Sự thật bật cười đằng sau những tấm ảnh nghìn like trên mạng xã hội
Không có những tấm hình xấu, chỉ có những tấm hình chưa được Photoshop mà thôi, loạt hình ảnh vui dưới đây sẽ chứng minh cho điều này.
Khả năng Photoshop nói riêng hay sử dụng các công cụ hỗ trợ chỉnh sửa hình ảnh nói chung cộng thêm óc sáng tạo và không thể thiếu kĩ năng chụp hình đã khiến không ít hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội lung linh hơn thực tế rất nhiều. Bạn đã sẵn sàng để “bóc mẽ” sự thật trần trụi đằng sau chúng chưa?
Photo manipulation là thể loại kết hợp giữa nhiếp ảnh và thiết kế đồ hoạ. Nó yêu cầu ở người thực hiện không chỉ là một khả năng Photoshop hoàn thiện mà còn là óc sáng tạo tuyệt vời, ví dụ như là tấm hình này chẳng hạn!
Tấm hình này có lẽ cũng khiến bạn chẳng còn dám tin vào ảnh quảng cáo! Mô hình và Photoshop đã tạo ra nó.
Tấm hình tuyệt đẹp này hoá ra lại là sự kết hợp của bột mỳ và khả năng chỉnh sửa hình ảnh tuyệt vời bằng Photoshop.
Một ví dụ khác của phong cách photo manipulation. Không phải ngẫu nhiên mà hình thức này hiện nay được coi là một “thể loại nghệ thuật’.
Video đang HOT
Hoá ra đây là cách những tấm hình bay bổng này được tạo ra.
Khả năng Photoshop là một chuyện, sự sáng tạo của người chỉnh sửa cũng là một yếu tố tạo ra sự thành công và thú vị của những tấm hình này.
Sự thật trần trụi dưới bàn tay của một nhiếp ảnh gia và chỉnh ảnh Photoshop có tâm.
Cô gái rõ ràng là người phải hy sinh quá nhiều cho tấm hình này…
Khi đám bạn đi nghỉ hè cả rồi còn bạn thì phải ở nhà.
Không có bối cảnh xấu chỉ có người chỉnh và chụp ảnh không đủ “ tài năng” mà thôi. Tấm hình này là một ví dụ.
Biển xanh cát trắng nắng vàng làm sao được nếu không có Photoshop?
Hiệu ứng là hoàn toàn có thật nhưng cách tạo ra hiệu ứng phun sương kiểu này thì đố ai có thể nhịn cười.
Deepweb có bao nhiêu tầng và sự thật về nó là gì?
Lời đồn thổi về những "tầng" tồn tại trong Deepweb đã xuất hiện từ lâu, tuy nhiên đâu là sự thật và đâu chỉ là chuyện hư cấu?
Vào năm 2011-2012, trình duyệt Tor và The Silk Road bắt đầu nổi lên cũng là lúc thuật ngữ tìm kiếm Deepweb được kết hợp với Darkweb. Khái niệm của các "tầng Deepweb" được tạo ra có nhiều điểm tương đồng trong cấu trúc với 9 tầng địa ngục.
Các giả thuyết về "tầng Deepweb" đã lan truyền rộng rãi trên internet, đặc biệt giới Creepypasta. Hầu hết là các giả thuyết phân Deepweb làm 5-9 "tầng": Web thường, Web nổi, Web vô thừa nhận, Web ẩn, Charter web, Mariana Web,... Càng đi sâu xuống, thì các nội dung càng khủng khiếp, không chỉ dừng ở câu chuyện giao dịch trái phép của tội phạm.
Ít nhất, đó là những câu chuyện đồn thổi trên mạng. Thực sự thì, Deepweb có "tầng" hay không? Liệu vực Mariana có thật? Những người trong ngành IT thường cho rằng những khái niệm này chỉ để "dọa trẻ con."
Chuyện truy cập vào deepweb và hôm sau thấy mình bị rao bán là lời đồn vui của những cư dân mạng.
Năm 2012, một nỗ lực của những người muốn mô tả chính xác nhất "tảng băng chìm" của internet đã được hoàn thiện. Tuy vậy, mô phỏng này không phổ biến cho lắm bởi nó quá nhàm chán và... nhiều chữ.
Nói ngắn gọn, bản phân chia chính xác chỉ gồm Web bề mặt và Web chìm, không được phổ biến rộng rãi vì mang tính công nghệ, khó hiểu, dài dòng.
Chi tiết của bản mô tả này cụ thể như sau (theo thứ tự trên xuống dưới):
Web bề mặt: Những trang web mà chúng ta sử dụng thường ngày, tự do truy cập.
Các trang mạng không hiển thị: Vẫn có thể truy cập vào các web này bằng công cụ thông thường, chỉ có điều nó không hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Đây là hiện tượng phổ thông, bởi chính google drive hay youtube cũng có chế độ "Chỉ người có link mới truy cập web."
Nội dung bảo mật chặt chẽ: Đây vẫn là những trang web quen thuộc với chúng ta. Chúng ta chỉ có thể truy cập được nếu là thành viên của một nhóm cụ thể, chẳng hạn nhóm kín facebook. Ngoài ra còn rất nhiều nền tảng khác có chế độ này.
Nội dung đòi hỏi quyền truy cập đặc biệt: Những trang web cần truy cập bằng công cụ ẩn danh đặc biệt, chẳng hạn như Tor, Freenet.
Mạng lưới thay thế: Các mạng lưới này không thuộc Internet, chẳng hạn SIPRNET, JWICS, NSANET.
Mạng lưới cá nhân: Các mạng lưới không đòi hỏi cần truy cập Internet, chẳng hạn như PANs (Personal Area Network), LANs (Local Area Network), vốn được sử dụng trên nhiều máy tính, công cụ điện tử thông thường.
Theo bản mô tả này, thì Mariana Web không tồn tại. Tuy nhiên, đây không phải kết luận cuối cùng về những phần của Internet, nên có thể có sai sót hoặc thiếu nội dung.
Vậy nên, vẫn chẳng có minh chứng nào cho "Deepweb 8 tầng," Hệ thống The Primarch hay là The Mariana. Tất cả đều chỉ là những câu chuyện creepypasta, thực tế thì internet nhàm chán và khó hiểu hơn chúng ta nghĩ rất nhiều.
Google sẽ gắn nhãn kiểm chứng sự thật đối với hình ảnh Tập đoàn công nghệ Google của Mỹ ngày 22/6 thông báo đang bổ sung gắn nhãn kiểm chứng sự thật đối với các hình ảnh trong nỗ lực ngăn chặn các thông tin sai lệch bằng hình ảnh. Biểu tượng Google tại văn phòng ở New York, Mỹ. Thông báo của Google nêu rõ các nhãn kiểm chứng sự thật nói trên sẽ...