Sự thật về ‘người chết bỏ phiếu’ cho Biden
Việc bố con trong một gia đình trùng tên, trùng địa chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tin đồn vô căn cứ rằng “người đã chết” bầu cho Biden.
Khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đi vào hồi kết, nhiều tin đồn thất thiệt và gây hiểu lầm được lan truyền trên mạng. Một số thông tin đó được Tổng thống Donald Trump và người ủng hộ ông khuếch trương để củng cố cáo buộc “gian lận bầu cử” mà Trump đưa ra.
Rudy Giuliani, luật sư của Trump, khẳng định Biden giành lợi thế ở Pennsylvania nhờ lá phiếu từ những người đã chết. Các nguồn tin tại Nhà Trắng hôm 8/11 nói với Axios rằng Tổng thống Trump lên kế hoạch công bố cáo phó của những “cử tri đã chết” trong các cuộc mít tinh tới đây của ông.
Austen Fletcher, một cựu cầu thủ tự xưng là “ nhà báo mạng”, đăng một video lên Twitter cho hay ông phát hiện tài liệu đăng ký trên website của bang Michigan cho thấy 4 cử tri có năm sinh từ 1900 tới 1902 đã nộp phiếu bầu vắng mặt trước cuộc bầu cử.
“Điều này đã xảy ra trong bao lâu rồi”, Fletcher đặt câu hỏi trong video. Video này sau đó được những người ủng hộ đảng Cộng hòa lan truyền rộng rãi, nhằm củng cố cho cáo buộc có gian lận bầu cử diện rộng. “Tại sao phải để một người Mỹ bình thường phơi bày mức độ sai trái rõ ràng đến thế”, Candace Owens, một nhà bình luận bảo thủ, nói trên tài khoản Twitter có 2,7 triệu người theo dõi của mình.
Tuy nhiên, giới chức bang Michigan nhanh chóng làm rõ thông tin sau cáo buộc của Fletcher, cho biết những “người hơn trăm tuổi” này trên thực tế đều là cử tri hợp pháp, nhưng năm sinh của họ bị hệ thống ghi nhận sai.
Một trong số đó là một bà cụ 74 tuổi sống ở thị trấn Hamlin, Michigan, người lần đầu tiên đề nghị được bỏ phiếu vắng mặt sau nhiều năm không đi bầu cử. Vì người này không có dữ liệu trên hệ thống bầu cử, máy tính của bang thông báo không có thông tin về ngày sinh của bà và tự động gán cho cử tri này ngày sinh mặc định là 01/01/01, tức ngày 1/1/1901, theo Catherine Lewis, thư ký thị trấn Hamlin.
Lewis cho hay bà biết rõ nữ cử tri trên, vì thị trấn vùng nông thôn này chỉ có 3.400 dân. Bà sau đó đã lái xe tới nhà người phụ nữ để chụp ảnh bằng lái xe của cụ bà, để nữ cử tri này có thể bỏ phiếu qua thư, nhưng chưa cập nhật thông tin lên hệ thống trước khi Fletcher đăng video “tố cáo”. “Xin hãy yên tâm, bà ấy là một cử tri hợp pháp”, Lewis cam đoan.
Có những bài đăng trên Twitter cho rằng tại Michigan, có cử tri tên William Bradley sinh năm 1902 và đã qua đời nhưng vẫn được tính phiếu bầu. “Các cử tri của Joe Biden tích cực hơn tôi tưởng tượng. William đã sống dậy từ dưới mồ để ủng hộ cho ứng viên của ông ấy”, một tweet viết và đã bị Twitter gắn nhãn thông tin giả.
Tin đồn này thậm chí được nhiều tài khoản có lượng theo dõi cao chia sẻ lại, trong đó có con trai cả Don Jr của Trump, người cũng trùng tên với cha mình.
Ngay dưới tweet này, tài khoản của chính quyền bang Michigan nhấn mạnh: “Đây là thông tin sai. Phiếu bầu của những cử tri đã qua đời đều bị từ chối ở Michigan, kể cả những cử tri đã bỏ phiếu sớm qua thư và qua đời trước ngày bầu cử”.
Video đang HOT
Người ủng hộ Joe Biden ăn mừng chiến thắng tại Oakland, California, hôm 7/11. Ảnh: AP.
Một trong những người được đề cập ở các bài đăng trên bị nhầm lẫn với người cha đã qua đời của ông ấy. Hai bố con có tên và địa chỉ giống nhau, theo trang kiểm chứng thông tin chính trị Politifact. Giới chức Michigan cho biết phiếu bầu của người con trai đã bị quy nhầm cho người cha trên hệ thống bầu cử chính thức.
