Sư phạm hồi sinh
Lớp 12C, Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa có 19/24 HS lựa chọn trường sư phạm, nhiều em trúng tuyển vào trường tốp đầu điểm rất cao.
Cô Nguyễn Thị Nhạn (thứ 4 từ trái qua) cùng cựu học sinh lớp 12C, Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa.
Những tấm gương vượt khó
Chúng tôi gặp cô Nguyễn Thị Nhạn (giảng dạy môn Địa lý, Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa) khi tiết dạy vừa kết thúc. Trong trang phục giản dị, khuôn mặt tươi tắn, cô Nhạn hồ hởi chia sẻ về nhiệm kỳ chủ nhiệm lớp thành công với muôn vàn cảm xúc.
Năm 2022, lớp 12C do cô Nhạn chủ nhiệm có gần 100% học sinh trúng tuyển đại học. Chỉ một trường hợp đăng ký đại học dự bị vào khối trường Quân đội. Đặc biệt, theo danh sách thống kê mà nữ giáo viên cung cấp, có tới 19/24 học sinh của lớp trúng tuyển vào trường sư phạm. Trong đó, có nhiều trường tốp đầu, như: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Văn chất lượng cao của Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa)…
“Tôi khá bất ngờ vì sự lựa chọn của các em. Bởi, những năm trước, học sinh thường theo khối ngành Báo chí, Luật hoặc Đông phương học… Tuy nhiên, năm nay phần lớn các em lại chọn ngành Sư phạm. Tôi nghĩ rằng, đây là tín hiệu vui vì có thể bổ sung nguồn nhân lực quan trọng cho ngành Giáo dục nói chung và giáo dục miền núi nói riêng”, cô Nhạn chia sẻ.
Theo cô Nhạn, đa số học sinh của lớp có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chủ yếu sinh sống ở vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Vì vậy, khi mới tiếp nhận lớp, nữ giáo viên không khỏi lo lắng. “Bằng việc gây dựng phong trào học tập sôi nổi, các em đã có sự bứt phá mạnh mẽ ở năm học cuối cấp”, cô Nhạn nói.
Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2021 – 2022, lớp 12C có 9 em tham gia, đều đoạt giải. Trong đó, đáng chú ý nhất là môn Lịch sử với 2 giải Nhất, 1 giải Ba. Kế tiếp là môn Địa lý với 2 giải Nhì, 2 giải Ba và 1 giải Khuyến khích.
Bên cạnh thành tích thi học sinh giỏi, lớp 12C cũng gây ấn tượng mạnh mẽ ở Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 với 23/24 em đạt điểm giỏi các môn thuộc ban Khoa học xã hội; 3 học sinh vinh dự được Sở GD&ĐT Thanh Hóa tặng Giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022.
“Đảm trách vai trò chủ nhiệm lớp trọn vẹn 5 khóa trong hơn 20 năm giảng dạy, mỗi khóa đều để lại trong tôi những cảm xúc đặc biệt. Có những khóa thành công không đến từ thành tích học tập, mà chỉ đơn giản là sự nâng đỡ học trò, từ học sinh cá biệt trở nên hòa đồng, suy nghĩ tích cực. Với lứa học sinh khóa này, tôi cảm nhận được sự nỗ lực kiên cường, vươn lên trước cái khó, cái nghèo của các em”, cô Nhạn bộc bạch.
Video đang HOT
Đặc biệt, nhiều học sinh của lớp là tấm gương điển hình cho nghị lực vượt khó. Cụ thể, em Nguyễn Thị Thúy, quê ở xã Thành Tân (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) thuộc hộ nghèo, từ lúc lọt lòng nữ sinh đã không có được tình yêu thương của bố. Dù gia cảnh khó khăn, nhưng Thúy luôn nỗ lực vươn lên với nhiều năm liên tục đạt học sinh giỏi toàn diện.
Ở Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, nữ sinh dân tộc Mường đạt 29,25 điểm (tổ hợp C19) và 28,75 điểm ở tổ hợp C00 (chưa cộng điểm ưu tiên). Với mức điểm này, Thúy đã trúng tuyển vào Khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nắm bắt được hoàn cảnh của học trò, cô Nhạn đã liên hệ với một số cơ quan thông tấn báo chí; đồng thời, kết nối với các nhà hảo tâm hỗ trợ nữ sinh “hiện thực hóa” giấc mơ đại học. Sau một tháng kêu gọi, cô Nhạn đã thay mặt các nhà hảo tâm trao cho Thúy tổng số tiền gần 53 triệu đồng.
