Sự sống trên Trái Đất thở bằng gì khi chưa có oxygen?
Hàng tỷ năm trước, rất lâu trước khi Trái Đất có oxygen, chất độc arsenic đã là hợp chất mang hơi thở đến cho sự sống trên hành tinh chúng ta.
Ở sa mạc Atacama của Chile có một nơi gọi là Laguna La Brava. Ở đây, các nhà khoa học đang nghiên cứu một dải vi sinh vật quang hợp màu tím đỏ sống trong một hồ nước siêu mặn không bao giờ có oxygen.
Các thảm vi sinh vật La Brava.
Nhà khoa học địa chất Pieter Visscher ở Trường đại học Connecticut, Mỹ, đã nghiên cứu về các thảm vi sinh vật trong suốt 35 năm qua. Ông cho biết đây là hệ thống duy nhất trên Trái Đất có một thảm vi sinh vật sinh sống hoàn toàn không cần đến oxygen.
Các thảm vi sinh vật, đã hóa thạch thành các stromatolite (cấu trúc bồi tụ hóa sinh phân tầng) có rất nhiều trên Trái Đất từ ít nhất 3,5 tỷ năm trước và trong một tỷ năm đầu tiên, chúng không hề có oxygen để quang hợp.
Video đang HOT
Không ai biết các dạng sự sống này làm thế nào để sống sót qua những điều kiện khắc nghiệt như vậy, nhưng qua tìm hiểu các dạng sống stromatolite và sinh vật ái cực ngày nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số khả năng giúp chúng tồn tại.
Mặc dù sắt, sulphur và hydrogen từ lâu đã được coi là có thể thay thế cho oxygen, nhưng cho đến khi các nhà khoa học khám phá ra mẫu vật chứa arsenic ở hồ Searles và hồ Mono siêu mặn ở California, Mỹ, thì arsenic cũng trở thành một chất trong danh sách thay thế được oxygen.
Kể từ đó, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy các stromalite ở Tumbiana, Tây Úc, cũng chứng tỏ sử dụng ánh sáng và arsenic đã từng là một phương thức quang hợp vào thời kỳ Tiền Cambri. Nhưng các vi sinh vật không hề sử dụng sắt và sulphur theo cách tương tự.
Năm ngoái, các nhà nghiên cứu cũng lại phát hiện ra một dạng sự sống sinh sôi mạnh mẽ ở Thái Bình Dương và dạng sự sống này cũng hít thở arsenic.
Ngay cả các dạng sự sống ở La Brava rất giống với một vi khuẩn lưu huỳnh tía có tên Ectothiorhodospira sp. mới được tìm thấy gần đây trong một hồ nước giàu arsenic ở Nevada và có vẻ như cũng quang hợp bằng cách oxy hóa hợp chất arsenite thành một dạng khác là arsenate.
Cho dù vẫn cần có thêm các nghiên cứu để khẳng định các vi sinh vật ở La Brava cũng trao đổi chất bằng arsenite, nhưng nghiên cứu ban đầu đã cho thấy nước động xung quanh các thảm vi sinh vật này chứa đầy hydrogen sulphide và arsenic.
Nếu nhận định của các nhà nghiên cứu là chính xác và các vi sinh vật ở La Brava thực sự hít thở arsenic thì các dạng sự sống này chính là những sinh vật đầu tiên thở bằng arsenic trong thảm vi sinh vật hoàn toàn và vĩnh viễn không có oxygen, tương tự như những gì chúng ta giả thiết xảy ra trong môi trường vào thời kỳ Tiền Cambri.
Như vậy, những thảm vi sinh vật này là một mô hình có giá trị để hiểu được một số dạng sự sống cổ xưa nhất trên hành tinh chúng ta. Nếu kết quả nghiên cứu này là đúng thì chúng ta cần mở rộng tìm kiếm các dạng sự sống ở nhiều nơi khác nữa. Chẳng hạn như khi tìm kiếm bằng chứng của sự sống trên sao Hỏa, các nhà khoa học sẽ tìm kiếm sắt và có thể là cả arsenic nữa. Và như vậy arsenic không còn chỉ là một chất độc.