Một số cáo buộc khác về “người chết bỏ phiếu” cũng xuất hiện ở Detroit, Virginia, Nevada và Wisconsin. Các cáo buộc này đều xuất phát từ các thành viên trong gia đình trùng họ tên hoặc do lỗi kỹ thuật như cử tri được hướng dẫn nhập ngày sinh giả nếu ban đầu họ không thể tìm thấy dữ liệu đăng ký cử tri của mình trên mạng.
Một tin đồn khác cũng được lan truyền rộng rãi liên quan đếm việc kiểm phiếu ở bang chiến trường Arizona, cho rằng có âm mưu nhằm loại bỏ phiếu bầu ở những khu vực ủng hộ đảng Cộng hòa bằng cách phát bút dạ cho cử tri ở đó điền phiếu bầu.
Trong một video được chia sẻ rộng rãi trên mạng, một người phụ nữ mô tả rằng các máy kiểm phiếu không thể đọc được phiếu bầu sử dụng loại bút này, do đó phiếu sẽ không được tính. Điều này đã dẫn tới tin đồn rằng một lượng lớn phiếu bầu của người ủng hộ Trump bị coi là không hợp lệ.
Một nhóm người biểu tình đã tụ tập ở hạt Maricopa, la hét về thông tin sai lệch trên mạng xã hội liên quan đến việc dùng bút dạ. Tuy nhiên, giới chức hạt Maricopa bác bỏ thông tin trên, khẳng định việc dùng bút dạ không ảnh hưởng đến phiếu bầu.
“Nếu bạn bỏ phiếu bầu trực tiếp, phiếu của bạn sẽ được tính bất kể dùng loại bút gì, kể cả bút dạ”, Tổng thư ký bang Arizona Katie Hobbs xác nhận trên Twitter.
Bà sau đó thêm rằng nếu máy không đọc được phiếu bầu vì lý do nào đó, các nhân viên sẽ kiểm đếm chúng bằng những cách khác.
“Chúng sẽ được kiểm đếm. Hoàn toàn vô lý khi nói đây là một âm mưu nhằm vô hiệu hóa các lá phiếu của cử tri Cộng hòa”, bà Hobbs nói.
Người ủng hộ Trump la hét trước đám đông ủng hộ Biden ở Philadelphia, bang Pennsylvania, hôm 7/11. Ảnh: AP.
Tin đồn thất thiệt về “gian lận bầu cử” cũng lan truyền liên quan đến một biểu đồ kiểm phiếu ở bang Michigan, cho thấy số phiếu của Biden tăng đột biến 130.000 phiếu vào đêm 3/11, nhưng không có phiếu nào cho Trump. Tổng thống Mỹ đã chia sẻ hình ảnh này lên Twitter, bày tỏ nghi ngờ về hành vi gian lận.
Thông thường giới chức bang sẽ kiểm đếm các phiếu bầu theo từng lô một lúc và công bố kết quả ngay sau đó. Tuy nhiên, người dùng mạng xã hội nghi ngờ tại sao Trump không giành được phiếu nào trong lô phiếu này. Câu trả lời đơn giản là do lỗi nhập dữ liệu và lỗi này sau đó đã được sửa.
“Đó đơn giản là lỗi từ một file do bang tạo ra khi chúng tôi nhập dữ liệu vào, bang không thông báo lỗi này và đã đưa ra con số cập nhật”, Decision Desk, trang web theo dõi bầu cử đã tạo ra biểu đồ trên, giải thích. “Điều này có thể xảy ra vào đêm bầu cử và chúng tôi dự kiến những người lập bảng phiếu bầu khác ở Michigan cũng gặp lỗi đó và khắc phục kịp thời như chúng tôi đã làm”.
Twitter đã dán nhãn những bài đăng bày tỏ nghi ngờ về số phiếu ở Michigan, cho hay “một số hoặc toàn bộ nội dung được chia sẻ này này gây tranh cãi và có thể gây hiểu lầm về bầu cử”.
Matt Mackowiak, người đầu tiên đăng bài về “biểu đồ ảo” này và được Trump chia sẻ lại, sau đó đã xóa tweet và xin lỗi, dù hình ảnh trên vẫn lan truyền rộng rãi ở các trang khác.
Văn phòng bầu cử của Michigan không có bình luận về sự khác biệt dữ liệu, nhưng cho biết kết quả ở giai đoạn này là “không chính thức” và không phải là con số cuối cùng.
Một tin đồn khác được những người ủng hộ Trump chia sẻ là bang Wisconsin có nhiều phiếu bầu hơn số cử tri đã đăng ký.
“Wisconsin có nhiều phiếu bầu hơn số người đã đăng ký đi bầu. Tổng số cử tri đăng ký là 3.129.000 người, trong khi tổng số phiếu bầu là 3.239.920. Đây là bằng chứng rõ ràng về gian lận”, một người chia sẻ trên Twitter.
