Sự thật về cuộc sống du học qua lời kể của du học sinh
Bạn từng tưởng tượng cuộc sống du học là một bức tranh màu hồng… nhưng những tưởng tượng đó chỉ là 1 phần nhỏ của sự thật, bạn sẽ có cái nhìn trọn vẹn hơn về cuộc sống du học sau bài viết này…
Anh Lê Tiến Đạt – Tiến sĩ ngành Quản trị doanh nghiệp tại trường Đại học Swinburne (Úc)
Anh Lê Tiến Đạt – Tiến sĩ ngành Quản trị Doanh nghiệp tại trường Đại học Swinburne (Úc) – hiện đang công tác tại Hà Nội đã có những sẻ chia rất chân thành về cuộc sống du học.
Theo lời anh Đạt, ngay sau khi nhận được học bổng toàn phần để làm luận án Tiến sĩ tại Úc, anh không mất quá nhiều thời gian để lựa chọn Đại học Swinburne (Úc). Bởi theo những gì anh được biết, đây là trường đại học danh tiếng nằm trong Top 400 trường đại học tốt nhất thế giới, Top 10 trường đại học hàng đầu Úc với bề dày lịch sử hơn 100 năm. Chưa kể, Swinburne là đơn vị tài trợ cho chương trình Đường lên đỉnh Olympia của Việt Nam từ những mùa đầu tiên.
“Nền giáo dục Úc thực sự rất chuyên nghiệp, người Úc thân thiện, cà phê Úc ngon, thế nhưng có những góc khuất của cuộc sống du học sinh thì chỉ trải qua rồi tôi mới thấm thía. Bởi thế, tôi hy vọng những câu chuyện sẻ chia của tôi sẽ giúp những bạn trẻ đang mong muốn trải nghiệm môi trường giáo dục quốc tế có sự chuẩn bị sẵn sàng, và đặc biệt có thêm những sự chọn lựa cho những dự định tương lai”, anh Đạt mở đầu câu chuyện.
Trường đại học Swinburne – nơi anh Lê Tiến Đạt theo học là ngôi trường khá danh tiếng của Úc
“Cú sốc 6 tháng” và 4 lý do khiến không ít người phải trở về nước khi còn dang dở…
Tôi vẫn còn nhớ rõ ngày đầu tiên háo hức đặt chân tới Úc, đón tôi ở sân bay, Giáo sư vô cùng đáng kính của tôi – Giáo sư Christopher đã nói với tôi 1 điều mà khi ấy, tôi thực sự có đôi chút khó hiểu: “Nếu một nghiên cứu sinh Úc cố gắng 1, thì em phải cố gắng 10″. Trải qua 4 năm du học, tôi mới thấm thía câu nói của người thầy, người cha, người sếp đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian ở Úc này. Đó là những nỗi nhọc nhằn vất vả, cả về tinh thần lẫn vật chất – những điều mà ít khi trung tâm tư vấn nói với bạn.
Bất kể du học sinh nào cũng đối diện với những cú sốc, mà dân du học chúng tôi hay gọi đùa là “cú sốc sau 6 tháng”. Đầu tiên, đó là nhớ nhà. Sau những háo hức khám phá miền đất mới qua đi, thì cảm giác bơ vơ, lạc lõng, thèm được nghe tiếng người thân, thèm những món ăn quen… mới trỗi dậy. Những giây phút mệt mỏi, áp lực cả về vật chất và tinh thần… thì chỉ một “mùi quê hương” thôi cũng đủ để mình muốn òa lên nức nở rồi. Đặc biệt là dịp Tết, những người yếu lòng không tránh khỏi những lúc rơi nước mắt vì nhớ nhà.
Video đang HOT
Theo anh Đạt, nỗi nhớ nhà và áp lực từ việc học là những khó khăn mà mỗi du học sinh đều phải trải qua
Sau nỗi nhớ xa nhà ấy, bạn phải đương đầu với áp lực học hành khủng khiếp. Nhiều người nghĩ, việc học ở nước ngoài sẽ bớt căng thẳng hơn nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại: Để học tốt bạn phải nỗ lực hơn rất nhiều. Tôi có những giai đoạn triền miên chỉ được ngủ 2 tiếng/ngày, thậm chí, học đến phát ốm là có thật.
Còn một khó khăn nữa mà tôi nghĩ mọi du học sinh phải đối mặt và quản lý tốt, đó là câu chuyện vật chất, tiền bạc. Dù có học bổng toàn phần, có lương khi làm trợ lý cho giáo sư nhưng có những lúc tôi vẫn gặp cảnh “dở khóc dở cười” vì thiếu thốn. Mà đi du học thì hầu như cậu trai, cô gái nào cũng mang cho mình tính tự lập, vì thế, việc vay mượn tiền với chúng tôi là điều “cấm kỵ”. Chưa kể, ai cũng phải chuẩn bị cho mình tâm lý “quản trị rủi ro” thật tốt vì một mình nơi xứ người, có “biến” xảy ra thì phải có một khoản dự trù.
