Sự thật sốc ở 1 trong những quốc gia giàu có nhất thế giới: Nhiều người già đang cố tình phạm tội để được ở tù
Người cao tuổ.i tại đây đang sống trong cô đơn và đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Một số phụ nữ thậm chí chọn cách vào tù để thoát khỏi hoàn cảnh này.
Những căn phòng ở đây đầy ắp người già, đôi tay đã nhăn nheo, lưng còng. Họ chậm rãi bước đi dọc hành lang, một số phải dùng khung tập đi. Nhân viên ở đây hỗ trợ họ tắm rửa, ăn uống, đi lại và uống thuố.c.
Nhưng đây không phải là viện dưỡng lão – mà là nhà tù nữ lớn nhất Nhật Bản. Số lượng tù nhân ở đây phản ánh thực trạng xã hội già hóa bên ngoài, cùng với vấn đề cô đơn dai dẳng. Các quản giáo cho biết, sự cô đơn nghiêm trọng đến mức một số tù nhân cao tuổ.i còn muốn ở lại tù thay vì ra ngoài.
“Có người còn nói họ sẵn sàng trả 20.000 đến 30.000 yên (khoảng 3,24 – 4,86 triệu đồng) mỗi tháng nếu được sống ở đây mãi mãi,” ông Takayoshi Shiranaga, một quản giáo tại Nhà tù Nữ Tochigi, nằm ở phía bắc Tokyo, chia sẻ trong một lần hiếm hoi CNN được phép đến thăm vào tháng 9.
Bên trong những bức tường màu hồng nhạt và hành lang yên ắng đến lạ thường của nhà tù, bà Akiyo – một tù nhân 81 tuổ.i, tóc bạc cắt ngắn và đôi tay lấm tấm đồi mồi. Bà đang thụ án vì ăn cắp thực phẩm. “Trong nhà tù này có rất nhiều người tốt. Có lẽ cuộc sống ở đây là ổn định nhất đối với tôi”.
Tại Nhà tù dành cho phụ nữ Tochigi, các phạm nhân phải tham gia lao động trong các nhà máy và xưởng sản xuất của trại giam
Các nữ tù nhân tại nhà tù Tochigi phải sống sau song sắt và làm việc trong các xưởng sản xuất của trại giam. Tuy nhiên, với một số người, cuộc sống như vậy lại khá phù hợp. Trong tù, họ được ăn uống đầy đủ, chăm sóc sức khỏe miễn phí, thậm chí còn được hỗ trợ chăm sóc tuổ.i già – cùng với sự bầu bạn mà họ thiếu thốn khi sống ngoài xã hội.
Yoko, một tù nhân 51 tuổ.i, đã bị bắt và giam giữ vì tội liên quan đến hàng cấm 5 lần trong vòng 25 năm qua. Mỗi lần quay lại, bà nhận thấy số lượng tù nhân lớn tuổ.i ngày càng tăng.
“(Một số người) còn cố tình làm việc phạm pháp để bị bắt, vì khi họ cạn kiệt tiề.n bạc, đây trở thành cách để họ có thể quay lại nhà tù,” Yoko cho biết. CNN sử dụng tên giả để bảo vệ quyền riêng tư của bà.
Chật vật trong cô đơn
Akiyo hiểu rõ nỗi cô đơn và gánh nặng của sự nghèo túng. Đây là lần thứ hai bà phải vào tù, sau lần đầu tiên bị giam ở tuổ.i 60 vì tội ăn cắp thực phẩm. “Nếu tôi có đủ tiề.n và một cuộc sống thoải mái, chắc chắn tôi đã không làm như vậy”, bà tâm sự.
Lần phạm tội thứ hai xảy ra khi Akiyo chỉ sống dựa vào một khoản lương hưu “rất ít ỏi” được trả hai tháng một lần. Với chưa đầy 40 USD (hơn 1 triệu đồng) còn lại và phải chờ thêm hai tuần nữa mới nhận được khoản tiề.n tiếp theo, bà đã đưa ra một quyết định sai lầm là đi ăn cắp, nghĩ rằng đó chỉ là chuyện nhỏ. Tuy nhiên, với tiề.n án trước đó, bà đã bị kết án và phải vào tù.
Không có nhiều sự hỗ trợ từ gia đình, Akiyo dần mất đi hy vọng vào tương lai và không còn bận tâm đến những gì sẽ xảy ra với mình. Người con trai 43 tuổ.i của bà, người từng sống cùng bà trước khi bà bị giam, thường nói: “Con ước gì mẹ biến mất cho rồi”.
