Sự thật về hành khách Duy Ngô Nhĩ trên chuyến MH370
Bạn bè và người thân của Maimaitijang Abula, một hành khách Duy Ngô Nhĩ có mặt trên chuyến bay MH370, cho biết người đàn ông này tới Malaysia chỉ để dự một triển lãm nghệ thuật, tờ The Star đưa tin.
Người nhà của Maimaitijang Abula (giữa) rời khỏi khách sạn Lido sau một cuộc gặp mặt với Đại sứ Malaysia tại Bắc Kinh.
Thông tin trên được đưa ra sau các báo cáo rằng cảnh sát đang tập trung điều tra về Maimaitijang Abula.
Trên Weibo, mạng xã hội tương tự Twitter tại Trung Quốc, người sử dụng có nickname @korbanjan đã chia sẻ các bức ảnh về Maimaitijang (35 tuổi), đang nhận giải thưởng Cây dâm bụt tại Hội quán Trung Quốc ở Malaysia, một sự kiện bên lề cuộc triển lãm nghệ thuật.
“Đây là những hình ảnh và thông tin do bạn thân của tôi Maimaitijang Abula chia sẻ trong cuộc trò chuyện nhóm trên mạng vào hôm 4/3. Cầu thánh Allah phù hộ cho anh,” @korbanjan viết.
Một người thân của Maimaitijang hôm 12/3 cho biết gia đình đã cố liên lạc với điện thoại di động của anh nhưng không có kết quả.
“Chúng tôi đã gọi vào cả hai số điện thoại từ hôm 8/3″, người này nói.
Anh trai và vợ của Maimaitijang là hai trong người đã tới khách sạn Lido, nơi gia đình của các hành khách người Trung Quốc tập trung để ngóng tin người thân. Họ vẫn chưa quyết định có bay tới Kuala Lumpur hay không.
Theo các báo của của truyền thông Trung Quốc, Maimaitijang tới từ Qeshqer, Tân Cương và là một thành viên của Hiệp hội Nghệ sĩ Tân Cương. Anh đã học tiến sĩ tại một trường đại học ở Anh và hiện làm giảng viên tại một trường đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Duy Ngô Nhĩ là một tộc người Thổ sinh sống tại Khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc.
Các phần tử ly khai tới từ dân tộc này đã bị cáo buộc thực hiện vụ tấn công bằng dao khiến ít nhất 29 người thiệt mạng tại nhà ga Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc hôm 1/3.
Video đang HOT
Sầm Hoa
Theo_VietNamNet
Vụ máy bay Malaysia: Vở kịch sắp hạ màn?
Một máy bay chở 239 hành khách mất tích mà có nhiều thông tin phục vụ cho tìm kiếm, cứu nạn bị dấu diếm thì chứng tỏ...tính an ninh là rất lớn.
Tai nạn do thiên nhiên gây ra như động đất sóng thần, bão tố hoặc do con người gây ra như rơi máy bay, chìm tàu, hải tặc...luôn luôn thường trực xảy ra với bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt những quốc gia có biển. Bởi vậy, tìm kiếm cứu nạn trước những hậu quả thảm khốc xảy ra đó vừa thể hiện năng lực của quốc gia, đồng thời thể hiện tính nhân ái, tinh thần trách nhiệm với đồng loại.
Vụ máy bay của Malaysia mất tích được coi như gần vùng biển Việt Nam đã được các quốc gia khu vực đã thể hiện hết vai trò, khả năng, tinh thần quốc tế vì con người trong đó có Việt Nam đóng vai trò quan trọng.
Tuy nhiên, qua tìm kiếm cứu nạn để muốn phô trương sức mạnh với các nước trong khu vực thì hơi bị thái quá và không hợp với logic của nhân nghĩa.
Bạn sẽ làm gì khi có một vụ máy bay rơi trên biển? Bạn sẽ đưa ngay 2 khu trục hạm tên lửa và tàu đổ bộ cỡ lớn trên đó có lính thủy đánh bộ? Phải chăng chiếc máy bay bị quân trên đảo Trường Sa bắt cóc?...Hay là bạn sử dụng những phương tiện chuyên về tìm kiếm và cứu nạn?