Tuy nhiên, số liệu cử tri đăng ký trên thực tế là số từ năm 2018, trong khi số liệu mới nhất về cử tri đăng ký của bang Wisconsin được cập nhật vào ngày 1/11 là 3.684.726 người. Bài đăng trên đã bị xóa, nhưng người dùng Facebook và Twitter vẫn tiếp tục chia sẻ ảnh chụp màn hình về nó.
Lượng cử tri bỏ phiếu ở Wisconsin năm nay cao hơn đáng kể so với các năm trước. Bang này cũng cho phép cử tri đăng ký bầu cử vào đúng ngày 3/11, có nghĩa là tổng số cử tri đăng ký thậm chí có thể cao hơn con số được báo cáo hiện nay.
Trump hiện vẫn từ chối kết quả mà các hãng truyền thông Mỹ tuyên bố rằng đối thủ Biden đã đắc cử với 290 phiếu đại cử tri. Theo luật sư Giuliani, Tổng thống dự định tiến hành hàng loạt vụ kiện trong tuần tới và ông “có rất nhiều bằng chứng” về hành vi gian lận, cho dù các vụ kiện của ông ở các bang hầu hết đã bị thẩm phán bác bỏ do thiếu chứng cứ.
Cặp vợ chồng có 14 con trai, vui mừng vì sinh con thứ 15 là gái
Một cặp vợ chồng ở Mỹ nổi tiếng nhờ có liên tục 14 cậu con trai. Mới đây, họ vừa sinh đứa con thứ 15 và cũng là cô con gái duy nhất trong nhà. 14 người anh trai rất vui mừng khi có em gái.
Bà Kateri và ông Jay Schwandt đã chào đón đứa con gái đầu tiên sau khi 14 lần sinh toàn con trai - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bà Kateri và ông Jay Schwandt đều 45 tuổi. Cả gia đình đang sống ở bang Michigan (Mỹ). Họ bắt đầu hẹn họ với nhau từ khi cả hai còn học phổ thông, theo The Guardian.
Đến năm 1993, họ kết hôn khi đã đủ 18 tuổi. Sau kết hôn, họ cùng nhau vào đại học và học tại trường Đại học bang Ferris ở thành phố Big Rapids, bang Michigan (Mỹ). Đến khi tốt nghiệp, cả hai đã có với nhau 3 cậu con trai.
Suốt 27 năm qua, bà Kateri đã sinh 14 cậu con trai. Mới đây, cả gia đình đã đón mừng một thành viên mới. Đó là bé gái Maggie Jayne. Cô bé chào đời vào ngày 5.11, nặng 3,4 kg ở Bệnh viện Mercy Health Saint Mary, thành phố Grand Rapids, bang Michigan (Mỹ).
"Chúng tôi rất vui mừng và phấn khích khi có thêm bé Maggie Jayne. Năm nay là một năm đáng nhớ vì có nhiều sự kiện xảy ra nhưng với gia đình chúng tôi, Maggie là món quà tuyệt với nhất có thể mơ đến", ông Jay Schwandt chia sẻ với tờ Detroit Free Press.
14 ông anh trai cũng rất vui mừng khi có em gái. Anh Tyler Schwandt (28 tuổi) là anh cả, cho biết suốt nhiều năm, bố mẹ anh không dám nghĩ là một ngày nào đó sẽ có một đứa con gái trong nhà. Anh Tyler hiện đã đính hôn và sống cách nhà bố mẹ chỉ 20 phút chạy xe.
Gia đình Schwandts nổi tiếng ở thành phố Grand Rapids và cả nước Mỹ. Trong những năm qua, họ nhiều lần xuất hiện trên truyền hình. Ông bà Schwandts còn có hẳn một chương trình truyền hình phát trực tiếp có tên 14 Outdoorsmen. Tuy nhiên, số 14 này có thể sớm phải đổi thành 15.
Một điều đáng khen là dù kết hôn sớm và có nhiều con nhưng bà Kateri và ông Jay đều không ngừng học tập. Sau khi có bằng đại học đầu tiên, họ vẫn tiếp tục học.
Bà Kateri có bằng thạc sĩ ngành công tác xã hội tại Đại học Bang Grand Valley (Mỹ). Ông Jay cũng học thêm ngành luật ở Đại học Western Michigan (Mỹ). Hiện tại, ông là luật sư và chủ một công ty khảo sát đất đai, theo The Guardian.
Các cựu tổng thống Mỹ chúc mừng Biden Cựu tổng thống Clinton tuyên bố "nền dân chủ đã chiến thắng", trong khi Obama cho biết ông "không thể tự hào hơn" sau khi Biden đắc cử. Ngay sau khi truyền thông Mỹ tuyên bố Joe Biden đã thắng Donald Trump và trở thành Tổng thống thứ 46 của nước này, cựu tổng thống Barack Obama, người Biden từng hỗ trợ trong...