“Tôi cảm thấy chẳng còn quan tâm điều gì nữa,” bà chia sẻ. “Tôi nghĩ, ‘Cuộc sống của mình chẳng còn ý nghĩa gì,’ và ‘Tôi chỉ muốn chế.t đi.’”
Nhà tù Nữ Tochigi, nằm ở phía bắc Tokyo, được bao quanh bởi những bức tường và hàng rào kiên cố
Trộm cắp là tội phổ biến nhất trong số các tù nhân cao tuổ.i, đặc biệt là phụ nữ. Theo thống kê của chính phủ Nhật Bản, năm 2022, hơn 80% phụ nữ cao tuổ.i trong các nhà tù trên toàn quốc bị giam giữ vì tội trộm cắp.
Một số người phạm tội chỉ để sinh tồn – theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), 20% người trên 65 tuổ.i ở Nhật Bản đang sống trong cảnh nghèo đói, cao hơn mức trung bình 14,2% của 38 quốc gia thành viên. Số khác phạm tội vì họ không còn gì để mất khi sống bên ngoài.
“Có những người đến đây vì bên ngoài quá lạnh, hoặc vì họ không có gì để ăn,” quản giáo Shiranaga cho biết. Với những người mắc bệnh, “họ có thể được chữa trị miễn phí khi ở trong tù. Nhưng khi ra ngoài, họ phải tự lo chi phí, vì thế nhiều người chỉ muốn ở lại đây càng lâu càng tốt”.
Liệu giải pháp là gì?
CNN chỉ đi qua một cổng an ninh tại nhà tù Tochigi, nơi mà cứ 5 tù nhân thì có 1 người cao tuổ.i. Nhà tù đã phải thay đổi các dịch vụ của mình để phù hợp với độ tuổ.i ngày càng cao của tù nhân.
Trên toàn nước Nhật, số lượng tù nhân từ 65 tuổ.i trở lên đã tăng gần gấp 4 lần từ năm 2003 đến 2022 – điều này đã làm thay đổi bản chất của việc giam giữ.
“Bây giờ chúng tôi phải thay tã, giúp họ tắm rửa, ăn uống. Đến mức này, cảm giác như chúng tôi đang điều hành một viện dưỡng lão hơn là một nhà tù dành cho tội phạm”, Shiranaga chia sẻ.
Nguyên nhân một phần đến từ việc thiếu hỗ trợ cho các cựu tù nhân khi họ tái hòa nhập xã hội, Megumi, một quản giáo tại nhà tù Tochigi, chia sẻ. Để bảo vệ quyền riêng tư, CNN chỉ sử dụng tên riêng của cô.
“Ngay cả khi được thả và trở về cuộc sống bình thường, họ cũng không có ai để nương tựa. Nhiều người còn bị gia đình bỏ rơi vì tái phạm liên tục, không còn nơi nào để về”.
Chính quyền đã thừa nhận vấn đề này. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cho biết, vào năm 2021, những tù nhân cao tuổ.i nhận được hỗ trợ sau khi ra tù có tỷ lệ tái phạm thấp hơn hẳn so với những người không được giúp đỡ. Từ đó, bộ đã đẩy mạnh các chương trình can thiệp sớm và thiết lập các trung tâm hỗ trợ cộng đồng để giúp đỡ những người cao tuổ.i dễ bị tổn thương.
Bộ Tư pháp cũng đã triển khai các chương trình dành riêng cho nữ tù nhân, hướng dẫn họ cách sống tự lập, cai ngiện, và cải thiện mối quan hệ gia đình. Hiện nay, chính phủ đang xem xét các đề xuất mở rộng hỗ trợ nhà ở cho người cao tuổ.i, với 10 địa phương trên cả nước đã thử nghiệm các chương trình hỗ trợ những người không có người thân cận.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu những nỗ lực này có đủ hay không, trong bối cảnh Nhật Bản là quốc gia có tuổ.i thọ cao nhất thế giới nhưng lại đang đối mặt với tỷ lệ sinh thấp kỷ lục.
Dân số người cao tuổ.i tại Nhật Bản đang tăng nhanh đến mức, theo dự báo của chính phủ, nước này sẽ cần tới 2,72 triệu nhân viên chăm sóc vào năm 2040. Để đối phó, chính phủ đang nỗ lực khuyến khích thêm nhiều người tham gia vào ngành này, đồng thời tìm cách thu hút lao động nước ngoài để lấp đầy khoảng trống.
