều lần uống say thì nằm bẹp ngoài đường lộ, suýt bị xe cán qua nhưng không bao giờ gây sự”. Vì chuyện này mà anh chị thỉnh thoảng to tiếng với nhau nhưng sau đó lại thôi ngay.
“Hai giờ sáng hôm ấy ảnh còn dậy nhóm lửa, chuẩn bị cho gánh hàng bún để sáng ngày tôi bán, 5 phút trước đó còn phụ vợ bê bún cho khách hàng, nên khi hàng xóm chạy ra báo tin tôi vẫn không tin nổi”, chị thuật lại.
Chị sực nhớ “hình như ảnh biết trước mình sẽ chết bởi trước đó mấy ngày ảnh nói muốn nhìn thật kỹ mặt tôi rồi cứ nhìn chằm chằm, tối trước ngày xảy ra sự việc, ảnh ngồi lẩm bẩm nói chuyện một mình, than vãn rằng “chán chường với cuộc đời” và rằng “muốn chết đi cho khỏe người”.
Than xong, anh ấy lại rót một ly rượu và đốt hai điếu thuốc cắm lên chén làm hương, một mình ngồi khấn vái lầm rầm gì đó, rồi quay sang nói với tôi mai “sẽ về với ông bà”. Nghĩ anh lại nói chơi nên tôi không để ý. Sáng hôm đó ảnh cố chết cho bằng được. Lúc tôi đang chuẩn bị đồ đi bán thì ảnh vớ lấy con dao tự rạch bụng để chết, tôi giằng ra kịp, may dao cùn nên chỉ bị rách nhẹ vùng bụng.
“Sợ ảnh nghĩ quẩn, tôi bỏ cả đồ đạc năn nỉ khuyên đừng làm bậy, phải sống để trông con cho vợ đi làm kiếm cơm mà ăn. Thấy ảnh xuôi xuôi tôi lại tiếp tục làm việc cho kịp buổi sáng. Vừa gánh hàng ra ngoài cửa bất ngờ ảnh vớ lấy chiếc đũa và dùng chày tự đóng mạnh vào một bên lỗ tai, máu chảy ướt cả mặt. Tôi vội giật đũa ra thì ảnh ấy giành lại rồi “xin” được… chết, phải nhờ cả tổ trưởng dân phố tới khuyên mãi ảnh mới thôi. Nghĩ chồng đã tỉnh nên tôi yên tâm gánh hàng đi bán, để chắc ăn tôi còn gọi ảnh ra phụ bưng bê tới nhà cho khách để trông chừng”.
Video đang HOT
Vợ nạn nhân kể lại sự việc
Nắp áo quan bung lên 3 lần
Vụ việc thuộc dạng hi hữu, thế nên người ta không khỏi thắc mắc: “Không hiểu sao anh Phát lại biết được cầu dao máy cưa ở đó mà để bật lên bởi cầu dao để cao và khá kín, nếu như không quen thì không thể nào biết trong khi anh ấy rất ít khi sang xưởng và chưa bao giờ lại gần máy cưa, vậy mà hôm ấy đi một mạch tới như có ai “dẫn đường” vậy”.
Theo hàng xóm thì anh Phát hai năm gần đây bổng trở nên “ngơ ngơ ngẩn ngẩn”, có lần bỏ nhà đi mấy ngày, anh em họ hàng đổ xô đi tìm vẫn không được, mấy hôm sau thì phát hiện người này đi lang thang gần đó, hỏi đi đâu thì Phát bảo đi tìm nhà mẹ nhưng không tìm ra nên cứ quanh quẩn xung quanh nhà. Người thì bảo anh bị tâm thần, kẻ thì bảo Phát bị “ma nhập”.
Người dân ở đây còn kể: “Khi anh ấy nằm thoi thóp trên chiếu nhưng thấy mọi người bàn gọi taxi đưa đi cấp cứu thì ngồi bật dậy tay xua lia lịa, miệng mấp máy không thành lời, ý nói khỏi cần gọi xe sau đó thì ngã gục xuống chết”.
