Sư phạm không còn là “đất hứa”
Hiện nay đang là thời điểm sinh viên năm cuối bước vào kỳ thực tập. Cũng như những ngành học khác, phần đông sinh viên sư phạm thực tập theo đúng chuyên ngành đào tạo.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ sinh viên thực tập ở những lĩnh vực không liên quan gì ngành học, kể cả những bạn đã làm cam kết theo nghề giáo và được miễn học phí ngay từ đầu năm nhất. Vì sao?
Học một đằng thực tập một nẻo
Minh Trung, cựu sinh viên khoa Cơ khí động lực, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM nhớ lại kỳ thực tập cách đây hơn 3 năm của mình: “Dù học sư phạm cơ khí hơn 4 năm nhưng nhận thấy cơ hội việc làm sau khi ra trường không cao nên hầu hết sinh viên lớp mình đều xin thực tập ở các công ty chuyên về điện lạnh, cơ khí. Kiến thức nghiệp vụ sư phạm gần như bị xếp xó”. Ra trường cũng có vài bạn theo đuổi nghề giáo nhưng công tác ở Trường Trung học Kỹ thuật thực hành – vốn là đơn vị trực thuộc ĐH Sư phạm Kỹ thuật – không lâu, sau đó đều rẽ hướng sang các doanh nghiệp tư nhân.
Tương tự, H.P., sinh viên khóa 2009-2013 Khoa Sư phạm Ngữ văn, ĐH Sư phạm TPHCM cho biết, do ngay từ đầu đã xác định không theo nghề giáo nên dù học sư phạm 4 năm, P. vẫn quyết định thực tập ở một tờ báo lớn của TP.
Chia sẻ với chúng tôi, P. cho biết thêm: “Ngay từ đầu năm nhất, sinh viên lớp mình đã chia làm 2 nhóm. Bạn nào cam kết theo nghề giáo sẽ được Tổ giáo học pháp (bao gồm các giảng viên chuyên ngành phương pháp giảng dạy) dẫn đi thực tập tại các trường THPT trên địa bàn TP. Những bạn không làm cam kết có thể đăng ký thực tập ở những cơ quan trái ngành đào tạo, chỉ cần trình bày cụ thể tên, địa chỉ và lĩnh vực hoạt động của đơn vị đó”.
Video đang HOT
Sinh viên Khoa In và truyền thông Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM trong giờ thực tập. (Ảnh: Mai Hải)
Tuy nhiên, số lượng sinh viên thực tập trái ngành nhiều nhất phải kể đến là Khoa Sư phạm tiếng Anh, ĐH Sư phạm TP. T.Trang, sinh viên đang theo học tại đây, cho biết: “Có một thực tế đáng buồn là hiện nay bạn nào càng giỏi ngoại ngữ càng không có nguyện vọng theo nghề giáo. Mặc dù học sư phạm nhưng ngay từ năm hai, năm ba, các bạn đã nhận làm bán thời gian cho các công ty chuyên về dịch thuật, tư vấn du học hoặc mua bán. Vì vậy, đến học kỳ thực tập, nhiều bạn đăng ký luôn tên công ty mình đang cộng tác, trái ngành cũng là điều khó tránh khỏi”.
Để rồi kết quả sau hơn 4 năm miệt mài đèn sách, cầm trên tay tấm bằng cử nhân sư phạm, số lượng người tiếp tục theo đuổi nghề giáo chiếm chưa đầy 1/3 tổng số sinh viên tốt nghiệp. Điều đó vừa tạo nên một sự lãng phí lớn về nguồn nhân lực, chi phí đào tạo, vừa khiến cho bài toán thừa cử nhân sư phạm, thiếu giáo viên dạy giỏi của TP không tìm ra lời đáp.
Miễn học phí không còn hút sinh viên
TPHCM hiện có 2 đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực sư phạm chính cho thành phố. Đó là ĐH Sư phạm và ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Sinh viên thi đậu vào 2 trường này sẽ được hướng dẫn làm một bản cam kết theo nghề sư phạm để được hưởng ưu đãi miễn 100% học phí. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm trở lại đây, số lượng sinh viên không làm cam kết ngày càng nhiều.
Lại Hoài Nam, giảng viên Khoa Cơ khí động lực, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cho biết: “Không riêng gì khoa Cơ khí động lực mà tất cả khoa khác của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, sinh viên thi đậu vào trường được quyền chọn giữa 2 ngành là sư phạm và khoa học công nghệ. Tuy nhiên, tỷ lệ theo học công nghệ ngày càng áp đảo sinh viên ngành sư phạm. Tại Khoa Cơ khí động lực, tỷ lệ này hiện nay là 1/3, tức 3 em đăng ký học công nghệ mới có 1 em vào sư phạm”.
Ngay cả một cán bộ quản lý (xin được giấu tên) của nhà trường cũng từng chia sẻ, không biết hai chữ “sư phạm” trong tên trường còn duy trì thêm bao lâu nữa. Vị này nói: “Ngay từ những ngày đầu thành lập, chúng tôi đã mang sứ mạng đào tạo giáo viên kỹ thuật, giáo viên nghề bậc đại học và trên đại học cho cả nước, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vậy mà sau hơn 50 năm hoạt động và phát triển, nhiệm vụ này xem ra càng khó thực hiện”.
