Sự thật phũ phàng về những “thần đồng” Việt
Trẻ biết sớm là một điều tốt và có thể đó là dấu hiệu của một thiên tài. Các nhà khoa học về tâm lý đều biết rằng nếu không nuôi dưỡng và phát triển thì qua cái ngưỡng phát cảm về tâm lý, những thần đồng đó cũng sẽ lại… bình thường.
Hai mặt của danh hiệu “thần đồng”
Như lời cảnh báo của các bác sỹ và nhà tâm lý học, trẻ có khả năng đặc biệt là rất hiếm, nhưng để nuôi dưỡng khả năng đặc biệt đó, vai trò của bố mẹ rất quan trọng. Nhiều bậc làm cha mẹ không dấu nổi sung sướng và hãnh diện khi con mình được liệt vào dạng thần đồng, nhưng cũng có không ít người lo ngại khi thấy bé được tôn vinh.
Lý giải từ Tiến sĩ Nguyễn Thị Ánh Tuyết, nguyên Trưởng khoa Giáo dục mầm non, Đại học Sư phạm Hà Nội, nhiều em bé được coi là “thần đồng” bởi được sinh ra trong môi trường chữ hoặc gia đình có người làm giáo viên, những người có học vấn cao, có gene thông minh.
Trong năm 2011, nước ta cũng xuất hiện khá nhiều hiện tượng được coi là “thần đồng” như: Nguyễn Tuấn Kiệt (Nghệ An) 3 tuổi biết đọc báo và đếm từ 1 đến 100, phân biệt mệnh giá tiền. “Thần đồng” Phạm Thanh Ngọc (Lâm Đồng) 11 tuổi chưa học qua lớp 1 nhưng đã giải được toán lớp 12. “Thần đồng” Nguyễn Đức Hoàng 2 tuổi biết đọc chữ, làm toán… Tuy nhiên, những “thần đồng” này cũng chỉ kịp lóe sáng rồi vụt tắt…
Trong số các “thần đồng” được phát hiện, duy nhất một trường hợp trẻ có khả năng đặc biệt mà như chúng ta vẫn gọi “thần đồng” được Bộ GD&ĐT quyết định đặc cách vào lớp 1 khi mới 5 tuổi. Cậu bé “thần đồng” Hoàng Thân (sinh năm 2000 tại Định Hoá, Thái Nguyên) biết đọc từ khi 3 tuổi, học 2 ngày lên 3 lớp, hằng năm em đều đạt giải thưởng sáng tạo… Nhưng sau 9 năm, Hoàng Thân hiện đang học lớp 8 trường THCS Đại Kim chỉ dừng ở học lực khá và hay… bỏ học.
Còn “thần đồng” Phó Đức Bình An (sinh năm 1999, Hà Nội) với khả năng tính nhẩm siêu phàm trong phạm vi 100 khi mới 3 tuổi. Nhưng hiện tại, Bình An cũng chỉ dừng lại ở học lực bình thường, riêng môn toán vẫn học tốt nhưng ít khi được điểm tối đa vì… trình bày cẩu thả.
“Thần đồng” Trần Nam Sơn (sinh năm 1983 ở Quảng Ninh với tài năng biết đọc khi chưa biết nói. Tuy nhiên, theo gia đình em Sơn, đến nay em không thể phát huy được những khả năng thiên bẩm của mình mà ngày càng nhút nhát, rất ít khi đi chơi, không thích đến những nơi đông người.
Một cựu “thần đồng” khác ở đất mỏ Quảng Ninh, em Lê Thị Mai (sinh năm 1982) cho biết: “Hai chữ “thần đồng” đã đánh cắp tuổi thơ tôi”.
Video đang HOT
Mới đây nhất là trường hợp cậu bé Lưu Văn Quân (3/9/2006) tại Đông Sơn, TP.Thanh Hóa. Lên 3 tuổi bé đã đọc vanh vách, không cần đánh vần, thậm chí cậu bé còn đọc được cả một số từ tiếng Anh… Tuy nhiên, lên 6 tuổi, bé Quân bắt đầu làm cha mẹ lo lắng vì những biểu hiện bất thường như chỉ quan tâm duy nhất đến đọc tờ quảng cáo, khuyến mãi.
Trường hợp một em bé tên M ở Hà Đông (Hà Nội), biết ghép chữ cái trên báo, biết tính nhẩm hai con số khi mới lên ba. Tin tưởng rằng con mình là “thần đồng”, gia đình quyết định cho bé đi học sớm. Tuy nhiên, khi đi học, cô giáo phát hiện bé M mắc bệnh tự kỉ.
