Sự thật clip giảng viên phạt sinh viên hít đất
Clip dài hơn 30 giây ghi lại cảnh một sinh viên bị phạt hít đất trong lớp học vì không thuộc bài ở ĐH Công nghiệp Hà Nội khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.
Theo người chia sẻ video, nếu sinh viên nào không thuộc bài sẽ bị cô giáo phạt chống đẩy, gập bụng. Cảnh quay ở đây là lớp học của những du học sinh chuẩn bị đi Nhật. Nếu sinh viên nào không thuộc bài sẽ bị cô giáo phạt chống đẩy, gập bụng. Như thế thì lần sau, các sinh viên không dám không thuộc bài lại vừa có thể lực tốt.
Sự việc đã gây ra những ý kiến trái chiều. Một số người ủng hộ cô giáo trẻ đưa ra hình phạt này, song cũng có ý kiến cho rằng làm như vậy là không nên vì các sinh viên không phải trẻ con. Bên cạnh đó, có người thắc mắc nếu nữ sinh viên thì có bị phạt chống đẩy không.
Không phải hình phạt?
Sáng 15/9, đại diện ĐH Công nghiệp đã chia sẻ xung quanh sự việc này.
Phó Trưởng phòng tổ chức hành chính nhà trường – bà Nguyễn Thị Thu Hương cho biết, khi nhận thông tin nhà trường đã tiến hành xác minh và khẳng định đoạn clip này diễn ra tại trường. Tuy nhiên “không có chuyện giảng viên bắt phạt sinh viên”.
Bà Vũ Diễm Ngọc, trưởng phòng Nghiệp vụ 1, Công ty TNHH Một thành viên Đào tạo và cung ứng nhân lực (trường ĐH Công nghiệp Hà Nội) – HaUI là đơn vị trực tiếp quản lí và đào tạo các sinh viên có trong đoạn clip cho biết thêm: “Clip được quay tại lớp 8A vào buổi tối thứ 6 ngày 12/9 vừa qua”.
Video đang HOT
Hình ảnh được cắt từ clip.
Phó Trưởng phòng Tổ chức hành chính của HaUI – ông Nguyễn Quang Vinh cho hay: “Đây không phải là hành động bắt phạt của giảng viên. Giảng viên N.T.T người đứng lớp buổi học hôm đó cho biết chị cho sinh viên hít đất giữa buổi học kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ vừa để các em rèn thể chất vừa để giảm căng thẳng trong quá trình học”.
Bà Ngọc cho hay: “Từ năm 2006 trường đã kết hợp với các doanh nghiệp bên Nhật Bản để thường xuyên đào tạo sinh viên có tay nghề chất lượng cao phục vụ nhu cầu của họ. Người Nhật yêu cầu rất tỉ mỉ, tuyển chọn kĩ càng.
Ngoài việc dạy sinh viên kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phỏng vấn, học tiếng, thực hành các bài kiểm tra thì yêu cầu thể lực cũng được các doanh nghiệp coi trọng. Trong các phần học chuyên môn, sinh viên sẽ được rèn cả về thể lực”.
“Bài tập hít đất rèn thể lực” như trong clip, theo bà Ngọc “được sự cho phép của công ty, giáo viên yêu cầu sinh viên thực hiện và không có gì ghê gớm cả”.
“Tuy nhiên, từ sự việc clip trên chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm, lấy ý kiến người học về việc tổ chức các buổi học rèn luyện thể chất như thế nào, ở đâu cho thích hợp và tạo cảm giác thoải mái nhất” – lời bà Ngọc.
Sự khắt khe
Nói thêm về những yêu cầu gắt gao của người Nhật, ông Vinh chia sẻ: “Tùy vào các đơn đặt hàng mà phía Nhật có yêu cầu khác nhau với sinh viên. Trước hết các em phải đủ chiều cao, cân nặng: từ 1,65 m trở lên với nam, 1,5 m trở lên với nữ, tuổi từ 19 đến 26, sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm.
Sau đó ở bài kiểm tra thể lực, có lần họ yêu cầu sinh viên phải chống đẩy, phải chạy, có lần phải thi vác bao tải cát vài chục kg đi quãng đường dài hay nắm bóp cái kiềm để kiểm tra sức khỏe các cơ. Lần thì họ sang yêu cầu sinh viên luồn sợi chỉ qua lỗ kim nhỏ để kiểm tra sự khéo léo”.
Vượt qua vòng tuyển dụng này, sinh viên sẽ phải ăn ở và sinh hoạt 6 tháng tại cơ sở của HaUI với cách quản lí và rèn luyện không khác nhiều so với đời sống quân đội. Sinh viên có quản lí 24/24, sáng đúng 5h30 phải dậy để tập thể dục.
Tiếp đó là các tiết học ngoại ngữ, các kĩ năng khác. Buổi chiều sinh viên tiếp tục học thể lực. Buổi tối đúng 22h mọi người phải lên giường đi ngủ. Sinh viên cũng phải học lại cách gấp chăn màn, quần áo cho vuông vức.
Theo Văn Chung/Vietnamnet
13 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Thông tin từ UBND TPHCM cho biết, hiện còn tồn tại 54 cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Trong đó có 13 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng và nhiều cơ sở vi phạm nhiều lần...
