Sự thật về rau họ cải giúp giảm nguy cơ ung thư ruột
Các nhà khoa học đã phát hiện ra lý do cải bắp, bông cải xanh và cải xoăn có thể bảo vệ cơ thể khỏi viêm ruột và ung thư ruột kết (ung thư đại trực tràng).
Chúng ta chưa thể thay đổi các yếu tố di truyền làm tăng nguy cơ ung thư nhưng chúng ta có thể giảm thiểu rủi ro mắc bệnh bằng cách áp dụng chế độ ăn thích hợp – SHUTTERSTOCK
Nhóm nghiên cứu tại Viện Francis Crick (Anh) tập trung vào việc làm rõ cách thức rau cải thay đổi lớp lót thành ruột bằng cách nghiên cứu trên chuột và ruột phát triển từ tế bào gốc trong phòng thí nghiệm, theo BBC.
Giống như da, bề mặt của ruột liên tục được tái tạo qua một quá trình mất từ 4 đến 5 ngày. Nhưng sự đổi mới liên tục này cần phải được kiểm soát chặt chẽ, nếu không, có thể dẫn đến ung thư hoặc viêm ruột.
Công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí Immunity cho thấy hóa chất trong các loại rau họ cải là rất quan trọng cho việc đó.
Theo HindustanTimes, nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cụ thể đầu tiên về cách hợp chất indole-3-carbinol (I3C) trong chế độ ăn uống có thể ngăn ngừa viêm ruột kết và ung thư bằng cách kích hoạt một loại protein được gọi là thụ thể aryl hydrocarbon (AhR).
AhR là yếu tố quan trọng trong việc sửa chữa các tế bào biểu mô bị tổn thương. Nếu không có AhR, các tế bào gốc ruột không thể phân thành các tế bào biểu mô đặc biệt hấp thụ các chất dinh dưỡng hoặc tạo ra chất nhầy bảo vệ. Thay vào đó, chúng phân chia không kiểm soát, có thể dẫn đến ung thư trực tràng.
Nhóm nghiên cứu đã xem xét I3C sinh ra khi nhai các loại rau nói trên. Hợp chất I3C được biến đổi bởi a xít dạ dày, đến ruột, nó kích hoạt AhR có thể thay đổi hành vi của tế bào gốc, tái tạo niêm mạc ruột và các tế bào miễn dịch kiểm soát tình trạng viêm.
Nghiên cứu chỉ ra chế độ ăn uống với hàm lượng I3C cao đã bảo vệ những con chuột khỏi bệnh ung thư, cả khi chúng mang gien nguy cơ mắc bệnh cao. Đối với những con chuột bắt đầu bị u, chuyển sang chế độ ăn uống thích hợp cũng đã ngăn chặn sự tiến triển của khối u.
Giáo sư Tim Key (Trung tâm nghiên cứu ung thư Anh) cho biết: “Nghiên cứu sâu hơn sẽ giúp tìm hiểu xem chất trong các loại rau này có tác dụng tương tự ở con người hay không, trong khi đó, chúng ta lại có thêm lý do chính đáng để ăn nhiều rau hơn”.
Trưởng nhóm nghiên cứu Gitta Stockinger phát biểu: “Chúng ta không thể thay đổi các yếu tố di truyền làm tăng nguy cơ ung thư nhưng chúng ta có thể giảm thiểu những rủi ro này bằng cách áp dụng chế độ ăn thích hợp với nhiều rau”.
Video đang HOT
Một số dấu hiệu ung thư ruột: máu trong phân; thay đổi thói quen đi cầu, chẳng hạn như đi vệ sinh thường xuyên hơn; đau bụng, đầy hơi hoặc khó chịu.
Theo thanhnien.vn
Giải đáp 6 thắc mắc về dùng tế bào gốc - phương pháp hứa hẹn chữa được nhiều bệnh nan y
Sử dụng tế bào gốc đang được xem là một trong số những phương pháp kỳ diệu chữa bách bệnh, kể cả ung thư, không chỉ tại Việt Nam mà cả trên thế giới.
Nhưng những gì người ta nói về tế bào gốc có đúng như vậy?
Thời gian vừa qua, phương pháp sử dụng tế bào gốc chữa bệnh đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người bệnh và gia đình nhờ những lời đồn thổi như: Chữa được bách bệnh, lưu trữ trọn đời... Thế nhưng, liệu những thông tin này có thực sự chính xác? Bác sĩ Tô Phước Hải - Chuyên khoa 2 Huyết học - Bệnh Viện Chợ Rẫy, chia sẻ về vấn đề này như sau.