Cũng bởi áp lực ấy mà nhiều du học sinh phải đi hái nấm, làm ở trang trại cực nhọc vất vả. Có bạn bị tai nạn lao động gãy chân, gãy tay. Rồi có những bạn ham kiếm tiền mà lơ là, dang dở việc học. Có bạn thì không kiểm soát được bản thân, sa đà vào cuộc sống buông thả…
Sự khác biệt về văn hóa cũng là điều mà người trẻ cần chuẩn bị khi trở thành du học sinh
Sự khác biệt về lối sống, văn hóa cũng là một trong những khó khăn mà bạn không thể tránh khỏi bên xứ người. Những năm tháng đầu tiên mới sang, việc phải đối mặt với những cú sốc văn hóa từ sự khác biệt về lối sống cũng là một điều mà người trẻ cần phải chuẩn bị thật tốt. Ngôn ngữ chưa quá “chuẩn Úc” có thể làm mình chút ngại ngùng khi “chém gió”, cách nhìn cuộc sống từ “500 anh em mình là một gia đình” khi ở nhà sẽ khác với phong cách “không xen vào chuyện cá nhân và hạn chế chia sẻ tâm tư” khi ở xứ người.
Sau những áp lực ấy, có người không vượt qua nổi dẫn tới stress, trầm cảm, thậm chí trở về nước khi mà mọi thứ còn đang dang dở. Nhưng nếu vững vàng vượt qua, chiến thắng bản thân và nghịch cảnh trong giai đoạn này có nghĩa là bạn đã đặt 1 chân tới đích rồi.
4 năm công tác trong lĩnh vực giáo dục, anh Đạt kỳ vọng rất lớn vào thế hệ sinh viên kế cận
Theo anh Đạt, sinh viên hiện nay rất tuyệt vời. Đặc biệt tại nhiều trường quốc tế, các bạn năng động, tiếng Anh giỏi và đặc biệt giao tiếp xã hội rất tốt
Có nên đi du học nước ngoài không? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ, câu trả lời sẽ phụ thuộc vào lựa chọn của mỗi người. Như đại dịch covid-19 vừa qua, có du học sinh chọn cách ở lại, trong khi đó, rất nhiều du học sinh và cả gia đình chọn cách trở về Việt Nam để phòng và chữa bệnh. Điều đó cũng giống như việc bạn lựa chọn: Du học nước ngoài hay học tại Việt Nam vậy.
Với kinh nghiệm của 1 du học sinh, tôi cho rằng, nếu bạn thích trải nghiệm một môi trường hoàn toàn mới, ham thích khám phá bản thân… thì cứ mạnh dạn bước ra thế giới. Nhưng hãy nhớ chuẩn bị cho mình một hành trang thật vững chắc cả về tinh thần lẫn vật chất. Còn nếu bạn muốn trải nghiệm môi trường giáo dục nước ngoài mà không phải trải qua “cú sốc 6 tháng”, thì học tại các trường đại học quốc tế tại Việt Nam là một sự lựa chọn an toàn.
Quang Vũ
4 lộ trình du học cho học sinh, sinh viên mùa Covid-19
Đại học RMIT Việt Nam cung cấp bốn lộ trình du học tại chỗ và chuyển đổi tín chỉ linh hoạt phù hợp với nhu cầu thực tiễn từng cá nhân.
Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng đến sinh viên về nước tránh dịch. Nhiều bạn bảo lưu kết quả, song phải đối mặt với thực tế chậm chương trình, ra trường muộn. Dịch bệnh cũng đang tạm khép cánh cửa du học năm nay của nhiều học sinh lớp 12 vì không kịp nộp đủ hồ sơ cho trường trước kỳ nhập học mùa Thu, chưa kể lệnh cấm bay và đóng cửa biên giới làm chậm việc xin visa. Trước thực tế đó, Đại học RMIT Việt Nam giới thiệu chương trình "Giải cứu kế hoạch du học" dành cho du học sinh RMIT Melbourne (Australia) lẫn du học sinh từ các trường đại học trên thế giới về nước tránh dịch, cũng như học sinh lớp 12 trong nước muốn du học các ngôi trường hàng đầu.
Đại học RMIT Việt Nam giới thiệu chương trình "Giải cứu kế hoạch du học".