Mặt trăng trẻ hơn 85 triệu năm so với suy nghĩ trước đây
Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm hàng không vũ trụ Đức đã phát hiện ra, không chỉ mặt trăng từng có một 'đại dương' đá nóng chảy (magma) khổng lồ, rực lửa, mà vệ tinh của Trái đất cũng hình thành muộn hơn các nhà khoa học dự kiến trước đây.
Hình ảnh mô tả cho thấy mặt trăng được hình thành từ một vụ va chạm xảy ra gần đây hơn so với các nhà khoa học dự đoán. Ảnh: Ron Miller.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm hàng không vũ trụ Đức đã phát hiện ra, không chỉ mặt trăng từng có một "đại dương" đá nóng chảy (magma) khổng lồ, rực lửa, mà vệ tinh của Trái đất cũng hình thành muộn hơn các nhà khoa học dự kiến trước đây.
Hàng tỷ năm trước, một hành tinh có kích thước bằng sao Hỏa đã đâm vào Trái đất non trẻ. Giữa những mảnh vụn và đống đổ nát của vũ trụ, một hình thể đá mới hình thành, đó là mặt trăng.
Trong công trình mới này, các nhà nghiên cứu đã xây dựng lại dòng thời gian hình thành mặt trăng. Trong khi các nhà khoa học trước đây cho rằng vụ va chạm hình thành mặt trăng này đã xảy ra cách đây 4,51 tỷ năm, thì nghiên cứu mới đã chứng minh sự ra đời của mặt trăng chỉ 4,425 tỷ năm trước.
Để xác định 85 triệu năm tuổi bị tính dôi trong thời đại của mặt trăng, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các mô hình toán học để tính toán thành phần của mặt trăng theo thời gian. Dựa trên ý tưởng rằng mặt trăng có một đại dương magma khổng lồ, các nhà nghiên cứu đã tính toán sự biến đổi theo thời gian của các khoáng chất hình thành khi magma nguội đi. Từ đó, các nhà khoa học có thể theo dõi sự hình thành của mặt trăng.
"Bằng cách so sánh thành phần đo được của đá của mặt trăng với thành phần dự đoán của đại dương magma từ mô hình, chúng tôi có thể theo dõi sự tiến hóa của đại dương magma trở về điểm xuất phát của nó, thời điểm mặt trăng được hình thành", nhà khoa học Sabrina Schwinger, Trung tâm hàng không vũ trụ Đức, tác giả của nghiên cứu cho biết trong một tuyên bố .
Những phát hiện này cho thấy mặt trăng hình thành cách đây 4.425 tỷ năm, tương đồng với nghiên cứu trước đây đã liên kết sự hình thành của mặt trăng với sự hình thành lõi kim loại của Trái đất.
"Đây là lần đầu tiên tuổi của mặt trăng có thể được liên kết trực tiếp với một sự kiện xảy ra ở cuối sự hình thành của Trái đất, cụ thể là sự hình thành của lõi", Giáo sư Thorsten Kleine, Viện nghiên cứu về hành tinh học tại Đại học Mnster ở Đức cho biết trong cùng tuyên bố.
Những phát hiện này đã được mô tả trong một nghiên cứu được công bố vào ngày 10-7 trên tạp chí Science Advances.
Những kỳ quan vĩ đại ngoài rạn san hô lớn Cuộc thám hiểm biển sâu gần đây ở Biển San Hô đã tiết lộ một thế giới chưa được biết đến về các loài sinh vật và các đặc điểm địa chất. Rạn san hô Great Barrier ở Biển San Hô của Úc có gì lạ? Khu vực này hầu hết chưa được thăm dò và khám phá cho đến gần đây, khi...