Sự sống đang hiện diện trên mây sao Kim hay sao Mộc?
Các đám mây trên sao Kim luôn thu hút sự chú ý trong những thập niên qua, kể từ khi một học giả Israel cho rằng có lẽ những tầng mây này đang che giấu một thế giới có sự sống.
Sao Mộc (trái) và sao Kim NASA
Khi phi thuyền Venera của Nga chụp những hình ảnh về bề mặt sao Kim năm 1975, người Trái đất chẳng thấy dấu vết gì của sự sống, ngoài sự tồn tại của một hành tinh như “địa ngục”.
Sao Kim được gọi là “chị em sinh đôi” của Trái đất, vì kích thước tương đồng nhau và có lẽ được tạo thành từ những thứ tương tự. Trong quá khứ, sao Kim có thể từng sở hữu các đại dương nước dưới dạng lỏng.
Hình ảnh về bề mặt sao Kim do phi thuyền Nga Venera chụp được VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC NGA
Theo những gì chứng kiến, sao Kim hiện là nạn nhân của hiệu ứng nhà kính. Đây là hành tinh nóng nhất của hệ mặt trời, với nhiệt độ bề mặt trung bình khoảng 462 o C, đủ nóng để làm tan chảy kim loại chì, trong khi khí quyển chứa toàn CO 2 .
Video đang HOT
Thế nhưng, một số nhà khoa học vẫn đặt cược vào các tầng mây của sao Kim. Năm ngoái, một báo cáo tìm được phosphine trong khí quyển hành tinh. Phosphine là dạng khí kém bền, nhưng có liên quan hoạt động sinh học trên Trái đất. Giả thuyết được đặt ra là có lẽ mây sao Kim đang chứa những dạng vi khuẩn nào đó mà con người chưa phát hiện.
Mây sao Kim còn khô hơn sa mạc Sahara
Tuy nhiên, báo cáo mới đăng trên chuyên san Nature Astronomy hôm 28.6 đã dập tắt hy vọng trên. “Những sinh vật có thể chống chọi môi trường khắc nghiệt nhất trên Trái đất cũng không thể sống sót trong những đám mây của sao Kim”, theo tác giả John Hallsworth, nhà vi sinh vật của Đại học Nữ hoàng ở Belfast (Bắc Ireland).
Vấn đề ở đây là nước. Trong quá trình săn lùng sự sống trong vũ trụ bao la, các nhà khoa học hành tinh tìm kiếm sự hiện diện của nước, vốn cần thiết cho sự sống tồn tại. Các đám mây của sao Kim có lẽ là sự khởi đầu tốt, nhưng chúng lại không giống mây trên Trái đất. Mây sao Kim chủ yếu cấu tạo từ những giọt lỏng của axit sulfuric, vô cùng độc hại cho sự sống.
Bên cạnh đó, ở độ cao từ 48 đến 70 km cách bề mặt sao Kim, nơi các tầng mây tụ tập, khu vực này còn khô hạn hơn bất kỳ nơi nào khác trên Trái đất, hơn hẳn sa mạc Sahara.
“Mây sao Kim còn khô hạn hơn cả sa mạc Sahara. Vi khuẩn chịu hạn giỏi nhất của Trái đất cũng không có cơ hội sinh tồn trên sao Kim”, chuyên gia Hallsworth kết luận.
Cận cảnh mây sao Mộc NASA
Sao Mộc mang đến hy vọng
Trong khi đó, khi nhóm của nhà khoa học Hallsworth phân tích hoạt động nước trong khí quyển sao Mộc, họ phát hiện mật độ nước ở đây có thể cho phép vi khuẩn xuất hiện. Đây quả là khám phá bất ngờ.
“Có ít nhất một tầng mây của sao Mộc thỏa mãn yêu cầu về nước”, theo đồng tác giả Chris McKay, nhà khoa học hành tinh của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).
Tuy nhiên, một lần nữa họ nhanh chóng làm rõ hiện vẫn chưa tìm được dấu hiệu sự sống trên hành tinh lớn nhất của hệ mặt trời. Manh mối về nước trong mây sao Mộc chỉ cho thấy dạng sống vi khuẩn trên Trái đất cũng có thể sống ở khu vực này của sao Mộc.
Để xác định liệu sao Mộc hiện dung dưỡng sự sống hay không, các nhà khoa học Trái đất cần mở cuộc nghiên cứu mới về vấn đề này.
Phát hiện hành tinh 'địa ngục', nóng đến nỗi kim loại lập tức bốc hơi
Các nhà khoa học vừa phát hiện một thế giới chẳng khác nào "địa ngục", với sức nóng vượt xa sự tưởng tượng của con người và khiến nó trở thành một trong những hành tinh nóng nhất từng được con người tìm thấy.
Mô phỏng TOI-1431b trên trục quay bất thường của nó ĐẠI HỌC NAM QUEENSLAND
TOI-1431b, còn gọi là MASCARA-5b, được phát hiện cách Trái đất 490 năm ánh sáng. Có kích thước lớn gần gấp đôi sao Mộc, hành tinh này duy trì mức nhiệt độ mà ngay cả các sao lùn đỏ của Dải Ngân hà cũng phải "chào thua".
"Đây quả là một thế giới của địa ngục. Nhiệt độ ở ban ngày lên đến 2.700 o C, trong khi nhiệt độ ở ban đêm cũng không chịu thua kém, ở mức 2.300 o C. Không sự sống nào có thể tồn tại trong môi trường này", theo Đài ABC News hôm 27.4 dẫn lời tiến sĩ Brett Addison, nhà vật lý học thiên thể của Đại học Nam Queensland (Úc).
Trên thực tế, nhiệt độ ở phần ban ngày của hành tinh nóng hơn 40% các ngôi sao của Dải Ngân hà.
Với mức nhiệt độ trên, đa số kim loại đều sẽ lập tức bốc hơi khi xuất hiện trên TOI-1431b. Chẳng hạn, titanium nóng chảy ở nhiệt độ 1.670 o C, platinum ở 1.770 o C , và thép không gỉ từ 1.375 đến 1.530 o C.
TOI-1431b thuộc nhóm các sao Mộc siêu nóng và rất hiếm khi được phát hiện. Nó chỉ mất 2 ngày rưỡi để hoàn tất chu kỳ xoay quanh sao trung tâm. Bên cạnh đó, hành tinh trên còn gây chú ý với quỹ đạo bất thường.
"Trong hệ mặt trời, mọi hành tinh xoay cùng hướng với chiều quay của mặt trời và chúng đều xoay trên cùng một mặt phẳng quỹ đạo. Còn hành tinh mới có quỹ đạo lệch đến nỗi nó xoay ngược hướng với chiều xoay của sao trung tâm", theo tiến sĩ Addison.
Các nhà thiên văn học đã phát hiện TOI-1431b nhờ vào vệ tinh khảo sát các hành tinh ngoài Trái đất (TESS), và phối hợp với dữ liệu thu được từ đài quan sát SONG trên Quần đảo Canary ở Đại Tây Dương.
Giới thiên văn sửng sốt với vụ nổ sao dữ dội "lớn chưa từng thấy" Vụ nổ sao phát ra một tia lửa khổng lồ, mạnh gấp 100 lần bất kỳ tia sáng nào từ Mặt trời. Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện một vụ nổ sao lớn nhất từng được ghi nhận xảy ra trong thiên hà. Ngôi sao Proxima Centauri - hàng xóm gần nhất của Mặt trời đã bắn ra những tia...