Sử dụng tế bào gốc đang được xem là một trong số những phương pháp kỳ diệu chữa bách bệnh, kể cả ung thư, không chỉ tại Việt Nam mà cả trên thế giới.
1. Tế bào gốc chữa được bách bệnh?
Tế bào gốc la môt dang tê bao đăc biêt co kha năng tư tai tao va biêt hoa thanh nhưng loai tê bao chuyên biêt. Nhờ vậy, tế bào gốc đã được ứng dụng để chữa một số bệnh của cơ quan tạo máu, bệnh di truyền bẩm sinh liên quan đến chuyển hoá và suy giảm miễn dịch, ung thư máu.
Phương pháp sử dụng tế bào gốc có nhiều hứa hẹn dùng để chữa được nhiều bệnh nan y như tiểu đường, liệt do chấn tương tuỷ sống, suy tim do tổn thương cơ tim, một số bệnh ung thư và bệnh lý gen... Tuy nhiên, nếu nói tế bào gốc chữa được bách bệnh thì hoàn toàn không phải.
2. Tế bào gốc chỉ có thể được lấy từ dây rốn?
Tế bào gốc có tiềm năng cao nhất là tế bào gốc phôi thai với khả năng tăng sinh mạnh mẽ và biệt hóa thành tất cả các dòng tế bào của cơ thể. Tế bào gốc tạo máu có mặt tại nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể như tủy xương, máu ngoại vi, máu cuống rốn, bánh nhau... Đặc biệt, máu cuống rốn là nguồn chứa ít tế bào gốc nhưng lại có nhiều tế bào thủy tổ có khả năng tự nhân lên, tự đổi mới và tái sửa chữa hệ thống tạo máu cao.
Tế bào gốc tạo máu có mặt tại nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể như tủy xương, máu ngoại vi, máu cuống rốn, bánh nhau...
3. Muốn chữa bệnh, bắt buộc phải dùng nguồn tế bào gốc tự thân?
Ngày nay, ước tính có 600.000 ngân hàng máu cuống rốn cá nhân và cộng đồng trên toàn cầu, dự trữ hơn 20.000 đơn vị máu cuống rốn phân phối trên toàn thế giới.
Ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn dành cho cá nhân có một số nhược điểm chính như: Số lượng tế bào gốc không cao và không ổn định do thu thập theo yêu cầu bắt buộc, chỉ dùng cho bản thân người lưu giữ hoặc người trong gia đình, tỷ lệ ứng dụng thường khá thấp gây lãng phí công sức và chi phí thu thập, lưu giữ và bảo quản nếu người lưu giữ không có nhu cầu sử dụng.
Ngược lại, ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn dành cho cộng đồng lại khắc phục được các nhược điểm trên. Các mẫu máu cuống rốn sau khi thu thập từ những sản phụ tình nguyện hiến tặng sẽ được chọn lọc ra các đơn vị có chất lượng cao nhất, nhằm đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Ngoài ra, trên thế giới cũng có một loại hình ngân hàng "lai", trong đó kết hợp giữa hình thức lưu giữ cá nhân và lưu trữ cộng đồng để có thể chuyển đổi qua lại mục đích sử dụng.
Bể chứa nitơ lỏng lưu trữ tế bào gốc.
4. Các bệnh nhân Việt phải sang Châu Âu hoặc Mỹ để chữa bệnh bằng tế bào gốc?
Hiện nay, ở khu vực Châu Á đã có nhiều nước có ngân hàng tế bào gốc phục vụ cho cá nhân lẫn cộng đồng. Tại Việt Nam cũng có vài trung tâm có lưu trữ máu cuống rốn, nhưng chỉ định điều trị còn hạn chế.
Trong khu vực có các địa chỉ chữa bệnh tại Thái Lan và Nhật đã điều trị thành công rất nhiều căn bệnh nhờ phương pháp tế bào gốc, như: Điều trị rối loạn cương dương, điều trị mãn kinh, tự kỷ, Alzheimer; bệnh ALS (xơ cứng cột bên teo cơ), mất điều hoà vận động (ataxia), bại não, Parkinson, tổn thương tuỷ sống, đột quỵ, thoái hoá điểm vàng, teo thần kinh thị giác, đau lưng mãn tính, viêm xương khớp, ung thư, tiểu đường, bệnh tim, vô sinh (do lão hoá buồng trứng), suy gan, suy thận...