Tại nhà tù Tochigi, điều này thể hiện rõ khi các quản giáo “chủ động đề nghị những tù nhân có bằng cấp về điều dưỡng hỗ trợ chăm sóc các tù nhân cao tuổ.i khác,” Megumi chia sẻ.
Yoko, nữ tù nhân 51 tuổ.i, là một trong những người đảm nhận vai trò chăm sóc tù nhân cao tuổ.i. Bà đã lấy được chứng chỉ điều dưỡng trong lần thụ án trước. Hiện tại, khi nhà tù không đủ nhân viên để chăm sóc người cao tuổ.i, Yoko hỗ trợ các tù nhân khác tắm rửa, thay quần áo và di chuyển, bà chia sẻ.
Trong khi đó, các nhà tù ngày càng đầy ắp những tù nhân tóc bạc.
Akiyo mãn hạn tù vào tháng 10. Trong cuộc phỏng vấn với CNN 1 tháng trước ngày ra tù, bà chia sẻ rằng bản thân tràn đầy sự xấu hổ và sợ hãi khi phải đối mặt với con trai. Bà dự định sẽ xin lỗi và mong được tha thứ, nhưng lo lắng: “Tôi sợ không biết con sẽ nhìn nhận tôi thế nào.”
“Sống cô đơn là điều vô cùng khó khăn, và tôi cảm thấy rất xấu hổ khi bản thân rơi vào tình cảnh này. Tôi thực sự nghĩ rằng nếu có ý chí mạnh mẽ hơn, tôi đã có thể sống một cuộc đời khác. Nhưng giờ đây, tôi đã quá già để thay đổi bất cứ điều gì”.
Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TPHCM
Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chế.t tái sinh thành công chúa.
Huê Nghiêm là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM. Ảnh: Hà Nguyễn
Chùa cổ bậc nhất TPHCM
Đứng cao vút trong khuôn viên rộng lớn, ngôi chùa cổ Huê Nghiêm (đường Đặng Văn Bi, TP Thủ Đức, TPHCM) thu hút khách tham quan bởi màu ngói tráng men xanh lục bảo. Đây là một trong những ngôi chùa có tuổ.i đời cao nhất thành phố.
Theo các tài liệu tại chùa, ngôi cổ tự được thiền sư Thiệt Thoại-Tánh Tường xây dựng từ năm 1721. Trên đường vân du, thiền sư thấy cảnh trí nơi đây xinh đẹp nên dừng chân, dựng thảo am để hoằng dương Phật pháp.
Sau khi thiền sư Thiệt Thoại viên tịch, thiền sư Tế Lý-Quảng Đức tiếp nối trụ trì. Nhận thấy chùa tọa lạc trên vùng đất thấp, gần nhánh sông Sài Gòn, thiền sư Tế Lý-Quảng Đức có ý định dời chùa đến vị trí khác.
Chùa nổi bật với mái ngói xanh và các họa tiết trang trí sơn son thếp vàng trên nền sơn đỏ.
Lúc này, bà Nguyễn Thị Hiên, một người giàu có ở làng Linh Chiểu Đông (TP Thủ Đức ngày nay) phát tâm, hiến cúng phần đất nơi gò cao để xây chùa. Từ đó, chùa được dời đến vị trí ngày nay.
Sau hơn 300 năm, chùa Huê Nghiêm trải qua nhiều đợt trùng tu lớn, nhỏ. Dù vậy, ngôi cổ tự này vẫn giữ được vẻ đẹp kiến trúc truyền thống của những ngôi chùa Nam Bộ với mái ngói âm dương có đầu đao cong vút.
Phần bờ nóc của mái chùa được trang trí hình hoa sen, bánh xe luân hồi cách điệu. Các họa tiết trang trí tại chùa đều được sơn son thếp vàng trên nền sơn đỏ nổi bật.
Chùa có khuôn viên rộng rãi, nhiều cây xanh, tiểu cảnh sinh động được bài trí hài hòa như: Đức Phật Thích Ca hành đạo bên gốc cây bồ đề, Thái tử Tất Đạt Đa cắt tóc xuất gia, tháp thờ tự Quan Thế Âm Bồ Tát...
Khuôn viên chùa có nhiều cây xanh, tiểu cảnh được bài trí hài hòa, đẹp mắt.
