Sự thách thức dịu êm
Nếu như trong sự nghiệp xây dựng đất nước ta, ở hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục… đều có dấu ấn đóng góp sức lực và trí tuệ của chị em phụ nữ, thì ở trong gia đình họ cũng là những con tằm lặng lẽ nhả tơ, thêu dệt nên bức tranh tổ ấm hạnh phúc, con cháu chăm ngoan phương trưởng.
Nữ cán bộ ngành Thanh tra Hải Phòng. Ảnh: KT
Bức tranh toàn cảnh xã hội thì quá rộng, sự hiểu biết thì có hạn, nên ở bài viết này tôi chỉ xin chia sẻ đôi điều về tâm tình của chị em đã, đang làm công tác kiểm tra Đảng và thanh tra Nhà nước mà tôi có dịp được tiếp xúc.
Theo thiết chế của một xã hội thì lĩnh vực công tác kiểm tra và thanh tra thuộc thượng tầng kiến trúc, đòi hỏi những người thực thi nhiệm vụ phải có tri thức và bản lĩnh. Tri thức để hiểu biết quy luật bản chất sự việc, nắm bắt diễn biến; bản lĩnh để xử lý công tâm, hiệu quả. Nhưng ở đấy đối tượng là con người, dù là thanh tra vụ việc với những con số cụ thể thì sự tinh tế và kiên trì bao giờ cũng đem lại kết quả nhanh hơn, mà phụ nữ thì có dư sự nhẫn nại.
Bà Vũ Thị Hồng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương từ năm 1982 kể: “Có lần, giải quyết đơn tố cáo một cán bộ cao cấp, giữ chức vụ quan trọng, tôi đặt vấn đề yêu cầu được gặp để nghe giải trình, đồng chí này cứ kêu bận việc. Thấy né mãi không được, đồng chí này nói thẳng với tôi: “Chị tin tôi hay tin người tố cáo? Họ nói có người tặng tôi chiếc áo có cái cúc bằng vàng. Chiếc áo ấy đây. Chị có lấy cái cúc này tôi cắt cho”.
Đồng chí cán bộ này tuổi đã cao, về thâm niên công tác, tôi rất nể trọng, nhưng để làm được việc tôi phải nhã nhặn thuyết phục: “Anh không giải trình, cho biết sự việc, làm sao tôi cùng các đồng chí đi xác minh rõ để trả lời cho anh. Anh không ủng hộ, làm sao Ủy ban Kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ được”".
Và, bà kết luận: Kiên trì để được thông cảm mà làm nhiệm vụ, nhất là với các đồng chí lãnh đạo cấp cao. Vì trách nhiệm với dân với Đảng và cũng là với đồng chí mình, mình phải làm đến nơi đến chốn!
Bà Hồng cũng cho biết thêm cái kết có hậu: “Kiểm tra vào cuộc làm rõ đúng sai. Có đồng chí được trả lại danh dự. Có đồng chí bị xử lý kỷ luật… Nhưng sau này gặp lại mọi người đều chân tình nói lời cảm ơn, chứ không tránh mặt. Lý do ư? Mình làm bằng cái tâm”.
Vâng, lại nói về cái tâm. Cái tâm chẳng riêng của người cán bộ kiểm tra, thanh tra trong thời đại hiện nay, đất nước đang chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, với rất nhiều điều mới mẻ và sự cám dỗ vật chất, đòi hỏi người cán bộ phải vững vàng giữ đúng nguyên tắc Đảng và pháp luật Nhà nước.
Có dũng khi giữ đúng nguyên tắc chưa đủ mà phải có trí tuệ. Không có trí tuệ không thể tìm ra dấu hiệu vi phạm kinh tế, núp dưới những vỏ bọc tinh vi lợi dụng sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ cao.
Video đang HOT
Và như thế, để đánh giá cái tâm của mỗi cán bộ kiểm tra, thanh tra cũng phải được soi xét dưới góc độ thời đại đang sống, sự hành xử sẽ không cực đoan, mới quy tụ được đội ngũ toàn tâm toàn ý, rèn luyện phẩm chất, nâng cao nghiệp vụ, chủ động thanh tra, kiểm tra, giám sát, góp phần hạn chế, phòng ngừa những vi phạm của cán bộ, đảng viên, tạo được niềm tin cho quần chúng cùng phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng của Đảng ta.
Có người xem đấy là áp lực, tôi không nghĩ thế. Áp lực thường dẫn đến sự cạnh tranh hơn thua. Ông cha ta đã đúc kết: “Rau nào, sâu ấy”! Đó là mối tương sinh thường tình của tự nhiên. Con người có giáo dục, có trí tuệ thì phải khác.
Bản chất của loài người là hướng thiện. Đó là cuộc đấu tranh vô cùng cam go trong mỗi con người. Tôi xem đấy là thách thức. Sự thách thức này tồn tại trong mỗi con người cụ thể, biết lắng nghe, sẽ giúp chúng ta biết tự vượt lên để khẳng định mình, mà ở đây là người phụ nữ Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa.
