Sự thật về các loại nước giải khát vitamin
Các loại nước vitamin không phải là nước quả tươi mà là loại nước được pha trộn với nhiều hương liệu khác nhau dễ khiến người uống yêu thích nó. Tuy được quảng cáo với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng sự thật là hàm lượng đường cao trong loại thức uống này sẽ là nguy cơ gây nhiều bệnh tật.
Tất nhiên, uống một chai nước vitamin không có hại cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, việc tiêu thụ thường xuyên thì không nên.
Nước vitamin là gì?
Nước vitamin là một loại đồ uống bổ sung vitamin và khoáng chất được quảng cáo trên thị trường với các tác dụng cải thiện tình trạng mất nước, thiếu năng lượng và mệt mỏi về tinh thần của con người.
Nước vitamin không có chứa nước quả tươi mà được pha trộn với rất nhiều loại hương vị phù hợp với sở thích của từng người như là vị chanh, vị trà xanh, vị cam, vị nho, vị việt quất, vị lựu… Các vị này đều được tổng hợp hóa học.
Nước vitamin “zero”
Các công ty sản xuất nước uống vitamin cũng cho ra đời một dòng sản phẩm không chứa đường gọi là nước vitamin “zero”. Loại nước này được làm ngọt từ chiết xuất lá cây cỏ ngọt (stevia leaf extract) hoặc đường hóa học erythritol thay vì sử dụng đường mía.
Erythritol là một loại đường rượu, nó có vị ngọt tương tự đường mía nhưng có chỉ số năng lượng bằng 0. Những loại chất làm ngọt này có thể gây một số tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như tiêu chảy, đầy bụng khi tiêu thụ với số lượng lớn.
Nếu bạn bị mẫn cảm với đường rượu hay bị một căn bệnh mãn tính đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng nước vitamin “zero” chứa erythritol.
Lượng đường trong nước vitamin
Một thìa cà phê đường tương đương với 4 gram đường. Theo các thông tin trên sản phẩm, tất cả các sản phẩm nước vitamin ngoại trừ sản phẩm “zero” đều có chứa từ 31-32 gram đường, tương đương với 7 thìa cà phê đường trong mỗi bình nước.
Để hình dung, một lon Coca hơn 350 ml có chứa khoảng 39 gram đường tức là vào khoảng 9 thìa cà phê đường. Lượng đường có trong nước vitamin thậm chí còn nhiều hơn khi so sánh giữa Coca và các loại soda khác so với nước thông thường. Do vậy, nếu bạn uống nhiều chai nước vitamin một ngày, lượng đường bạn nạp vào cơ thể có thể vượt quá giới hạn cho phép.
Video đang HOT
Nước vitamin cũng có chứa đường fructose dạng tinh thể được bào chế từ ngô và gần như là 100% fructose. Hàm lượng đường fructose trong nước vitamin cao hơn hẳn so với sirô ngô fructose. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ quá nhiều các loại nước ngọt chứa hàm lượng fructose cao có thể làm gia tăng nguy cơ béo phì và mắc các bệnh tim mạch. Theo các kết quả của nhiều nghiên cứu gần đây, sử dụng nhiều đồ uống có đường có thể làm tăng nguy cơ:
Tiểu đường type 2Béo phìBệnh tim mạchBệnh goutSâu răngCác hội chứng rối loạn chuyển hóa
Thành phần vitamin trong nước uống vitamin
Hầu hết các loại nước vitamin đều được bổ sung vitamin nhóm B và vitamin C. Một vài loại có chứa vitamin E. Tất cả các loại vitamin này đều quan trọng đối với cơ thể nhưng cách tốt nhất để bổ sung vitamin vẫn là từ thực phẩm toàn phần (whole foods) chứ không phải đồ uống có đường. Bạn có thể bổ sung đủ nhu cầu vitamin cần thiết nếu tuân theo một chế độ dinh dưỡng có đủ:
Trái câyRau xanhThịt nạcCác loại hạt nguyên cám
Thành phần caffeine trong nước vitamin
Một số loại nước vitamin bù đắp năng lượng cho cơ thể có chứa thành phần caffeine. Caffeine là một chất kích thích có tác dụng tăng khả năng tập trung. Nó cũng có tác dụng tăng cường chuyển hóa và cải thiện tâm trạng. Các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi tiêu thụ caffeine bao gồm:
Đau đầuRun rẩyLo lắngMệt mỏiTim đập nhanh
Càng tiêu thụ nhiều caffeine, nguy cơ gặp phải tác dụng phụ càng cao. Một số người bị mẫn cảm dù chỉ với một lượng nhỏ caffeine. Nếu bạn bị dị ứng hay mắc phải một bệnh nào đó khi tiếp xúc với caffeine như rối loạn nhịp tim, hãy kiểm tra kỹ nhãn sản phẩm trước khi mua để đảm bảo sản phẩm đó không có chứa caffeine.