Tìm kiếm cứu nạn là trách nhiệm, là tình người với nhau trước hoạn nạn thì xin đừng có lợi dụng nó, lợi dụng trên sự chết chóc của đồng loại. Chẳng làm được gì đâu, Việt Nam đã rất cảnh giác khi Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN nhắc nhở: "...tạo điều kiện cho quốc tế vào vùng biển ta nhưng không quên nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền".
Đã bước sang ngày thứ 6 tìm kiếm nhưng vô vọng, không một dấu tích trên khu vực được cho là mất tích. Vậy thì theo logic, đương nhiên điều đó lại mang tính khẳng định là chiếc máy bay MH370 của Malaysia là "không mất tích".
Đại sứ Malaysia Iskandar Sarudin nói rằng quân đội Malaysia từng phát hiện một máy bay lang thang cách xa đường bay sau thời điểm mất tích.
Nút thắt đã mở...
Hôm qua, Nhật báo tài chính Mỹ, The Wall Street Journal số ra ngày (13/03/2014) cho biết, giới điều tra Mỹ nêu ra khả năng chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines tiếp tục bay thêm 4 tiếng đồng hồ sau khi biến mất khỏi màn hình. Sở dĩ các nhà điều tra đưa ra giả thuyết này vì động cơ Rolls Royce của máy bay Boeing 777 được gắn thiết bị tự động phát thông tin trực tiếp, độc lập với hệ thống liên lạc phát - đáp trong khoang máy bay.
Do vậy, nếu hệ thống liên lạc trong khoang máy bay bị cố tình cắt, thì hệ thống truyền tin từ động cơ máy bay vẫn hoạt động và giúp giải đáp được những bí ẩn về chiếc máy bay này. Malaysia lập tức bác bỏ tin này.
>> Nhóm khủng bố đánh bom giày "không tặc" máy bay Malaysia?
Tin của các nhà điều tra Mỹ theo tôi là rất chính xác, ít nhất là về cơ chế, nguyên tắc hoạt động.
Một chiếc tàu hành trình trên biển thôi nhưng luôn luôn tồn tại 2 quyển nhật ký gồm Nhật ký hàng hải (do Thuyền phó Hàng hải trực tiếp ghi thời gian, vị trí dự tính, hướng đi, vận tốc, sóng, gió cấp mấy, dòng chảy, thủy triều lên xuống...cứ 30-45 phút một lần) và Nhật ký máy tàu (do Máy trưởng ghi tốc độ vòng quay, thời gian, các sự cố...). Vậy thì một chiếc máy bay hiện đại như Boeing 777 tồn tại "Nhật ký máy" bằng cách như trên là đơn giản. Malaysia bác bỏ tin này là thiếu sức thuyết phục.
Nếu đây là sự thật (và chắc chắn là sự thật) thì bức màn bí ẩn đã hé mở. Máy bay MH370 sau khi biến mất khỏi màn hình thì bay tiếp 4 tiếng nữa. Vậy nó bay đi đâu, hướng nào, mục đích là gì và bây giờ ra sao...là những câu hỏi không khó.
Rõ ràng là khi không còn thông tin, liên lạc gì với mặt đất nhưng máy bay vẫn tiếp tục hành trình thì được coi như máy bay bị bắt cóc phải hành trình theo điều khiển của bọn bắt cóc hoặc máy bay được coi như hoạt động gián điệp.
Nếu như máy bay được coi là hoạt động gián điệp thì bắt đầu tại điểm được cho là mất tích cách vùng biển Việt Nam 130 km thì MH370 sẽ bay theo hướng nào? Bay vào không phận Việt Nam thì sẽ bị bắn hạ ngay.
Đây là điều vô lý vì đường nào nó cũng được quyền bay vào không phận Việt Nam để đến Bắc Kinh, do đó, máy bay MH370 chuyển hướng bay trở lại (như thông tin từ Malaysia và radar quân sự Malaysia ghi nhận được dấu hiệu tại eo biển Malacca) là hợp lý, chắc chắn xảy ra.
Vậy máy bay MH370 không phải hoạt động giàn điệp và vấn đề đặt ra là tại sao MH370 bay trở lại Malaysia, chúng nhằm mục đích gì?
