Sự ngạo mạn nguy hiểm ở biển Đông
Trước tình trạng Trung Quốc ngày càng có hành vi ngang ngược ở biển Đông, giới chuyên gia kêu gọi ASEAN đoàn kết và Mỹ nên phản ứng mạnh hơn.
Tàu hải cảnh Trung Quốc hiện diện phi pháp trong vùng biển Việt Nam – Ảnh: Mai Thanh Hải
Ngày 18.5, tờ South China Morning Post (Hồng Kông) đăng bài viết của nhà bình luận kỳ cựu Philip Bowring ở Hồng Kông với tựa đề Sự ngạo mạn nguy hiểm của Trung Quốc ở biển Đông liên quan tới vụ Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào vùng biển Việt Nam.
Mở đầu bài viết, ông Bowring chỉ trích hành vi hiện nay của Trung Quốc liên quan đến các nước xung quanh biển Đông là “hung hăng, ngạo mạn, mang tính chủ nghĩa bá quyền Đại Hán”. Ông khẳng định đó không phải cách thể hiện lòng tự hào quốc gia mà là bôi nhọ lòng yêu nước. Bài viết chỉ ra rằng Trung Quốc không chỉ “nhe nanh” với Việt Nam và Philippines mà còn nhắm tới Indonesia bằng yêu sách đường lưỡi bò phi lý.
Nhà bình luận Bowring còn nêu rõ rằng lập luận của Trung Quốc nói giàn khoan Hải Dương-981 hoạt động vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa “thuộc chủ quyền” của nước này cũng rất yếu về mặt pháp lý. Ông phân tích Hoàng Sa “nằm trong diện tranh chấp” trong thời gian dài kể từ khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1974 và Trung Quốc “không bao giờ thường trú” ở đó nên so với Việt Nam, họ không có cơ sở vững chắc để đòi hưởng quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
Video đang HOT
Căn cứ trá hình
Bài viết của nhà báo Bowring là bài bình luận mới nhất trong số hàng loạt ý kiến của giới chuyên gia lên án hành vi ngang ngược của Trung Quốc. Mới đây, nhà phân tích Dean Cheng cảnh báo trên website của Tổ chức Nghiên cứu The Heritage (Mỹ) rằng hành động đặt giàn khoan Hải Dương-981 là “hồi chuông cảnh tỉnh” cho các nước về tuyên bố bành trướng của Trung Quốc. Theo ông Cheng, về mặt chính trị thì đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, giàn khoan dầu cũng có chức năng tương tự căn cứ hải quân hay tàu sân bay. Đó là khẳng định sự hiện diện và thị uy. Một bằng chứng là khi lần đầu tiên đưa Hải Dương-981 xuống biển Đông hồi năm 2012, Chủ tịch Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc Vương Nghi Lâm tuyên bố: “Những giàn khoan nước sâu lớn là lãnh thổ quốc gia di động”.
Trong khi đó, nhà phân tích Ely Ratner tại Trung tâm an ninh Mỹ (CNAS) cho rằng việc Trung Quốc gây căng thẳng với Việt Nam trong thời điểm này chứng tỏ yêu cầu cấp bách về chính trị và đối nội đã lấn át tính logic trong chiến lược của Bắc Kinh. Nói cách khác, Trung Quốc quyết định đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam mà không hề lường hết được hậu quả tiềm ẩn. Ông Ratner còn cảnh báo Trung Quốc ngày càng cố hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền và đã ngang ngược tới mức “không buồn kiếm cớ” là bị các nước láng giềng “khiêu khích”, theo báo mạng Business Insider.
Mỹ phản ứng “chưa đủ”
Dù Bộ Ngoại giao Mỹ và Nhà Trắng cũng đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích vụ giàn khoan, một số ý kiến cho rằng cách phản ứng của chính quyền Tổng thống Barack Obama vẫn còn chưa đủ mức. Trang tin Washington Free Bacon dẫn lời cựu quan chức ngoại giao Mỹ và chuyên gia về Trung Quốc John Tkacik cảnh báo Washington “có nguy cơ để tình trạng Trung Quốc hiếp đáp trên biển Đông vượt kiểm soát”. Theo ông Tkacik, Mỹ phải nhắc nhở Trung Quốc một cách rõ ràng là nước này đã vi phạm Tuyên bố của các bên về ứng xử ở biển Đông và phải gửi một thông điệp bằng hành động để Trung Quốc hiểu họ không thể độc chiếm biển Đông.