Nữ sinh Phạm Thị Khánh Ly (bìa phải) cùng hai cựu học sinh lớp 12C. Cả ba nữ sinh cùng trúng tuyển vào khối trường sư phạm với số điểm rất cao.
Bổ sung “nguồn” cho giáo dục vùng khó
Cũng theo cô Nhạn, việc học sinh lựa chọn sư phạm thay vì “quay lưng” lại với nghề là tín hiệu đáng mừng. Bởi, sẽ bổ sung nguồn nhân lực dồi dào, hứa hẹn đủ tâm đủ tài cho ngành, nhất là với giáo dục vùng khó.
“Tôi nghĩ rằng, nghề dạy học nếu không đủ đam mê thì thật khó để làm tròn chữ tâm. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, ngoài chú trọng chuyên môn tôi luôn nhắn nhủ học trò của mình về chữ tâm với nghề.
Đặc biệt ở môi trường đặc thù như trường THPT dân tộc nội trú, giáo viên không chỉ giảng dạy trên lớp, mà còn luôn đồng hành cùng các em trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trở thành người mẹ thứ hai”, nữ giáo viên tâm sự.
Là một trong những học sinh đạt số điểm khá cao của lớp 12C với 28,25 điểm ở tổ hợp C00 (Văn: 9,25; Sử; 10 và Địa: 9 điểm), em Phạm Thị Khánh Ly (huyện Thạch Thành) cũng quyết định lựa chọn Khoa Sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
“Lựa chọn sư phạm là ước mơ từ bé của em. Nghề dạy học là nghề cao quý, em cảm nhận được điều đó sau những tình cảm ấm áp mà thầy, cô giáo đã dành cho chúng em. Thầy, cô giáo cũng là người tiếp thêm động lực để em quyết tâm theo nghề”, Ly chia sẻ.
Thầy Phạm Anh Toàn – Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa – cho biết, năm 2022 nhà trường có 166 trong tổng số 174 học sinh trúng tuyển nguyện vọng 1, chiếm tỷ lệ 95,4% (so với năm 2021, tăng 3,8%). Trong đó, tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào khối trường sư phạm chiếm gần 29%. Đặc biệt, lớp 12C do cô Nguyễn Thị Nhạn chủ nhiệm có số lượng học sinh trúng tuyển vào trường sư phạm cao nhất.
“Lý do khiến các em lựa chọn khối ngành sư phạm chủ yếu xuất phát từ niềm đam mê. Bên cạnh đó còn xuất phát từ thực tế, nhất là nhu cầu về giáo viên giảng dạy ở khu vực miền núi. Ngoài ra, với những học sinh vùng núi có hoàn cảnh khó khăn khi lựa chọn sư phạm các em cũng được Nhà nước quan tâm hỗ trợ rất nhiều về chi phí học tập.
Chúng tôi rất an tâm và phấn khởi trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua nhiều chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm”, thầy Toàn chia sẻ.
Bà Bùi Thị Thanh – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa – cho biết, năm học 2022 – 2023, tỉnh Thanh Hóa được giao bổ sung thêm 1.681 biên chế giáo viên. Trên cơ sở số lượng biên chế được bổ sung, thực hiện nhiệm vụ của UBND tỉnh, sở GD&ĐT đã liên hệ đặt hàng với các trường đại học, trong đó có Đại học Hồng Đức, Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa…
Liên kết trường sư phạm với trường mầm non để nâng cao chất lượng đào tạo
Ngày 28/10 tại TPHCM đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế liên kết trường sư phạm với trường mầm non rèn nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên.
Gắn lý luận với thực tiễn
Diễn văn khai mạc của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương TPHCM, Nguyễn Nguyên Bình cho biết: Thực hành thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là hoạt động giáo dục đặc thù của các trường cao đẳng, đại học có đào tạo ngành sư phạm nhằm hình thành, phát triển và rèn luyện phẩm chất, năng lực nhà giáo cho giáo sinh theo mục tiêu đào tạo đã đề ra.
Quá trình thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm giúp người học, cơ sở đào tạo đáp ứng theo nhu cầu xã hội với phương châm "Học đi đôi với hành, gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tiễn". Kết quả thực hành thực tập là một trong những điều kiện bắt buộc nhằm đánh giá khả năng và năng lực của người học, là cơ sở để các nhà tuyển dụng chọn lựa giáo viên mầm non tương lai; đồng thời cũng là tiêu chí chính đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đối với quá trình GD-ĐT nói chung, thực hành nghề nghiệp là một trong những nội dung cốt lõi quyết định chất lượng đào tạo của một chương trình; đối với quá trình giáo dục và đào tạo nghề giáo viên nói riêng, cụ thể là nghề giáo viên mầm non, các cơ sở đào tạo - trường sư phạm luôn đặt công tác tổ chức thực hành rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ở vị trí quan trọng không thể thay thế.