Bệnh viện truyền máu và Huyết học thuộc danh sách 13 đơn vị gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Theo đó, 13 đơn vị bị liệt vào danh sách có mức độ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gồm: Bệnh viện Tai Mũi Họng, Công ty TNHH Công nghiệp Thương mại Gò Sao, Công ty sản xuất giấy Á Châu, Tổng Công ty Việt Thắng, Công ty Cổ phần quốc tế Phong Phú - Nhà máy thời trang Phong Phú, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển quốc tế Thắng Lợi, Công ty TNHH Việt Nam Samho, Công ty TNHH Thực phẩm Việt Tường, Cơ sở Giết mổ gia súc - Trung tâm quận 12, Công ty TNHH Giấy Đồng Lợi, Công ty Cổ phần Nam Việt, Công ty TNHH Nahal Vina, Công ty TNHH Altamode Việt Nam.
Trong số này, có những đơn vị vi phạm với hàm lượng gây ô nhiễm môi trường cao gấp hàng chục lần so với quy định. Cụ thể, Bệnh viện Tai Mũi Họng (số 155B Trần Quốc Thảo, phường 9, quận 3) không vận hành hệ thống xử lý nước thải, nước thải đo được có nồng độ COD vượt gần 48 lần; BOD vượt gần 54 lần; TSS vượt hơn 25 lần... so với quy định.
Công ty TNHH Nahal Vina (99 Ích Thạnh, phường Trường Thạnh, quận 9) khí thải lò hơi CO vượt gần 13 lần; Công ty TNHH thực phẩm Việt Tường (tổ 12 ấp Chánh, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi) nước thải có hàm lượng COD vượt gần 5 lần; BOD vượt gần 8 lần; CO vượt 4,5 lần...; hay như cơ sở giết mổ gia súc trung tâm quận 12 (khu phố 2A, phường Tân Thới Hiệp) nước thải có hàm lượng COD vượt gần 6 lần; BOD vượt 9,5 lần...
Điều đáng nói, có không ít cơ sở tái phạm nhiều lần, sau khi cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện và đã xử phạt, gia hạn khắc phục... Nhưng sau đó, mọi việc "đâu lại vào đấy", các doanh nghiệp lại vô tư, tiếp tục vi phạm. Cụ thể: Công ty Mỹ Việt (km9 đường Song Hành, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức) chuyên giặt ủi, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú đã bị xử phạt 90 triệu đồng (vào tháng 9/2013). Cơ quan chức năng yêu cầu phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn 30 ngày. Song, cập nhật đến thời điểm hiện tại, hàm lượng CO trong khí thải của công ty này vẫn vượt hơn chuẩn cho phép.
Hay công ty CP giấy Xuân Đức (54B Nam Hòa, phường Phước Long A, quận 9) chuyên sản xuất bao bì cao cấp các loại, tập học sinh, giấy in văn phòng đã bị xử phạt 65 triệu đồng (tháng 9.2013) và cơ quan chức năng yêu cầu khắc phục trong 30 ngày. Nhưng đến nay, nước thải sau khi xử lý của công ty này có hàm lượng BOD5 vượt gần 3 lần; COD vượt gần 1,5 lần; TSS vượt gần 1,5 lần; khí thải lò hơi CO vượt 1,5 lần so với quy định...
Khi bình luận về thực tế này, không ít chuyên gia, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường cho rằng: Một trong những nguyên nhân chính khiến cho các cơ sở vi phạm "nhờn thuốc" là là do các quy định về chế tài xử phạt của cơ quan quản lý nhà nước còn quá thấp.
Được biết, trước tình trạng này, thêm một lần nữa UBND TPHCM vừa có công văn yêu cầu các Sở ngành, quận, huyện liên quan chỉ đạo các cơ sở khắc phục triệt để về cải tạo, xây dựng hệ thống xử lý nước thải và khí thải... một cách rốt ráo, hiệu quả và sớm nhất. Theo đó, với 13 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thời gian để khác phục được thành phố "nới lỏng" hơn, nhưng cũng phải hoàn thành dứt điểm trong giai đoạn 2014-2015.
Riêng với 4 đơn vị y tế thuộc danh sách "báo động đỏ", gây ô nhiễm môi trường (hệ thống xử lý nước thải y tế chưa đạt chuẩn yêu cầu), gồm bệnh viện Truyền máu Huyết học, Công ty TNHH Bệnh viện Đức Khang, Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Bệnh viện Cao Thắng, Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức phải khắc phục ngay lập tức, thời hạn cuối cùng là tháng 12/2014.
Việt Khuê - Bạch Dương
Theo Dantri
"Bà hỏa" ghé thăm phân xưởng công ty điện tử Khoảng 15h chiều 30/8, tại phân xưởng sản xuất của Công ty TNHH Điện tử BSE Việt Nam chi nhánh Nghệ An - đóng tại Khu C, khu Công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã xảy ra một vụ hỏa hoạn. Theo một số nhân chứng vụ cháy cho biết, thời điểm trên, một số công nhân Công ty TNHH...