Tương tự, trong bài bình luận đăng trên tờ The Washington Post, hai chuyên gia Elizabeth Economy và Michael Levi cũng cho rằng Mỹ phải tuyên bố rõ vị thế thật sự của mình trong vụ này. Ngoài ra, theo hai chuyên gia, Mỹ và ASEAN cần có phản ứng thống nhất đối với các hành động đơn phương ở khu vực đang có tranh chấp. Bài viết còn nhấn mạnh: “Việt Nam đã cam kết giải quyết tranh chấp hòa bình và nếu Trung Quốc không đáp lại, Mỹ nên sẵn sàng ngỏ lời hỗ trợ Việt Nam. Điều này sẽ giúp hạ nhiệt căng thẳng khu vực”.
Trung Quốc chuẩn bị lập ADIZ ở biển Đông ? Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Peter Paul Galvez cảnh báo rằng việc Trung Quốc xây dựng công trình được cho là đường băng trên đảo đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam có thể là bước đầu tiên trong kế hoạch lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở biển Đông, theo Đài TV5. Trước đó, website của Viện Nghiên cứu SAAG (Ấn Độ) đăng bài của tiến sĩ Subhash Kapila dự báo bước đi quân sự kế tiếp của Trung Quốc sẽ là tuyên bố lập ADIZ ở biển Đông. Minh Trung
Nghị sĩ Mỹ, Pháp lên án Trung Quốc Hạ nghị sĩ Mỹ Jason Chaffetz vừa ra thông cáo cảnh báo vụ Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép ở vùng biển Việt Nam “đang gây quan ngại sâu sắc”. “Đó là động thái mới nhất trong số hàng loạt hành động của Bắc Kinh góp phần gây ra cảm giác bất ổn ở khu vực. Trong chuyến thăm gần đây, tôi biết rằng nhân dân Việt Nam mong muốn sống trong hòa bình và phồn thịnh”, thông cáo viết. Ngoài ra, trong bức thư gửi Đại sứ Việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Pháp – Việt, thượng nghị sĩ Christian Poncelet đã lên án hành động của Trung Quốc, theo TTXVN. Ông Poncelet khẳng định vùng biển mà Trung Quốc đặt giàn khoan “nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa” của Việt Nam và nhấn mạnh hành động đó trái với các văn kiện song phương quy định phải tôn trọng quyền chủ quyền của Việt Nam. Trước đó, Thị trưởng thành phố Choisy-le-Roi của Pháp là Didier Guillaume cũng viết thư bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam, đồng thời lấy làm tiếc về hành động phi pháp của Trung Quốc.
Theo TNO
Hạm đội biển Đen Nga sẽ nhận tàu sân bay trực thăng Mistral
Tư lệnh Hạm đội biển Đen của Nga Alexander Vitko hôm nay 13.5 tuyên bố hạm đội này sẽ nhận một tàu sân baytrực thăng lớp Mistral do Pháp đóng.
Tàu sân bay trực thăng lớp Mistral - Ảnh: AFP
"Trong tương lai, chúng tôi dự kiến sẽ nhận 6 tàu hộ vệ tiên tiến thuộc dự án 11356, 6 tàu ngầm và một tàu chiến lớp Mistral", ông Vitko nhấn mạnh, nhưng không nói rõ sẽ nhận chiếc Mistral khi nào, theo Tân Hoa xã.
Thông tin trên được đưa ra không lâu sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết Moscow đang có kế hoạch chi hơn 2,4 tỉ USD để tăng cường sức mạnh cho Hạm đội biển Đen trước năm 2020.
Hồi năm 2011, Nga đã ký một hợp đồng với Pháp mua 2 chiếc tàu lớp Mistral, với tổng trị giá 1,58 tỉ USD. Theo đó, Nga sẽ nhận chiếc đầu tiên trong năm nay và chiếc còn lại vào năm 2015.
Hôm qua 12.5, Pháp khẳng định sẽ hoàn tất hợp đồng trên, dù quan hệ giữa phương Tây và Nga đang xấu đi do khủng hoảng Ukraine.
Tàu chiến lớp Mistral có thể chở 16 trực thăng, 4 tàu đổ bộ, 70 xe bọc thép và 450 binh sĩ.
Theo TNO
Mỹ điều máy bay tìm 200 nữ sinh Nigeria Giới chức Mỹ hôm qua thông báo đã triển khai máy bay trinh sát tới Nigeria và đang chia sẻ hình ảnh vệ tinh với chính phủ nước sở tại trong sứ mệnh tìm kiếm hơn 200 nữ sinh bị các tay súng thuộc tổ chức Hồi giáo cực đoan Boko Haram bắt cóc ngày 14.4. Ảnh minh họa Một quan chức Mỹ...