TS Vũ Thanh Bình - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Môi trường - Bộ GD&ĐT đánh giá cao Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương TPHCM đã có sáng kiến tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế được tổ chức. Đây là dịp để các nhà quản lý giáo dục, cơ sở đào tạo giáo viên mầm non cùng chia sẻ, thảo luận kinh nghiệm về những vấn đề xoay quanh mạng lưới liên kết giữa trường sư phạm với trường mầm non để tổ chức thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành GDMN.
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương TPHCM Nguyễn Nguyên Bình.
Theo đánh giá, các báo cáo tham luận tại Hội thảo hết sức đúng và trúng vấn đề, đó là bàn về các vấn đề liên kết các trường sư phạm để phát huy thế mạnh đào tạo giáo viên mầm non. Những tham luận tại hội thảo đại diện cho các địa bàn trường sư phạm khác nhau trên cả nước tập trung vào các nhóm nội dung chính thể hiện nhu cầu và sự cần thiết của việc liên kết trường sư phạm với trường mầm non để rèn nghiệp vụ cho sinh viên sư phạm mầm non.
Chia sẻ kinh nghiệm hay
Bên cạnh đó, nhóm cơ sở lý luận và thực trạng về xây dựng mô hình, mạng lưới liên kết giữa trường sư phạm với trường mầm non để tổ chức thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành GDMN. Nội dung mang tính chất nền tảng, cơ bản đáp ứng được việc mô tả một phần cơ sở lý luận và thực trạng ở các địa phương khác nhau về xây dựng mô hình, mạng lưới liên kết giữa trường sư phạm với trường mầm non để tổ chức thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành GDMN.
Nhóm những giải pháp và bài học kinh nghiệm trong xây dựng mạng lưới, mô hình liên kết giữa trường sư phạm với trường mầm non để tổ chức thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành GDMN của các cơ sở đào tạo trong nước và trên thế giới. Là những bài học kinh nghiệm từ hoạt động thực tập trong đào tạo giáo viên mầm non tại một số quốc gia trên thế giới, mô hình trong đào tạo giáo viên mầm non ở Đại học Quebec - Canada.
Tham luận tại Hội thảo của đại diện Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương Hà Nội.
Đây là bức tranh khá sinh động và nhiều màu sắc và chi tiết hơn, có tác dụng gợi ý, bổ sung thêm các mô hình, mạng lưới liên kết đa dạng, thật sự đáp ứng quá trình tìm kiếm giải pháp, học tập kinh nghiệm về xây dựng mạng lưới, mô hình liên kết giữa trường sư phạm với trường mầm non để tổ chức thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành GDMN.
Nhóm những góc nhìn, cách tiếp cận cụ thể góp phần trong việc xây dựng mạng lưới, mô hình liên kết giữa trường sư phạm với trường mầm non để tổ chức thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non. Đây là góc nhìn theo quan điểm, phương pháp giáo dục mầm non theo STEAM, STEINER đến cách tiếp cận thông qua các học phần, giờ chơi ngoài trời, giờ ngủ của trẻ hoặc các trò chơi vận động.
Ngoài ra, nhóm nội dung này cũng ghi nhận các bài viết từ góc nhìn của một quan sát viên trường Đại học Bắc Colorado, những yêu cầu cần đạt với vai trò giáo viên sư phạm trưởng đoàn, giáo viên mầm non hướng dẫn thực tập và cách thức quản lý chương trình thực hành thực tập có áp dụng công nghệ thông tin theo xu hướng hiện nay.
Một trong những yếu tố đảm bảo chất lượng của quá trình thực hành thực tập là sợi dây liên kết giữa trường sư phạm và cơ sở GDMN nhằm rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành GDMN. Xây dựng được mạng lưới liên kết giữa trường sư phạm và trường mầm non để tổ chức công tác thực hành thực tập có chất lượng, hiệu quả, linh hoạt cho sinh viên ngành GDMN rèn nghề sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non, bổ sung cho ngành GDMN lực lượng giáo viên có kỹ năng nghề cao, góp phần đáp ứng nhu cầu xã hội.
Tín hiệu vui Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước hiện có hơn 50 trường đại học đào tạo giáo viên. Quy mô đào tạo chính quy trên 50 nghìn giáo sinh. Ảnh minh họa Internet. Năm 2021 chứng kiến sự quay trở lại tốp đầu của nhóm ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên với số lượng thí sinh đăng ký...