Các chất điện giải trong nước vitamin
Chất điện giải là các muối khoáng trong dịch cơ thể tồn tại ở dạng ion mang điện tích bao gồm:
KaliMagieNatriCanxi
Các chất điện giải là các thành phần vô cùng quan trọng đối với hoạt động của hệ thần kinh, cơ và não bộ.
Chất điện giải của cơ thể thường bị mất đi qua đường mồ hôi. Nhiều người khi bị kiệt sức thường sử dụng các loại đồ uống chứa điện giải. Tuy nhiên, bạn không cần thiết phải uống những loại đồ uống này mỗi khi ra mồ hôi. Các đồ uống chứa chất điện giải được khuyến cáo chỉ nên sử dụng nếu hoạt động nặng kéo dài trên 30 phút.
Một số loại nước vitamin có chứa kali và magie, nhưng không phải là trong cùng một loại đồ uống. Theo Hiệp hội thể dục Hoa Kỳ, natri là thành phần điện giải quan trọng nhất.
Nhiều người cho rằng tình trạng đau cơ là do giảm kali, tuy nhiên khả năng cao là do giảm nồng độ natri. Ngoài ra, nồng độ natri thấp có thể dẫn tới hạ natri máu. Đây là tình trạng khi cơ thể có quá nhiều nước nhưng lại không đủ natri cần phải được cấp cứu ngay.
Tuy có thể giúp bạn giải được cơn khát nhưng nước vitamin không có chứa các thành phần chất khoáng một cách cân bằng, hợp lý để bổ sung sau luyện tập cường độ cao.
Uống một chai nước vitamin không có hại cho sức khỏe của bạn. Nó cũng sẽ không phá hoại lối sống lành mạnh của bạn. Tuy nhiên, việc tiêu thụ thường xuyên lại có thể không tốt bởi hàm lượng đường cao trong loại thức uống này đã đưa nước vitamin ra khỏi danh sách các loại đồ uống thực sự tốt cho sức khỏe.
Nước uống vitamin đơn giản chỉ là một loại nước ngọt được thêm một số vitamin và chất điều vị. Nước vitamin “zero” là sự lựa chọn tốt hơn bởi nó không chứa đường, tuy nhiên uống nước tinh khiết vẫn luôn là tốt nhất. Do vậy, nếu bạn không quá hứng thú với các loại nước khoáng thông thường, hãy thêm một chút trái cây tươi như chanh tươi, cam hay dâu.
Ts.Bs. Trương Hồng Sơn
Theo Sức khỏe và đời sống
Những lầm tưởng của mẹ về nuôi con khỏe mạnh
Nhiều mẹ nghĩ rằng trẻ vui chơi hoạt bát là khỏe mạnh; bổ sung vitamin và khoáng chất quan trọng hơn protein; sau 6 tuổi thì không cần uống sữa...
FrieslandCampina Việt Nam vừa thực hiện khảo sát online với sự tham gia của hơn 1.000 bà mẹ có con trên 2 tuổi. Kết quả tiết lộ nhiều lầm tưởng của các mẹ trong hành trình nuôi dưỡng và phát triển thể chất cho con.
Trẻ vui chơi hoạt bát là khỏe mạnh
Với câu hỏi "Mẹ nghĩ bé khoẻ mạnh trông sẽ thế nào?", 83% mẹ cho rằng trẻ phải "vui chơi hoạt bát"; chỉ 40% trả lời "cơ chắc, xương khoẻ". Song theo bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thị Quỳnh Nga, cơ - xương mới là yếu tố cần được quan tâm hơn cả.
"Cơ chắc, xương khoẻ là yếu tố hàng đầu để trẻ phát triển khỏe mạnh về thể chất, bắt kịp đà tăng trưởng trong những năm tháng đầu đời. Xây dựng nền tảng cơ chắc xương khỏe là tiền đề tạo ra thế hệ người Việt cao lớn, khoẻ mạnh", bác sĩ Quỳnh Nga cho biết.