Từ sau cách mạng tháng Tám thành công, vai trò của phụ nữ được Đảng và Nhà nước coi trọng. Quyền bình đẳng giới luôn được đề cao, tạo nhiều thuận lợi cho chị em được học hành tiến bộ, mở mang tri thức. Cho nên, sự thách thức về nhập cuộc thời đại, theo tôi, đối với phụ nữ Việt Nam có lẽ không gặp trở ngại gì lớn.
Song, có lẽ trở ngại lớn nhất mà theo tôi, lại là ưu điểm nhi nhiên, thuộc về thiên chức của người phụ nữ, vừa phải làm con, làm mẹ, làm bà lo toan chuyện bếp núc gia đình. Tôi gọi đấy là sự thách thức dịu êm.
Dân gian có câu: “Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp”. Đã là nhà thì phải có bếp mới thành gia đình. Mà gia đình là tế bào của xã hội thì cái bếp kia quan trọng biết nhường nào.
Với những người phụ nữ làm công tác thanh tra, trong quá trình thực thi chuyên môn, nghiệp vụ ở cơ sở, không thể tránh được việc phải giao phó chăm sóc con cái cho chồng, cho bố mẹ già. Làm thế nào để việc chung và việc riêng, hài hòa không gây ách tắc, mà lại thành sức bật, thành điểm tựa?
Tôi đi tìm câu trả lời và chợt nhớ ra: Có lần, tôi được phỏng vấn bà Nguyễn Thị Hải Chuyền, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Nhân nhắc đến các bậc sinh thành, bà Chuyền kể về bà mẹ của bà, tuy ít chữ nhưng cụ thuộc nhiều ca dao.
Theo lời bà Chuyền: “Sau cách mạng Tháng Tám, cụ là cán bộ phụ nữ xã, cụ thường đi vận động chị em tham gia hoạt động xã hội bằng thơ. Mình nhớ bà đã nhiều lần đọc thế này: “ Gió đánh cành chanh, gió đập cành chanh/Có chút con mọn họp hành bỏ bê/Đến khi lạc hậu vấn đề/Lại kêu bận bịu bộn bề chồng con/Ai ơi khéo nấu thì ngon/Khéo tay thu xếp vẫn còn thời gian…“. Mình có hỏi: Thơ của mẹ à? Cụ cười: Thì mẹ cứ chắp vần cho chị em dễ nhớ. Cách tuyên truyền của cụ thật bình dị mà chứa đựng kinh nghiệm sống sâu xa”.
Được biết, quê của bà Chuyền ở vùng kinh Bắc, tôi bảo: “Cái duyên của vùng quê Quan họ đã ngấm vào máu của cụ, chả trách”. Bà Chuyền cười và tiếp tục: “Những câu thơ của cụ đã theo suốt cuộc đời mình. Cứ mỗi lần cảm giác thiếu thời gian cho việc xã hội, việc nuôi dậy con cái, mình lại nhớ đến câu thơ “… Khéo tay thu xếp vẫn còn thời gian”, là mình tìm được cách sắp xếp công việc hợp lý. Nhờ vậy mình đã vững từng bước từ cơ sở đi lên, vừa hoàn thành việc nước, vừa nuôi dạy hai đứa con trưởng thành”.
Qua câu chuyện của bà Chuyền, tôi thiết nghĩ, còn thử thách nào lớn hơn đối với chị em chúng ta, ngày ngày đối mặt với cơm áo, gạo tiền, đưa con đến trường… vẫn kề vai gánh vác việc nước, cập nhật những vấn đề nóng bỏng của toàn cầu để có những hành xử thích ứng, giữ được hồn cốt dân tộc, nối tiếp truyền thống yêu nước của Bà Trưng, Bà Triệu.
Không ít lần tôi từng chứng kiến, khoảng thời gian sắp đến kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, trong lúc ở nhiều chi hội cơ sở, chị em đang sôi nổi tập hát, tập múa, dù chỉ là “cây nhà, lá vườn”, nhưng có tí son tí phấn cộng với tà áo dài thướt tha là nhìn chả kém gì chị TườngVi, cô Mỹ Linh… thì vẫn có không ít chị em đang lao tâm khổ tứ vì những công việc còn đang làm, ví như cuộc kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm chưa kết thúc, ví như vừa bắt đầu cuộc thanh tra một đơn vị kinh tế làm thất thoát tài sản Nhà nước… Họ lặng thầm làm việc để góp phần giữ ổn định xã hội, để tiếng hát của chị em hòa quyện tiếng ru con của người mẹ trẻ thêm đằm thắm, ngợi ca cuộc sống thanh bình, tiến tới đất nước giàu đẹp, văn minh, công bằng, hạnh phúc.