“Thần đồng” Tuấn Kiệt
Chế độ đào tạo riêng cho thần đồng
Theo một nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Middlesex (Vương quốc Anh): Rất ít trẻ được coi là “thần đồng” khi còn nhỏ học vượt cấp có thể phát huy được năng lực của mình khi trưởng thành… Do đó, nuôi dưỡng trẻ có năng khiếu, trí óc đặc biệt nên trở thành vấn đề cần quan tâm của xã hội bởi những con người này là rất hiếm hoi.
TS Tâm lý Trần Thị Thu Mai, Trường ĐH Sư phạm TPHCM cho biết, trẻ có biểu hiện những năng khiếu đặc biệt nếu không được nuôi dưỡng thì sẽ thui chột đi. Ở nhiều nước trên thế giới, những trẻ em có trí óc đặc biệt thường có môi trường để bồi dưỡng riêng và vì thế họ dễ trở thành những người tài giỏi.
Từ nhiều năm nay, nhiều nhà giáo dục đã kiên trì đề nghị Bộ GD&ĐT có chính sách phát triển những học sinh có khả năng đặc biệt. Tuy nhiên, đã từ lâu Bộ GD&ĐT cũng như các cơ quan hữu quan chưa hề có một công trình nghiên cứu về hiện tượng “thần đồng”, cũng như những giai đoạn phát triển tiếp theo của những em bé có khả năng đặc biệt khiến chúng ta đang “bỏ lỡ” thiên tài.
Theo vnmedia
Chiến thắng bản thân
Nghe mấy bác bạn của ba má khoe con mình đậu đại học, tôi rất ngưỡng mộ, khâm phục các anh chị. Dù học khá nhưng tôi không tự tin một ngày nào đó có thể trở thành sinh viên. Mơ ước đó dường như rất xa vời với tôi.
Tôi vẫn ngày đêm miệt mài học đều các môn nhưng dành thời gian hơn cho những môn mình có năng khiếu như Anh, Văn vì tôi xác định mình sẽ thi khối C và D. Tôi muốn sau này làm phóng viên, nhà báo hơn là làm giáo viên như ba má mong ước. Tôi nộp đơn thi hai khối với ý nghĩ đậu khối nào sẽ học khối đó.
Thời gian tôi vào thành phố ôn thi đại học, ba má gởi tôi vào nhà bà con. Dì quen biết nên giới thiệu cho tôi học thêm môn Anh và Toán. Tôi cũng mạnh dạn nhờ các thầy, cô giới thiệu quyển sách hay, ôn thi hiệu quả. Có sách, tôi phân loại dạng bài để nắm bắt cách làm. Hàng ngày tôi đề ra cho mình mục tiêu phải thuộc được 10 từ mới môn tiếng Anh.
Thí sinh nên giữ tinh thần thoải mái trước khi thi đại học. Ảnh minh họa
Dù rất quyết tâm trở thành sinh viên nhưng tôi không đặt nặng vấn đề mình buộc phải đậu đại học trong năm đầu để giữ tinh thần thật thoải mái. Tôi tự nhủ hãy cứ học ôn và thi hết sức, dù không đậu thì cũng không hối hận vì mình đã nỗ lực. Tôi đi ôn thi mà như đi du lịch với tư tưởng rất thoải mái. Chính vì suy nghĩ nhẹ nhàng thế nên tôi học mà chơi, chơi mà học. Tôi cũng chuẩn bị tinh thần nếu rớt sẽ không nản lòng. Sức khoẻ là trên hết nên tôi không cố học khi cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ. Tuy nhiên khi nào có hứng thì tôi học say sưa quên cả thời gian. Đặc biệt, tôi không bỏ một buổi nào ở nhà các thầy cô.
Tôi cố gắng gạt chuyện tình cảm sang một bên. Tôi không nhận lời đi cà phê, đi chơi với anh mà chỉ nói khi nào đậu đại học mới nghĩ đến chuyện tình cảm. Anh tôn trọng lời đề nghị của tôi. Tuy nhiên thỉnh thoảng anh ghé thăm và mua thêm đồ ăn, thức uống để tôi bồi dưỡng.