Du học sinh về nước học hoàn toàn tại RMIT Việt Nam
Du học sinh về nước có thể chuyển đổi tín chỉ từ trường đại học nước ngoài để tiếp tục học tập tại RMIT Việt Nam. Với chương trình học chuẩn quốc tế, du học sinh có thể được miễn giảm hàng loạt tín chỉ và môn học, bắt đầu học online theo múi giờ Việt Nam ngay bây giờ và đến trường cùng thầy cô sau một, hai tháng nữa. So với du học, đại diện RMIT cho biết, lộ trình này giúp tiết kiệm đến 2/3 học phí và sinh hoạt phí mỗi kỳ, mà vẫn nhận được tấm bằng cử nhân có giá trị toàn cầu từ RMIT Melbourne.
Du học sinh học bán thời gian tại RMIT
Du học sinh về nước có thể học tập tại RMIT Việt Nam một thời gian và chuyển đổi tín chỉ quay lại trường đại học ban đầu vào thời điểm thích hợp. RMIT sẽ hỗ trợ cung cấp mô tả môn học chi tiết, giúp bạn có đầy đủ thông tin để xác nhận số tín chỉ được miễn khi quay lại trường đại học ban đầu, đạt mục tiêu tốt nghiệp đúng hạn. Lộ trình này thích hợp với du học sinh muốn tiết kiệm ngân sách cho cha mẹ thời dịch, trải nghiệm cuộc sống sinh viên trong nước, cũng như tạo bước đệm thích nghi nếu có ý định trở về Việt Nam làm việc sau khi tốt nghiệp.
Sinh viên RMIT Việt Nam đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Chương trình du học trao đổi cho học sinh cuối cấp
Với học sinh lớp 12 đang bị trì hoãn kế hoạch du học, RMIT Việt Nam mang đến hai lộ trình. Đầu tiên là làm tân sinh viên năm đầu tại RMIT Việt Nam, sau đó tham gia chương trình du học trao đổi và chuyển tiếp tới RMIT Melbourne (Australia) hoặc hơn 200 đại học đối tác khác của trường trên toàn cầu như ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore), ĐH Birmingham (Anh), ĐH Bentley (Mỹ), ĐH Tokyo (Nhật Bản)... Ngoài ra, bạn có cơ hội nhận các suất học bổng trị giá 25% đến 100% ngay khi nộp hồ sơ vào RMIT Việt Nam và giữ nguyên mức học phí hiện hành khi du học trao đổi ra nước ngoài, tiết kiệm đáng kể thời gian và ngân sách mà vẫn nhận tấm bằng cử nhân quốc tế.
Chương trình học chuyển đổi tín chỉ cho học sinh cuối cấp
Nếu ngôi trường mong muốn không nằm trong danh sách hơn 200 đại học đối tác toàn cầu của RMIT Việt Nam, học sinh, sinh viên có thể khởi động trước tại RMIT Việt Nam, đợi dịch bệnh kết thúc rồi chuyển đổi tín chỉ sang một trường đại học nước ngoài khác theo mong muốn. RMIT sẽ hỗ trợ sinh viên liên hệ với các trường đại học để tìm hiểu số lượng tín chỉ được miễn.
"Thay vì 'gap year' bất đắc dĩ, những lộ trình này đảm bảo kế hoạch du học của học sinh, sinh viên không bị dịch bệnh làm gián đoạn, mà còn tối ưu chi phí giảm áp lực tài chính cho phụ huynh", bà Jan Clohessy, Giám đốc tuyển sinh khu vực ASEAN, RMIT Việt Nam cho hay.
Hệ thống đào tạo quốc tế của RMIT có tính đồng bộ hoá cao với toàn cầu.
Đại diện RMIT Việt Nam cho biết thêm, trường có thể lên bốn lộ trình phù hợp với nhu cầu từng cá nhân nhờ mạng lưới liên kết đối tác rộng lớn hơn 200 trường đại học trên toàn cầu được gây dựng qua 133 năm thành lập. Hệ thống đào tạo quốc tế của RMIT có tính đồng bộ hoá cao với toàn cầu, cho phép sinh viên chuyển đổi tín chỉ và công nhận bằng cấp giữa các cơ sở giáo dục khác nhau, từ các trường đại học khác trên thế giới sang RMIT và ngược lại.
Thế Đan
Nhiều phụ huynh chọn giải pháp an toàn thay kế hoạch cho con du học vì đại dịch Covid-19 Những năm gần đây, việc đi du học tại các quốc gia phát triển ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên trong diễn biến ngày càng phức tạp của Covid-19, các bậc phụ huynh buộc phải lựa chọn phương thức học tập an toàn hơn cho con, em của mình. Các chương trình liên kết quốc tế đang được các trường đại...