Thông thường trước một vụ mất tích, tai nạn máy bay bao giờ những thông tin phục vụ cho tìm kiếm cứu nạn là phải chính xác, kịp thời cho cơ quan tìm kiếm cứu nạn, nhưng trong vụ này người ta thấy thông tin bị "gây nhiễu" lung tung, thậm chí bị dấu diếm. Máy bay MH370 bị bắt cóc tống tiền?
Gây "nhiễu" thông tin, dấu diếm thông tin phục vụ cho tìm kiếm...đã khiến cho dư luận hồ nghi tính chính trị, tính an ninh quá lớn trong vụ này. Vì thế có hai giả thiết hoặc chính xác hơn là hai giả tưởng "tày trời" như trong phim, có thể xảy ra:
Một là máy bay MH370 bị lực lượng phòng không, không quân Malaysia bắn hạ, rơi tại eo biển Malacca.
Máy bay MH370 được "tổ lái tiếp tay" bay trở lại đe dọa Malaysia vấn đề gì đó để tống tiền (Malaysia đang điều tra nợ nần của tổ lái), sau vài tiếng đồng hồ không thể thỏa thuận, Malaysia quyết định bắn hạ và chúng đã rơi tại eo biển Malacca. Và, để "thu dọn chiến trường", xóa dấu tích và đánh lạc hướng tìm kiếm, Malaysia đã "tạo điều kiện" cung cấp thông tin cho Việt Nam, Trung Quốc...tha hồ lùng sục trên biển Việt Nam, trong khi đó, họ thì chuyển sang tìm kiếm tại eo biển Malacca.
Việc Hoa Kỳ xác định là vệ tinh do thám của Mỹ không phát hiện bất cứ một vụ nổ nào trên không vào thời điểm ngày 08/03/2014...nếu như tuyên bố đó là sự thật và độ chính xác của vệ tinh Mỹ là rất cao 100% thì giả thiết này đương nhiên bị loại bỏ.
Tuy nhiên, tại sao các nhà điều tra Mỹ chờ đến 5 ngày sau mới đưa "nhật ký động cơ tự động" ra công luận và tuyên bố của họ từ vệ tinh do thám có thật hay không...lại thuộc về mối quan hệ chính trị giữa 2 quốc gia Malaysia và Mỹ. Vì thế giả thiết này chưa thể bác bỏ được.
Hai là Malaysia và nhóm bắt cóc máy bay MH370 đã thỏa thuận được vấn đề và sau đó nó được hạ cánh an toàn một nơi bí mật nào đó mà theo tôi không ngoài Malaysia.
Đây là giả thiết giả tưởng mà có cơ sở dễ xảy ra nhất hiện nay.
Làm gì có chuyện cung cấp thông tin để cứu người mà "có những điều tôi không thể nói ra với các bạn" như quan chức Malaysia từng tuyên bố? Phải chăng đó là những thông tin nhạy cảm ảnh hưởng đến chính trị, an ninh quốc gia mà nó còn cao hơn cả tính mạng 239 con người? Chắc là vậy.
Từ vụ việc này, lần đầu tiên Việt Nam đã tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn quốc tế, dù rằng trên vùng biển của mình, thế giới và hơn ai hết Malaysia đã thấy được cái tâm, cái nhân nghĩa của Việt Nam thấy bạn gặp nạn là bất kể ở đâu, khi nào đề sẵn sàng.
Việt Nam mong muốn và yêu cầu đừng ai lợi dụng hoạt động nhân nghĩa để trục lợi.
Trục lợi trên nỗi đau khổ của người khác, của đồng loại, là hành động bất nhân.
Theo Báo Đất việt
Malaysia nhờ Việt Nam sang tìm máy bay mất tích Hôm nay, Việt Nam vẫn tiếp tục tìm kiếm máy bay mất tích quanh khu vực DK1. Bên cạnh đó, Malaysia cũng nhờ Việt Nam đưa phương tiện sang tìm máy bay mất tích. Hôm nay là ngày thứ 7 tìm kiếm máy bay Malaysia bị mất tích. Trước đó, trong ngày hôm qua (13/3), Việt Nam vẫn tiếp tục tìm kiếm máy...