5. Chữa bệnh bằng phương pháp tế bào gốc vô cùng tốn kém?
Ưu việt là thế nhưng nhược điểm của phương pháp chữa bệnh bằng tế bào gốc nằm ở chi phí. Chi phí của đơn vị máu cuống rốn bao gồm các chi phí liên quan tới vận động, thu thập, xử lý, xét nghiệm, lưu trữ, bảo quản và ứng dụng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng người bệnh phải "bán nhà" mới đủ tiền chữa bệnh. Chi phí chữa các bệnh bằng tế bào gốc tại Thái Lan hiện được cho là hợp lý nhất trong khu vực Châu Á.
Trang thiết bị của 1 trung tâm y tế lưu trữ tế bào gốc.
6. Tế bào gốc có thể được lưu trữ trọn đời?
Thời gian lưu trữ tối đa cho các tế bào gốc máu cuống rốn là không cố định. Về mặt lý thyết, máu cuống rốn đông lạnh có thể được lưu trữ vô thời hạn, bởi các tế bào gốc máu cuống rốn được lưu trữ dưới -1900C, nơi hoạt động sinh học chấm dứt, các loại tế bào khác và tinh trùng đã được lưu trữ trong hơn 50 năm mà vẫn tồn tại và hoạt động tốt khi giải đông.
Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh tế bào gốc được lưu trữ trọn đời. Theo nghiên cứu tại Canada (2015), thời gian lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn là 18 năm. Nghiên cứu của tác giả Karen K. Ballen (2013), tế bào gốc máu cuống rốn có thể lưu trữ trên 20 năm mà không ảnh hưởng tới tế bào gốc vạn năng, toàn năng. Nghiên cứu của tác giả Hal E.Broxmeyer - giáo sư tại Đại học Y khoa Indiana vaof năm 2011, tế bào gốc máu cuống rốn lưu trữ từ 21 - 23,5 năm mà không ảnh hưởng tới tế bào gốc vạn năng, toàn năng và những tế bào mầm.
Nghiên cứu về thời gian lưu trữ dài nhất cho đến nay đã được Broxmeyer công bố vào năm 2011 cho thấy rằng, tế bào gốc được bảo quản từ 21 - 23,5 năm vẫn hoạt động tốt sau giải đông và được ghép như mong đợi. Như vậy, khoảng thời gian tế bào gốc được lưu trữ dài nhất là hiện nay là 23,5 năm.
PGS.TS Phan Toàn Thắng hiện là phó giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore. Là một người say mê với khoa học, PGS.TS Thắng đã phát hiện ra phương pháp ghép tế bào gốc từ dây rốn để chữa lành các vết thương do bỏng, tiểu đường, ghép giác mạc, chống lão hóa và thậm chí cả bệnh ung thư.
Theo PGS.TS Phan Toàn Thắng, tế bào gốc tạo máu dây rốn hiện là nguồn tế bào gốc dùng cho điều trị ung thư, đặc biệt là các bệnh máu ác tính, đạt được kết quả điều trị thành công cao giảm các biến chứng tại Mỹ, các quốc gia công nghiệp phát triển tại Bắc Mỹ, EU và Châu Á có nền y học tiên tiến.
"Các tế bào gốc trung mô chưa được ứng dụng trong điều trị ung thư, nhưng được ứng dụng cùng cấy nghép với các tế bào gốc tạo máu để tăng khả năng ghép thành công và giảm biến chứng thải ghép. Ngoài ra, tế bào gốc trung mô còn được dùng điều trị biến chứng và di chứng sau điều trị ung thư, ví dụ như dùng để tái tạo lại khuyết hổng lớn mất da hay đoạn xương bị loại bỏ trong phẫu thuật loại bỏ khối u tại các mô tạng này", BS Thắng nói.
Theo Helino
Phát hiện con mắc bệnh Kawasaki hiếm gặp sau 5 lần 7 lượt bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh khác Dù hiếm gặp nhưng bệnh kawasaki lại là căn bệnh rất nguy hiểm nên điều quan trọng cha mẹ cần nắm rõ các triệu chứng để phát hiện sớm và điều trị kịp thời trước khi nó ảnh hưởng đến tim. Gần như trong mọi trường hợp trẻ bị mắc bệnh Kawasaki, việc chẩn đoán đều gặp không ít khó khăn. Các bác...