Hà Nội, ngày 10/10/2018
Đoàn Thị Ký
Theo thanhtra
Công Vinh cùng Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng đưa bóng đá vào học đường
Công Vinh làm chủ tịch quản lý môn bóng đá của Tập đoàn Nguyễn Hoàng, định hướng và xây dựng chương trình đào tạo cho học sinh, sinh viên.
Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng cùng danh thủ Lê Công Vinh - đại diện Học viện bóng đá CV9 vừa ký kết hợp tác trong dự án "Đưa bóng đá chuyên nghiệp vào học đường" tại TP HCM. Với thông điệp "Thể chất vượt trội - Nâng tầm tri thức", dự án tập trung phát triển, rèn luyện thể lực cho học sinh, sinh viên của các trường trong toàn hệ thống.
Cựu cầu thủ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch quản lý bộ môn bóng đá của tập đoàn, chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn, định hướng và xây dựng kế hoạch cho chương trình đào tạo.
Cầu thủ Lê Công Vinh và Tiến sĩ Đỗ Mạnh Cường, Thường trực hội đồng giáo dục Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng ký kết hợp tác triển khai chương trình.
Học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục Nguyễn Hoàng từ 5 đến 23 tuổi sẽ được tiếp cận môn bóng đá chuyên nghiệp với giáo án quốc tế, phù hợp từng độ tuổi và thể trạng. Chương trình giáo dục thể chất giúp các em hình thành và phát triển tư duy chiến thuật, phương pháp phối hợp đồng đội, tinh thần lãnh đạo, kỹ năng sống.
Bên cạnh Công Vinh, các huấn luyện viên chuyên nghiệp trong Học viện bóng đá CV9 sẽ hướng dẫn, đào tạo cho các em các kỹ thuật bài bản trong bộ môn này. Nếu yêu thích bóng đá, có năng khiếu, các em sẽ được tạo điều kiện tối đa để theo đuổi con đường bóng đá chuyên nghiệp.
Cựu tuyển thủ Lê Công Vinh chia sẻ, cảm nhận được sự đồng điệu và cùng chí hướng với Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng, nơi đầu tư tất cả vì học sinh, anh quyết định chọn nơi đây để xây dựng chương trình bóng đá chuyên nghiệp cho học sinh, sinh viên.
Công Vinh tham quan và giao lưu cùng học sinh trường Hội nhập Quốc tế iSchool Nam Sài Gòn.
Theo Tiến sĩ Đỗ Mạnh Cường, Thường trực Hội đồng giáo dục Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng, bóng đá được xem là môi trường thực tế, hữu ích để rèn luyện ý chí kiên cường, tinh thần đồng đội, khả năng chiến đấu không lùi bước cùng tư duy chiến thuật thông minh.
Tiến sĩ Mạnh Cường cho biết thêm, cùng với tri thức được học trên lớp, những yếu tố này cộng hưởng cùng nhau tạo nên con người hoàn thiện về tâm, trí, lực; luôn cởi mở, khát vọng, có khả năng xây dựng và kết nối thế giới. Thể chất khỏe mạnh cùng tư duy thông minh, các kỹ năng xã hội là điều thiết yếu mà thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay nên rèn luyện mỗi ngày.
Các em học sinh trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA) rèn luyện thể chất với bộ môn bóng đá.
Chương trình giáo dục thể chất của hệ thống giáo dục Nguyễn Hoàng được Ủy ban Thể dục Thể thao Quốc gia và Ủy ban Olympic Việt Nam bảo trợ. Đội ngũ chuyên gia là những cựu vận động viên quốc gia, quốc tế và bác sĩ chuyên ngành.
Trong đó, huấn luyện viên nước ngoài nổi tiếng có ông Marshall Soper, cựu tuyển thủ quốc gia Australia, từng huấn luyện đội trẻ Arsenal FC, đoạt cúp C1, sở hữu bằng huấn luyện chuyên nghiệp và thẻ chứng nhận từ Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA); ông Elokan Francois; Herbert Endene; Aidan Malone...
Các huấn luyện viên Việt Nam gồm cựu tuyển thủ Nguyễn Hồng Tiến, huấn luyện viên chuyên nghiệp từ Liên đoàn bóng đá Châu Á (AFC); các danh thủ Lê Sỹ Mạnh, Phan Văn Tài Em, Trần Minh Chiến...
Trang Tôn
Theo Vnexpress
Giáo dục Phần Lan: Không thanh tra, không chỉ trích Giáo viên ở Phần Lan tự chủ vì hiệu trưởng được tự chủ, văn hóa giáo dục không chỉ trích, không thanh tra kiểm tra... Và đặc biệt, giáo viên được trao quyền tự chủ do được đào tạo rất bài bản. Những tiết lộ về sự tự chủ của giáo viên Phần Lan từ những quản lý giáo dục đến từ Phần...