Thông tin rỉ tai nhau khiến nhiều người sợ hãi nhất là hôm đưa quan tài lên xe chuẩn bị đi hỏa táng, trong lúc mọi người đang xúm lại chuẩn bị đẩy đi thì nghe tiếng kêu răng rắc từ trong áo quan vọng ra rồi bất ngờ nắp áo quan bung khiến ai nấy đều bỏ chạy toán loạn.
Nghĩ là ghim nẹp không chắc dù chuyện này chưa từng xảy ra, người trại hòm bèn đem ghim nẹp và vặn tới tám con ốc vít, nhưng vừa đóng xong chưa kịp đi, nắp áo quan lại bật tung lên. Một lần nữa “nhà hòm” lấy sợi giây chão buộc lại nhưng nắp quan tài vẫn bung lên đứt cả sợ dây. Mãi đến lần thứ tư, vừa nẹp gim vừa cột dây thì nắp áo mới chịu yên vị.
Vợ nạn nhân xác nhận: “Hôm đó đang ngồi cạnh áo quan bỗng nghe một tiếng rắc, thấy nắp áo quan bật lên, hoảng quá tôi nhảy xuống đất nhưng thật ngạc nhiên là cảm giác như có ai đỡ mình nhẹ nhàng xuống nên không bị trầy xước gì. Sau đó dù có nẹp thế nào áo quan vẫn cứ bung ra, nghe hàng xóm bảo tôi đến khấn xin, lúc ấy mọi chuyện mới dừng lại”.
Sau khi sự việc xảy ra, ông chủ xưởng tăm hương phải đập chiếc máy cưa bán cho vựa phế liệu. Toàn bộ diện tích nền đất nơi nạn nhân tự tử đã bị đập đi, tráng lớp nền mới. Sự sợ hãi trước những việc bất thường, cộng với những lời đồn đại ma tà khiến những người liên quan bị ảnh hưởng nặng nề: Ông chủ xưởng dăm lần bảy lượt mời người đến cúng vái, còn ông hàng xóm đối diện xưởng cưa thì cương quyết đòi bán nhà vì “chẳng bao giờ nó vào nhà chơi, nhưng hai hôm trước khi chết Phát vào nhà hoài, còn đem biếu cả xoài nữa”.
Sau ngày nạn nhân tự tử, cả xóm sợ “xanh mắt”, cứ khoảng 7 – 8h tối là không ai dám ra đường. Người hàng xóm được anh Phát biếu trái xoài trước khi “ra đi” thì sợ đến mức phải tạm lánh đến nơi khác, mấy hôm nay mới dám về nhà.
Sự việc không có yếu tố ma quái
Tuy nhiên, bà Lê Thị Chín, Tổ trưởng tổ dân phố cho biết trong sự việc này không hề có ma tà hay “ma xui quỷ khiến” gì. Bà lý giải: “Chuyện nắp quan tài bung ra nhiều lần có lý do chiếc áo quan quá chật, mà 3 ngày sau khi chết thi thể nạn nhân mới được đem đi hỏa táng, vì nhiều khí độc tích tụ bên trong đã đẩy nắp áo quan bung ra”.
Chuyện anh Phát tự tử, bà Chín khẳng định không phải do nạn nhân bị “ma nhập” mà vì anh bị tâm thần nhẹ. Cách đây hai năm Phát có biểu hiện khác thường, hay bỏ nhà, trèo leo như chim như vượn, khi đi kiểm tra tại bệnh viện tâm thần Biên Hòa, bác sĩ xác nhận anh bị tâm thần và sau một thời gian chữa bệnh thì cho về điều trị tại nhà.
“Do điều kiện kinh tế khó khăn, Phát không được uống thuốc như chỉ định của bác sĩ nên bệnh tái phát nặng thêm, mới dẫn đến sự việc thương tâm trên”, bà Tổ trưởng dân phố cho biết.
Theo một bác sĩ chuyên khoa tâm thần, những bệnh nhân bị bệnh tâm thần hay nói chuyện một mình, hoang tưởng không thể làm chủ, ý thức được hành động của mình.