Sinh viên Khoa Điện – Điện tử Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đang thực hành PLC. (Ảnh: Mai Hải)
Qua đó cho thấy chính sách miễn, giảm học phí đối với ngành sư phạm không còn thu hút được sinh viên. Quan niệm “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” ngày càng trở nên phổ biến. Trong khi đó, chỉ tiêu đào tạo sư phạm hàng năm vẫn ở mức cao, bất chấp tình trạng số lượng lớn cử nhân sau khi ra trường công tác ở những lĩnh vực không liên quan chuyên ngành được đào tạo.
Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục nói riêng và công tác quy hoạch, phân bổ nguồn nhân lực nói chung của TP. Đã đến lúc Bộ GD-ĐT xem xét lại chỉ tiêu đối với ngành sư phạm, dựa vào nhu cầu nhân lực giáo viên thực có ở mỗi địa phương, kết hợp với việc thực hiện rộng rãi hơn chính sách ưu đãi học phí, hỗ trợ việc làm nhằm thu hút thêm nhiều người tài vào ngành sư phạm.
Theo Thu Tâm
SGGP
Tips giúp bạn lựa chọn trường khi du học
Trường đại học nổi tiếng không có nghĩa là tất cả các chuyên ngành được giảng dạy đều tốt. Mỗi trường có một thế mạnh riêng trong giảng dạy.
Khi chúng ta càng có nhiều lựa chọn trong việc du học, chúng ta càng mất nhiều thời gian để nhắc các lựa chọn phù hợp cho mình. Đương nhiên ai cũng muốn học tập tại một trường đại học danh tiếng, hay những trường đại học tọa lạc tại những thành phố xinh đẹp. Tuy nhiên đó không phải là những yếu tố hàng đâu khi bạn cân nhắc những lựa chọn du học của mình. Bạn nên tìm hiểu cả những yếu tố rất quan trọng khác nữa như ngành học, cơ hội thực tập, việc làm hay chi phí...
Trường đại học nổi tiếng không phải là tất cả
Trường đại học nổi tiếng không có nghĩa là tất cả các chuyên ngành được giảng dạy đều tốt. Mỗi trường có một thế mạnh riêng trong giảng dạy vì thế khi bạn biết được mục tiêu học tập của mình là gì, bạn sẽ dựa theo đó để tìm một trường giảng dạy những chuyên ngành đó tốt nhất.
Cần đặt ra các tiêu chí lựa chọn trường phù hợp
Với mỗi sinh viên, họ đặt ra những chỉ tiêu hàng đầu trong việc lựa chọn các trường đại học tùy theo nguyện vọng và mong muốn của bản thân. Một số người quan tâm hàng đầu là danh tiếng của trường đại học, sau đó là chi phí học tập và sinh hoạt, rồi mới tới chuyên ngành họ muốn theo đuổi. Một số khác lại cho rằng danh tiếng của trường rất quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định do họ muốn tìm một trường có uy tín trong chuyên ngành mà họ đang theo đuổi. Đặc biệt là đối với các sinh viên cao học hay nghiên cứu sinh tiến sĩ, việc tìm hiểu về chuyên ngành quan trọng hơn là danh tiếng tổng thể của trường. Các bạn có thể tham khảo các bảng xếp hạng theo môn học/ngành học để có khái niệm về xếp hạng chuyên ngành của các trường.
Theo nhận định chung của các nhà tư vấn về du học thì trước khi đặt chân đến đất nước du học, bạn nên tìm hiểu kỹ về địa lý, khí hậu, con người cũng như ngôi trường mà bạn theo học. Bạn cũng đừng quên tìm hiểu về văn hóa, và thói quen sinh hoạt của người dân bản địa để tránh "sốc văn hóa".
Nên chọn trường theo thế mạnh của ngành mà bạn muốn theo học
Họ cũng khuyến cáo rằng thay vì lựa chọn các trường đại học vì danh tiếng, các sinh viên của chúng ta nên chú trọng vào các trường mà thế mạnh của họ là những chuyên ngành các bạn tìm kiếm. Hơn nữa nếu bạn cố gắng ghi danh vào một trường đại học rất nổi tiếng nhưng sức học của bạn không thể theo kịp thì sẽ có những kết quả không tốt cho việc học tập của bạn. Cũng như việc cạnh tranh trong học tập tại các trường danh tiếng thường rất khốc liệt, nên bạn cần cân nhắc kỹ càng.
Mỗi trường đại học đều có thế mạnh riêng, bạn cần lựa chọn kỹ càng để có môi trường tốt nhất phát triển bản thân cũng như tiết kiệm tiền bạc và thời gian của bạn. Chúc các bạn thành công!
Theo Tiin
Nỗi lo "mùa vụ" của sinh viên năm cuối Sinh viên năm cuối đang phải đối mặt với... cơ man là nỗi lo. Chọn đề tài và giáo viên hướng dẫn Dù bạn thực tập ở các cơ sở liên quan đến ngành học, hay ngồi nhà thu thập tài liệu và làm luận văn, thì rõ ràng điều đầu tiên bạn cần xác định vẫn là đề tài của bản báo...