"Cơ chắc xương khỏe" giúp trẻ xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Bổ sung vitamin và khoáng chất quan trọng hơn protein
Có 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu đối với con người, đó là protein (đạm), bột đường, béo, vi chất (vitamin và khoáng chất). 66% mẹ cho rằng vitamin và khoáng chất quan trọng hơn tất cả; 18% nghĩ đó là canxi. Tỷ lệ chọn protein khá thấp, chỉ 12%, song đây mới là đáp án đúng.
Theo Tiến sĩ Bảo Khanh - Nguyên trưởng khoa dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, protein là chất kiến tạo lên các cấu trúc, tổ chức trong cơ thể và chức năng tế bào, đặc biệt là hệ cơ xương. Protein giúp cơ thể lớn lên, chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, duy trì các hoạt động chuyển hoá, phát triển cả về trí tuệ lẫn tầm vóc. Protein cung la nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thê (1g protein cung cấp 4 Kcal).
"Trẻ muốn tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh, cần phải đap ưng đu nhu câu chât protein", bác sĩ Khanh nhấn mạnh. Tuy nhiên, bác sĩ cũng lưu ý bổ sung đủ protein theo nhu cầu lứa tuổi, chế độ dinh dưỡng thiếu hay dư thừa protein đều không tốt cho trẻ.
Sau 6 tuổi thì không cần uống sữa
Sữa là một trong những thực phẩm cung cấp protein dồi dào cho trẻ nhỏ. Sau 2 tuổi, cha mẹ thường bổ sung thêm các loại protein sữa bò để đáp ứng đủ nhu cầu của bé. Tuy nhiên, sau 6 tuổi, hầu như cha mẹ bỏ bẵng thói quen cho con uống sữa mỗi ngày.
Viện Dinh dưỡng Quốc gia và FrieslandCampina Việt Nam đã thực hiện khảo sát "Tình hình dinh dưỡng trẻ em khu vực Đông Nam Á (SEANUTS)" từ 2011 đến 2017 trên 2.800 trẻ dưới 11 tuổi. Kết quả cho thấy, ty lê tre co khâu phân dinh dương hơp ly trong nhóm mầm non (dươi 6 tuôi) cao hơn trong nhóm tiểu học (6 - 11 tuôi).
Nhóm dưới 6 tuổi thường xuyên sử dụng sữa và chế phẩm từ sữa hàng ngày, đã đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng khuyến cáo theo lứa tuổi. Trong khi, tỷ lệ đáp ứng protein của nhóm trên 6 tuổi ít dùng sữa và chế phẩm từ sữa đã giảm xuống đáng kể, thậm chí thiếu cả canxi, vitamin A, B2 và D.
Sử dụng sữa giúp cung cấp thêm lượng protein cần thiết mỗi ngày cho trẻ nhỏ.
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu protein hàng ngày trên mỗi kg trọng lượng cơ thể cho trẻ 1-2 tuổi là 1,63g và 1,55g đối với trẻ 3-5 tuổi. Bác sĩ Khanh khuyên, nên đa dạng hoá bữa ăn, sử dụng phối hợp nhiều loại thực phẩm trong mỗi bữa, thay đổi thực phẩm theo ngày, để cung cấp đủ protein và cac chât dinh dương cân thiêt cho trẻ.
"Sưa la nguôn protein chất lượng cao, chưa nhiêu vitamin (B2, B12, D...) va khoang chât (canxi, phốt pho...). Nhưng vi chât nay cân thiêt cho qua trinh tăng trương va phat triên cua tre, đông thơi hô trơ tiêu hoa - hâp thu protein từ sưa hiêu qua hơn", bác sĩ Khanh khuyên dùng.
An San
Theo vnexpress.net
Chuyên gia tiết lộ công thức chăm sóc nội tạng trong 1 tuần: Hãy xem bạn làm đúng chưa? Có những người không hề có bệnh, nhưng lại không thật sự khỏe. Luôn có cảm giác mệt hoặc thiếu năng lượng. Chuyên gia lý giải nguyên nhân và giúp bạn điều chỉnh khi chưa quá muộn. Không khỏe không bệnh, nhưng lại hay mệt có nguy hiểm không? Theo chuyên gia La Nhân, Phó chủ tịch Hội Sức khỏe, Hiệp hội Y...