“Về việc tại sao đầu lìa khỏi cổ mà nạn nhân vẫn ngồi dậy, đó là do sự việc xảy ra quá nhanh, hệ thần kinh bị tê liệt không kịp báo lên hệ thần kinh trung ương nên mọi hoạt động cơ thể vẫn được bộ não duy trì bình thường trong một khoảnh khắc. Thế nên mới có chuyện khi tai nạn vừa xảy ra, những người bị thương nặng thường tỉnh táo hơn người bị thương nhẹ rồi sau đó sẽ lầm vào hôn mê. Hoàn toàn không có yếu tố ma quái nào trong câu chuyện nêu trên”, bác sĩ này giải thích.
Theo PLVN
Khi người tâm thần gây án
Có tiền sử tâm thần nhưng thiếu sự quản lý, quan tâm của gia đình, họ đã gây nên những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng, xã hội...
Bị cáo Dương Văn Nuôi sau phiên tòa bị hoãn vào trung tuần tháng 5. Ảnh: Phạm Dũng
Sau phần xét hỏi trong phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào trung tuần tháng 5, TAND TPHCM đã tuyên hoãn phiên tòa, trả hồ sơ điều tra bổ sung đối với vụ án Dương Văn Nuôi (1980, Bình Định) giết người. Đây là lần thứ hai phiên tòa hoãn xử. Trước đó, ngày 19-4, phiên tòa hoãn vi tinh trang sưc khoe bi cao không tôt.
Dùng búa đánh vào đầu 7 người
Theo cao trang của VKSND TPHCM, do là người cung quê, năm 2005, anh L.C.T (Giam đôc Công ty TNHH Quang cao Hương Sinh, phương Binh Tri Đông B, quân Binh Tân-TPHCM) nhân Nuôi vao lam công va ơ lại nha anh T. Tối ngày 25-9-2010, Nuôi cùng anh em anh T. đi uống rượu rất vui vẻ nhưng đến khoang 5 giờ sáng hôm sau, Nuôi đã dùng búa tấn công 7 người trong gia đình anh T. và công nhân công ty rồi dung bua đâp đâu đê tư tư nhưng bi quân chung nhân dân va Công an phương Binh Tri Đông B băt giư. Các nạn nhân may măn thoat chêt nhưng đêu chiu nhiêu thương tich ơ vung so nao.
Lúc mới bị bắt, Nuôi khai vì buồn chán nên muốn tự tử để được chết với mọi người. Tuy nhiên, đến tháng 5-2011, Nuôi không đồng ý ký vào biên bản hỏi cung, nói là bị tâm thần nên không biết đã làm gì, vì vậy cơ quan điều tra đưa Nuôi đi giám định. Theo kết luận của bản giám định pháp y của Viện Pháp y tâm thần Trung ương Phân viện phía Nam: Trước, trong, sau khi gây án và hiện nay, Nuôi bị bệnh rối loạn nhân cách cảm xúc nhưng đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. VKSND TPHCM truy tô Nuôi về tội giết người thuôc trương hơp giêt nhiêu ngươi.
Tai cả hai phiên toa sơ thâm, Nuôi thừa nhận có đánh người nhưng không nhớ đánh những ai và bằng hung khí gì. "Bị cáo và mọi người trong gia đình anh T. cũng như công nhân trong công ty sống hòa thuận, thương yêu nhau như anh em..." hoặc "Bị cáo không biết đã làm gì", "Bị cáo không biết vì sao làm vậy", Nuôi lặp đi lặp lại như vậy trước tòa.
Được mời lên, mẹ Nuôi cho biết Nuôi đã hai lần uống thuốc trừ sâu tự tử, tâm thần không bình thường nhưng vì ở quê nghèo và thiếu hiểu biết nên bà không đưa con đi bệnh viện tâm thần. Trước những việc làm do con gây ra, bà chỉ biết xin lỗi người bị hại, không biết phải làm sao "vì tiền xe vô dự tòa còn phải vay mượn người ta. Nó lớn tuổi rồi, nó ngu thì nó chịu thôi. Tôi giờ già cả, không có tiền", bà hốt hoảng nói khi nghe những người bị hại đưa ra số tiền bồi thường lên đến hàng trăm triệu đồng.