Lẩn khuất sau những hàng hoa cảnh là vườn bảo tháp với nhiều ngôi tháp cổ của những thiền sư, hòa thượng tạo lập chùa và chư tăng.
Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về "bà hộ Hiên", người phụ nữ giàu có, sau khi chế.t tái sinh thành công chúa.
Truyền thuyết ly kỳ
Các sư thầy tại chùa Huê Nghiêm cho biết, "bà hộ Hiên" chính là bà Nguyễn Thị Hiên, người hiến đất xây chùa thời trước. Sinh thời, bà Hiên nổi tiếng giàu có và thường xuyên giúp đỡ người nghèo, ủng hộ các việc công ích của làng xã.
Vì vậy, người dân gọi bà là "bà hộ Hiên". Bà Hiên cũng là người mộ đạo, được thiền sư Tế Lý-Quảng Đức ban pháp danh Liễu Đạo, tự Thành Tâm.
Vườn bảo tháp trong khuôn viên chùa. Ảnh: Hà Nguyễn
Những năm tháng cuối đời, bà Hiên vào chùa sinh sống. Năm 1821, bà mất và được mai táng trong khuôn viên chùa và lưu lại đây truyền thuyết ly kỳ tái sinh thành công chúa nhà Thanh ở Trung Quốc.
Truyền thuyết nhuốm màu liêu trai trên hiện nay vẫn được nhiều sư thầy tại chùa Huê Nghiêm nhắc đến. Nhiều tài liệu, sách báo cũng đề cập, ghi lại truyền thuyết ly kỳ này.
Trong tác phẩm Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, tác giả Nguyễn Hiền Đức cho biết, thời vua Đạo Quang (1821-1850) ở Trung Quốc, hoàng phi sinh công chúa. Lúc chào đời, công chúa nắm chặt bàn tay không mở.
Chính điện của ngôi cổ tự. Ảnh: Hà Nguyễn
Vua thỉnh chư tăng lập đàn, tụng kinh, công chúa mới mở tay. Lúc này, trên tay công chúa xuất hiện dòng chữ đỏ như son ghi rõ: "Liễu Đạo, Huê Nghiêm, Gia Định".
Thấy lạ, vua sai người gửi thư sang triều đình Huế tìm xem ở Gia Định có chùa Huê Nghiêm và phật tử mang pháp danh Liễu Đạo hay không.
Khi biết chính xác tại Gia Định có chùa Huê Nghiêm và bà Hiên mang pháp danh Liễu Đạo nhưng đã mất, vua Đạo Quang rất bất ngờ. Ông sai người sang tặng chùa 1 bức tượng Phật bằng đồng, xây lại mộ cho bà.
Án thờ bà Hiên với bức tranh vẽ chân dung và bài vị được làm bằng gỗ quý, chữ viết cẩn xà cừ ngũ sắc.
Hiện nay, tại chùa Huê Nghiêm vẫn giữ án thờ bà Nguyễn Thị Hiên. Tại án thờ có bức tranh vẽ chân dung của bà.
Phía trước tranh là bài vị bằng gỗ quý ghi dòng chữ: Phụng vị Hoa Nghiêm tự, hội chủ Nguyễn Thị Hiên, pháp danh Liễu Đạo, tự Thành Tâm chánh hồn, Quý Mùi niên, lương nguyệt, cát thời thọ sanh, Tân Tỵ niên, lục nguyệt, sơ nhất nhật phù thời khứ". Tạm dịch: Chùa Hoa Nghiêm, hội chủ Nguyễn Thị Hiên, pháp danh Liễu Đạo, tự Thành Tâm. Sinh vào ngày lành giờ tốt, năm Quý Mùi. Mất năm Tân Tỵ, ngày mùng 1 tháng 6.
Cùng với nét đẹp kiến trúc độc đáo, truyền thuyết ly kỳ về bà hộ Hiên, chùa Huê Nghiêm thu hút phật tử, khách thập phương đến tham quan, chiêm bái mỗi ngày.
Những quốc gia trao thưởng cả tỷ đồng cho người nước ngoài đến sinh sống Nhiều vùng đồng quê tuyệt đẹp tại châu Âu, châu Mỹ... đang mời gọi người nước ngoài đến định cư bằng cách cấp nhà và phí hỗ trợ hấp dẫn, thậm chí lên tới cả tỷ đồng. Tình trạng sụt giảm dân số, thiếu hụt người lao động đang diễn ra ở nhiều quốc gia phát triển trên khắp thế giới. Để khắc...