Suýt chút nữa tôi đã bị mất đời con gái vì một người bà con, may mà tôi có đọc sách báo và biết cách bảo vệ mình. Tôi đã khóc rất nhiều, sốc nặng và không biết tâm sự với ai. Khi không thể tập trung, cô giáo dạy kèm toán đã ân cần hỏi han. Tôi đã kể và yêu cầu cô giữ bí mật. Kể từ đó tuy thấp thỏm lo âu nhưng tôi luôn đề phòng để giữ gìn bản thân. Phải mất một thời gian, tôi mới tạm vượt qua được chuyện này.
Càng gần đến ngày thi, tôi càng nhớ nhà. Những cuộc điện thoại của ba má gọi cho tôi hàng ngày không làm vơi đi nỗi nhớ nên đôi lúc tôi muốn từ bỏ tất cả để về nhà. Tuy nhiên, nghĩ đến sự hãnh diện, tự hào của ba má nếu tôi đậu đại học nên tôi cố gắng gạt nỗi nhớ sang một bên tập trung học nhiều hơn.
Trước khi thi ba ngày, tôi chỉ coi lại các bài tập một lần kỹ càng hơn để nắm bắt các dạng bài tập và dành thời gian đi chơi. Các dì không muốn tôi căng thẳng nên hễ rảnh là chở tôi đi chơi, đi ăn vặt để thư giãn.
Đêm trước ngày thi, tôi hồi hộp ăn cơm không ngon dù đã tự trấn an rất nhiều. Tôi trằn trọc khó ngủ. Sáng, bà nấu cho tôi hai giói mỳ tôm nhưng tôi không tài nào nuốt nổi dù cả nhà động viên phải ăn hết thì thi mới suông sẻ. Tôi lén đổ tô mỳ trong lúc mọi người không chú ý. Chưa thi mà tôi nghĩ sẽ rớt vì mới sáng ra mà không ăn uống trọn vẹn.
Thế rồi, tôi đậu đại học trong niềm vui như vỡ oà của cả đại gia đình, cả xóm. Tôi là người đầu tiên đậu đại học trong dòng họ nội - ngoại. Tôi không nghĩ mình sẽ đậu, đúng là thần may mắn đã mỉm cười với tôi. Nếu không được học kèm giáo viên giỏi, nhiệt tình thì có lẽ tôi đã không tiến bộ nhanh vì ở trường cấp 3, tôi chỉ được học hệ Anh Văn 3 năm, rất thiệt thòi so với các bạn thành phố được học Anh Văn hệ 7 năm.
Nếu mọi người trong gia đình bà không đối xử tốt, không tạo điều kiện tốt nhất để tôi học hành hiệu quả thì chắc gì tôi đã đạt được mơ ước như lâu nay. Đôi lúc tôi cứ nghĩ mình đang mơ và không tin rằng đã là sinh viên.
Khi bạn mơ ước điều gì đó, bạn hãy cố gắng hết sức để đạt đựơc ước mơ. Tuy nhiên bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần nếu bị thất bại. Thất bại không có nghĩa là bạn mất tất cả mà đó chính là cơ hội để bạn cố gắng hơn ở lần sau.
Bạn nào sắp thi đại học hãy cố gắng tìm một chỗ trọ thật an toàn, yên tĩnh cùng với những người chung phòng đáng tin để có thể tập trung vài việc học. Bạn phải tìm một phương pháp học hiệu quả nhất đồng thời cũng biết bồi bổ cơ thể bằng những món ăn thích hợp, gìn giữ sức khỏe, ngủ đủ giấc và không cố gắng khi đã kiệt sức.
Câu nói "Học mà chơi, chơi mà học" rất đúng vì nếu học nhiều quá, tự tạo áp lực quá sức với mình dễ bị "tẩu hoả nhập ma", bao nhiêu công sức sẽ thành công dã tràng. Đặc biệt, bán nên biết gạt chuyện tình cảm sang một bên, nén nỗi nhớ gia đình để dành nhiều thời gian hơn cho việc học vì tình cảm là chuyện lâu dài còn thi đậu là cơ hội rất ít. Nếu chẳng may gặp chuyện gì đau buồn hãy bình tĩnh giải quyết một cách khéo léo và phải cố gắng vượt qua trong thời gian nhanh nhất, lấy lại tinh thần học thi hiệu quả.
Theo VNE
Nữ sinh dân tộc Bana học giỏi, mê Ngoại ngữ Suốt 5 năm học qua, Ngọc Nhàng luôn là học sinh giỏi xuất sắc. Em là học sinh giỏi duy nhất trong số 138 học sinh của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Canh Liên (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định). Đặc biệt, cô HS người dân tộc Bana này rất mê học môn Anh văn. Hiện nay, Đinh Thị Ngọc Nhàng...