Nguy cơ gây án từ người tâm thần
Ngày 7-6-2009, Lê Văn Đoài (27 tuổi) ra xe buýt định đi Hà Nội, thấy ông P.Đ.H (82 tuổi) cũng đi xe buýt, Đoài giật túi để lấy tiền đi xe buýt. Khi ông H. hỏi: "Mày làm gì thế?", Đoài rút dao, đâm nạn nhân một nhát rồi bỏ chạy nhưng bị người dân bắt được. Giám định tâm thần kết luận Đoài bị tâm thần phân liệt, trước và sau thời gian gây án đều bị hạn chế về nhận thức, hành vi nhưng vẫn đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Mới đây, Đoài bị xử phạt 16 năm tù về tội giết người. Đau xót là, nghe tòa tuyên án, mẹ Đoài nghẹn ngào: "Tôi chỉ mong nó bị phạt nặng để được ở tù lâu. Trong tù người ta lo cho nó. Chẳng biết khi nó về, tôi có còn không để làm nơi nương tựa cho nó".
Khoảng 5 giờ 30 phút ngày 22-1-2012, ông L.V.T (SN 1930, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) đang nằm ngủ tại nhà thì Lương Quốc Hùng (SN 1984) dùng dao Thái Lan đâm bốn nhát vào vùng bụng. Theo người nhà ông T., trước ngày xảy ra vụ án, Hùng thường sang nhà chơi và hai bác cháu chuyện trò rất vui vẻ, không có biểu hiện gì lạ. Theo kết quả điều tra ban đầu, Hùng có dấu hiệu bệnh tâm thần hoang tưởng.
Vụ án người cha ở tỉnh Vĩnh Long sát hại con ruột mới 4 tháng tuổi xảy ra vào cuối năm 2011 đến hôm nay dư luận vẫn chưa quên. Chỉ vì vợ chồng cãi nhau trong lúc Nguyễn Tường Duy đang ẵm con, giận vợ, Duy đã ném mạnh con xuống nền gạch khiến cháu bé tử vong vì đa chấn thương. Theo vợ của Duy, trước đây, Duy có tiền sử bệnh tâm thần và đã được điều trị. Vài ngày trước khi xảy ra sự việc đau lòng ấy, Duy có biểu hiện tái phát bệnh hay nói bâng quơ nhưng người nhà không đề phòng...
Hay như vụ Lê Minh Nay (SN 1976, tỉnh Bình Định) dùng cây đánh mẹ ruột cho đến chết. Sau đó, bị bệnh tâm thần, năm 2010 điều trị tại Trung tâm Người tâm thần Hoài Nhơn. Sau đó, gia đình đưa về nhà nuôi và tự điều trị. Nay bỏ nhà đi một thời gian và trở về nhà vào ngày 8-3-2012 gây ra án mạng vào hôm sau.
Trách nhiệm hình sự và dân sự Luật sư Trịnh Bá Thân (Đoàn Luật sư TPHCM) cho biết những người mắc bệnh tâm thần nhưng vẫn còn khả năng nhận thức thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự trước hành vi phạm tội của mình. Khi người mắc bệnh tâm thần bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con của người đó sẽ trở thành người giám hộ đương nhiên. Dù người mắc bệnh tâm thần hay một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự (theo điều 13 Bộ Luật Hình sự) nhưng nếu người giám hộ không chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì phải chịu trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại do người mắc bệnh gây ra. Tài sản dùng để bồi thường thiệt hại là tài sản của người bệnh. Nếu người bệnh không có tài sản hoặc không đủ tài sản thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình (điều 606 Bộ Luật Dân sự).
Theo NLD
Đưa cổ vào cưa máy tự sát Khoảng 9 giờ ngày 30-4, một người đàn ông bất ngờ đến một xưởng cưa gần nhà, bật máy rồi đưa cổ vào, cắt cổ tự sát. Gia đình lo hậu sự cho nạn nhân Phát Nạn nhân là Nguyễn Thanh Phát (SN 1968, ngụ phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Theo thông tin ban đầu, vào thời gian...